Trang chủ Chính trị - Xã hội
10:38 | 26/03/2018 GMT+7

Việt Nam đóng góp tích cực vì hợp tác, phát triển tiểu vùng Mekong

aa
Từ ngày 29-31/3, Việt Nam sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6 và Hội nghị cấp cao hợp tác khu vực tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) lần thứ 10 tại Hà Nội. Việt Nam đã tham gia hợp tác ngay từ giai đoạn đầu, tích cực đóng góp có trách nhiệm vào hầu hết các sáng kiến hợp tác của tiểu vùng, mang nhiều kết quả tích cực về phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, cũng như góp phần gia tăng liên kết kinh tế khu vực.

viet nam dong gop tich cuc vi hop tac phat trien tieu vung mekong

Hội nghị Bộ trưởng Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 22 (GMS-22) tại Hà Nội. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế tiểu vùng

Chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng được khởi xướng năm 1992 với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Các nước thành viên gồm: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc (với 2 tỉnh đại diện là Vân Nam và Quảng Tây). Tiểu vùng Mekong mở rộng là một khu vực được gắn kết với nhau bởi dòng sông Mekong, có diện tích 2,6 triệu km2 và dân số khoảng 340 triệu người. Hợp tác kinh tế được đánh giá là cơ chế hợp tác có hiệu quả hàng đầu trong các cơ chế hợp tác tại tiểu vùng Mekong.

Hội nghị Bộ trưởng GMS họp thường niên, luân phiên tại các nước thành viên của hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng. Hội nghị Bộ trưởng các nước GMS tập trung xem xét tình hình và thống nhất các giải pháp thúc đẩy hợp tác và liên kết kinh tế trong tiểu vùng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam là cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt Nam về hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng, là Trưởng đoàn Việt Nam tại các Hội nghị Bộ trưởng GMS. Cho tới nay, GMS đã tổ chức được 22 hội nghị Bộ trưởng và 5 hội nghị thượng đỉnh.

Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng với mục tiêu dài hạn là thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc), đưa tiểu vùng Mekong mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á.

Nguyên tắc hợp tác và lựa chọn dự án tiểu vùng Mekong là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống nhân dân trong tiểu vùng. Các chương trình và dự án cần phản ánh sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, giảm đói nghèo và bảo vệ môi trường. Các dự án có thể thu hút một số quốc gia trong tiểu vùng Mekong mở rộng và không nhất thiết phải bao gồm tất cả 6 nước. Các sáng kiến và các quyết định liên quan đến các dự án tiểu vùng được các nước liên quan thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Việc cải tạo hoặc khôi phục những cơ sở hạ tầng hiện có được ưu tiên cao hơn việc xây dựng các cơ sở mới.

Việc tài trợ cho các dự án từ nguồn Chính phủ và tư nhân đều được khuyến khích. Các nước thành viên GMS cần thường xuyên gặp gỡ trao đổi để duy trì động lực thúc đẩy tiến trình hợp tác phát triển. Các dự án hợp tác sẽ không làm tổn hại lợi ích của bất kỳ quốc gia nào, dù là lợi ích đã có hoặc sẽ có trong tương lai.

Chiến lược hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng về cơ bản dựa trên ba trụ cột: kết nối hạ tầng, tăng cường khả năng cạnh tranh, kết nối cộng đồng (môi trường, y tế, giáo dục).

Thời gian qua, hợp tác GMS được triển khai trên các lĩnh vực: Giao thông vận tải, năng lượng, môi trường, nông nghiệp, du lịch, đầu tư, thương mại và phát triển nhân lực. Trong đó, lĩnh vực giao thông vận tải được triển khai mạnh nhất, với sự hình thành của các hành lang kinh tế Bắc Nam, Đông-Tây... và các nước đã ký Hiệp định tạo thuận lợi cho công tác vận chuyển hành khách, hàng hóa qua biên giới tiểu vùng Mekong mở rộng. Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng đang triển khai Khung Chiến lược hợp tác mới 2012-2022.

Kết nối giao thông, tăng cường thương mại, đầu tư

Việt Nam đã tham gia tích cực và đóng góp vào hầu hết các sáng kiến hợp tác của GMS. Tính đến tháng 12/2017, các dự án hợp tác trong GMS tại Việt Nam có quy mô đạt khoảng 6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng số khoản vay/trợ cấp của GMS. Lĩnh vực giao thông chiếm 87%; phát triển đô thị 7,9%; y tế và bảo trợ xã hội 2,7%; nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên 3,7%; công nghiệp và thương mại 0,4%; thuận lợi hóa thương mại và vận tải 0,2%.

Về hợp tác giao thông vận tải, Việt Nam là mắt xích quan trọng trong việc hình thành các hành lang kinh tế GMS và đã tham gia vào 3 tuyến hành lang kinh tế chính là: Bắc-Nam, Đông-Tây và hành lang ven biển phía Nam. Việc kết nối các tuyến hành lang qua lãnh thổ Việt Nam giúp Việt Nam tối đa hoá các lợi ích kinh tế thu được từ kết nối giao thông, tăng cường thương mại và đầu tư trong các vùng dọc theo các hành lang kinh tế.

Nhiều dự án giao thông do ADB tài trợ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như tuyến đường TP Hồ Chí Minh-Mộc Bài đưa vào sử dụng tháng 11/2005, bao gồm cả việc xây dựng hai trạm kiểm soát biên giới tại cửa khẩu biên giới Bà Vẹt và Mộc Bài. Dự án tài trợ hành lang Đông-Tây, đoạn đường từ Đông Hà-Lao Bảo hoàn thành năm 2005. Dự án Hành lang Côn Minh-Hải Phòng và Dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai được phê duyệt vào tháng 12/2015 và hoàn thành vào tháng 5/2010.

Đường cao tốc dài nhất Việt Nam, tuyến Nội Bài-Lào Cai, khai trương vào tháng 9/2014 và là một phần trong dự án hành lang kinh tế Bắc-Nam đã mang lại giá trị kinh tế lớn. Con đường cao tốc kết nối thủ đô Hà Nội với biên giới Trung Quốc tại Lào Cai, dài 244 km về phía Tây bắc, giảm thời gian đi lại từ 7 giờ xuống còn 3 giờ.

viet nam dong gop tich cuc vi hop tac phat trien tieu vung mekong

Ảnh minh họa.

Cùng với việc hoàn tất xây dựng hầm đường bộ Hải Vân và nâng cấp cảng Đà Nẵng do Nhật Bản tài trợ, cũng như việc hoàn thành xây dựng cầu quốc tế Mekong thứ hai nối Mụcđahản (Thái Lan) và Savanakhet (Lào) vào cuối năm 2006 đã thông tuyến giao thông của hành lang kinh tế Đông-Tây nối liền đường bộ từ Thái Lan-Lào-Việt Nam đi ra Biển Đông.

Một số dự án khác như tuyến hành lang phía Bắc giá trị 75 triệu USD đoạn từ Thanh Hóa nối sang Lào và Thái Lan, tuyến hành lang phía Nam giá trị 25,5 triệu USD đoạn quốc lộ 80 và 63 nối Việt Nam và Campuchia...

Việc thực hiện Hiệp định Giao thông xuyên biên giới GMS đã mang lại các kết quả tích cực, cho phép giải phóng nhanh các loại hàng hóa thông thường và rút ngắn thời gian xử lý thông quan cho người, phương tiện và hàng hóa. Việt Nam đã thông qua Hiệp định Giao thông xuyên biên giới GMS vào năm 1999, tới nay đã thông qua tất cả các phụ lục của Hiệp định.

Từ năm 2012, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành cấp phép cho các phương tiện của nhau dọc tuyến Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng và Hà Nội-Nam Ninh-Thâm Quyến. Trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây, Việt Nam, Thái Lan và Lào đã ký Bản ghi nhớ mở rộng tuyến đường nối tới thủ đô của ba nước và hai cảng biển lớn là Laem Chabang và Hải Phòng.

Nhiều hợp tác thiết thực

Trong lĩnh vực điện năng, Việt Nam tham gia ký kết và thực hiện Kế hoạch Tổng thể Khu vực về liên kết điện năng trong GMS. Hợp tác phát triển năng lượng GMS giúp Việt Nam xác định, chuẩn bị và đầu tư cho các sáng kiến ưu tiên nhằm thúc đẩy thương mại điện năng, cũng như thiết lập các thể chế theo định hướng đảm bảo an ninh năng lượng trong tiểu vùng Mekong mở rộng.

Ngoài ra, việc tham gia các cuộc họp của Ủy ban điều phối thương mại năng lượng khu vực GMS cũng giúp Việt Nam cập nhật tình hình phát triển thị trường và kế hoạch ngành năng lượng của các nước GMS, tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật từ ADB và phối hợp hài hòa chính sách với các nước GMS. Việt Nam đã phối hợp với các nước láng giềng GMS để tận dụng các thỏa thuận thương mại về điện trong tiểu vùng; chia sẻ thông tin về thăm dò, sản xuất và truyền tải các nguồn năng lượng. Việt Nam cũng mở rộng việc tiếp cận điện năng tới các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng nguồn cung cấp năng lượng.

Về hợp tác phát triển nguồn nhân lực (y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề và di cư), các nước GMS coi việc kiểm soát các bệnh dịch truyền nhiễm xuyên biên giới như SARS, cúm gia cầm, HIV/AIDS và các bệnh dịch khác như bại liệt, sốt rét và lao là một trong những ưu tiên hàng đầu của hợp tác y tế. Việt Nam tham gia dự án Hỗ trợ kỹ thuật của ADB cho các nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Dự án này đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tăng cường năng lực ngăn ngừa lan truyền dịch bệnh xuyên biên giới và phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia nghiên cứu các giải pháp xóa bỏ ma túy trong GMS…

Trong lĩnh vực môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam tham gia Chương trình Môi trường trọng điểm với mục tiêu giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình phát triển kinh tế tiểu vùng. Từ năm 2014, hợp tác GMS cũng triển khai sáng kiến vận tải xanh, với các dự án thí điểm ở Lào, Thái Lan và Việt Nam nhằm nghiên cứu việc hạn chế lượng khí thải carbon từ hoạt động vận tải. ADB cũng hỗ trợ việc thiết lập hành lang đa dạng sinh học qua biên giới giữa tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc)...

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư của GMS, hợp tác nông nghiệp, du lịch, viễn thông mang lại những hiệu quả thiết thực.

Những năm qua, hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng đã giúp tăng cường kết nối và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa các nước, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên, ứng phó với những thách thức chung của khu vực, thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với sự phát triển bền vững tại tiểu vùng Mekong mở rộng.

Theo Vietnam+

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thủ tướng: Hội nhập để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vượt lên

Thủ tướng: Hội nhập để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vượt lên

Tối 7/4, kết luận hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài tăng cường kết nối kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam với các nước để thích ứng tốt hơn với tình hình, chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế, triển khai Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 24/1/2025 của Bộ Chính trị và bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về hội nhập quốc tế trong tình hình mới...
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài long trọng tổ chức Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone

Sáng 7/4/2025, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
Giai đoạn mới trong quan hệ hữu nghị Việt Nam - Burundi

Giai đoạn mới trong quan hệ hữu nghị Việt Nam - Burundi

Chuyến thăm của Tổng thống Burundi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước

Đọc nhiều

Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội XIV

Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội XIV

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang chuẩn bị tốt các nội dung, kế hoạch, tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đây là thời điểm vô cùng quan trọng, mang tính bước ngoặt để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới.
Tăng cường gắn kết và hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản phát triển

Tăng cường gắn kết và hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản phát triển

Ngày 6/4 Liên hiệp hội người Việt Nam tại Nhật Bản (Liên hiệp hội) đã tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2025 - 2028, thảo luận và đề ra phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới nhằm tăng cường gắn kết và hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản phát triển.
Ấm áp nghĩa tình Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền nước bạn

Ấm áp nghĩa tình Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền nước bạn

Nhân dịp Tết cổ truyền Chaul Chnam Thmay của Campuchia và Bunpimay của Lào năm 2025, nhiều đoàn công tác của Việt Nam đã tổ chức các hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí và tặng quà cho người dân hai nước bạn.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tinh thần gắn kết cộng đồng

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tinh thần gắn kết cộng đồng

Thời Hùng Vương vẫn lung linh huyền sử. Vua Hùng vừa huyền ảo vừa hiện thực, là biểu tượng vừa hư vừa thực của cội nguồn dân tộc. Nhưng tín ngưỡng thờ Vua Hùng là biểu hiện rất thực của tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Tín ngưỡng thờ Hùng Vương là điểm hội tụ văn hóa tâm linh và sức mạnh đại đoàn kết Việt Nam.
Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Từ ngày 2-6/4, tàu H.T.M.S NARRESUAN (FFG-421) cùng đoàn công tác Vùng 1 Hải quân Hoàng gia Thái Lan do Phó Đô đốc Arpa Chapanont, Tư lệnh Vùng 1 Hải quân Hoàng gia Thái Lan làm trưởng đoàn, đã thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân (TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Ngày 1 và 2/4, đoàn kiểm tra Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng làm trưởng đoàn đến kiểm tra tháng đầu huấn luyện tại các đơn vị trực thuộc Vùng đóng quân trên địa bàn TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Sáng 2/4, các Biên đội tàu 263, 261 (thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với các Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Phiên bản di động