Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
13:24 | 06/02/2022 GMT+7

Việt Nam chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu: Cảnh báo của tự nhiên

aa
Các hiện tượng thời tiết cực đoan và tình trạng nước biển dâng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, thậm chí đe dọa sự tồn vong của nhiều quốc gia, cộng đồng dân cư.
Phản ứng của Việt Nam về việc Hoa Kỳ công bố Báo cáo về các ranh giới biển Phản ứng của Việt Nam về việc Hoa Kỳ công bố Báo cáo về các ranh giới biển
Việt Nam ghi nhận việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo số 150 về các ranh giới biển… Việt Nam một lần nữa đề nghị các Bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý,…
Các nước ASEAN đối mặt nhiều thách thức do biến đổi khí hậu Các nước ASEAN đối mặt nhiều thách thức do biến đổi khí hậu
Một báo cáo của Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) và Đại học Glasgow (Anh) công bố tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã chỉ rõ mối đe dọa kinh tế do thảm họa khí hậu đối với khu vực Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhấn mạnh những tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan tại khu vực này.

Viet Nam chung tay ung pho voi bien doi khi hau: Canh bao cua tu nhien hinh anh 1

Lực lượng đoàn viên, thanh niên xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa hưởng ứng trồng cây đước ở rừng ngập mặn ven đầm Thủy Triều. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)

Cùng với phòng, chống đại dịch COVID-19, vấn đề biến đổi khí hậu đã thực sự trở thành thách thức lớn nhất và trở thành vấn đề khẩn cấp đối với nhân loại trên toàn cầu.

Điều đó đã được thể hiện qua khẩu hiệu “Đoàn kết thế giới để ứng phó với biến đổi khí hậu” của Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) được tổ chức thành công tại Vương quốc Anh với những cam kết hành động mạnh mẽ cùng với sự quyết tâm cao của toàn nhân loại.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Để chiến thắng trong cuộc chiến toàn cầu với biến đổi khí hậu, đoàn kết toàn cầu là cách thức duy nhất, chúng ta cùng bàn, cùng làm và cùng chiến thắng: Bắt đầu từ ý chí, nhận thức và giải pháp, tổ chức thực hiện cho đến đảm bảo nguồn lực. Những cam kết và hành động mang tính lịch sử của tất cả chúng ta hôm nay sẽ giúp để lại một hành tinh xanh, một không gian sinh tồn bền vững và hạnh phúc cho tất cả các thế hệ mai sau.”

Nhân dịp này, phóng viên TTXVN thực hiện 3 bài viết: "Việt Nam chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu."

Bài 1: Cảnh báo của tự nhiên

Các hiện tượng thời tiết cực đoan và tình trạng nước biển dâng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đến sự phát triển bền vững, thậm chí đe dọa sự tồn vong của nhiều quốc gia và cộng đồng dân cư.

Sự cảnh báo này của tự nhiên buộc chúng ta phải hành động mạnh mẽ, có trách nhiệm và không chậm trễ trên phạm vi toàn cầu.

Hiện tượng thời tiết cực đoan

Tác động khốc liệt hiện hữu của biến đổi khí hậu ở khắp các châu lục ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình, an ninh và sự phát triển thịnh vượng ở nhiều khu vực trên thế giới.

Những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang tạo ra những tranh chấp tài nguyên thiên nhiên giữa các cộng đồng dân cư, buộc hàng chục triệu người phải tha hương tìm sinh kế, kích hoạt các mối đe dọa xuyên biên giới về an ninh sinh thái, môi trường, lương thực hay nguồn nước.

Báo cáo về khí hậu do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố ngày 25/10/2021 cho thấy, mật độ khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển đã tăng lên mức kỷ lục mới trong năm 2020 và tăng nhiều trong năm 2021.

Tổ chức Khí tượng Thế giới cảnh báo, với việc khí phát thải tiếp tục tăng cùng với việc nhiệt độ tăng cao, con người có thể hứng chịu thêm nhiều thời tiết cực đoan như nắng nóng gay gắt, mưa lớn, băng tan hay mực nước biển tăng. Tất cả điều này sẽ gây ra những tác động kinh tế-xã hội nghiêm trọng.

Theo dự thảo báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu tới đời sống nhân loại đã đưa ra những con số đáng báo động.

Trong giai đoạn 2015-2019, ước tính 166 triệu người, chủ yếu tại châu Phi và Trung Mỹ, cần được viện trợ nhân đạo do tình trạng thiếu lương thực khẩn cấp liên quan tới tác động của biến đổi khí hậu.

Do các hiện tượng thời tiết cực đoan, sức lao động của con người sẽ giảm, theo đó số ngày làm việc trong năm của phần lớn người dân tại Nam Á, khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara và nhiều vùng ở Trung và Nam Mỹ sẽ giảm 250 ngày vào năm 2100.

Nếu không giảm lượng khí thải, hơn 85 triệu người ở châu Phi cận sa mạc Sahara vào năm 2050 sẽ mất nhà cửa do tác động của biến đổi khí hậu.

Nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 1,5 độ C, số lượng người bị ảnh hưởng do lũ lụt tại Colombia, Brazil và Argentina sẽ tăng cao gấp 2-3 lần, tại Ecuador và Uruguay tăng gấp 4 lần và tại Peru sẽ tăng gấp 5 lần.

Trong khi đó, tại châu Á, dự báo số người buộc phải rời bỏ nhà cửa vì các tác động của biến đổi khí hậu sẽ tăng gấp 6 lần trong giai đoạn 2020-2050.

Trong báo cáo thường niên về tình hình khí hậu ở châu Á, Tổ chức Khí tượng Thế giới nêu rõ, nhiệt độ trung bình ở châu Á trong năm 2020 cao hơn 1,39 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1981-2010.

Thời tiết khắc nghiệt và tình trạng biến đổi khí hậu xảy ra trên khắp châu Á trong năm vừa qua đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, khiến hàng triệu người khác phải di dời chỗ ở, tiêu tốn hàng trăm tỷ USD, đồng thời tàn phá cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái.

Các trận lũ lụt và bão xảy ra năm 2020 đã ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người dân châu Á, trong đó 5.000 người thiệt mạng. Bên cạnh đó, thời tiết khắc nghiệt cũng để lại những hệ lụy kinh tế-xã hội như: thời gian di dời do thảm họa thời tiết tại một số khu vực ở châu Á bị kéo dài khiến nhiều người dân không thể trở về nhà hoặc tái hòa nhập cộng đồng. Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao được dự báo cũng dẫn đến quỹ thời gian làm việc ngoài trời bị rút ngắn, gây thiệt hại hàng tỷ USD…

Theo Báo cáo Đánh giá khí hậu quốc gia, Việt Nam có lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến, địa hình đa dạng và phức tạp, nên có sự khác biệt khá lớn về khí hậu giữa các vùng miền.

Việt Nam hằng năm hứng chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn gây cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khí hậu diễn biến bất thường kèm theo các thiên tai mang tính cực đoan đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của người dân và ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế đất nước.

Trong năm 2020, thiên tai diễn ra không theo quy luật, dị thường, khốc liệt. Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Việt Nam đã xảy ra 16 loại hình thiên tai, cụ thể có 13 cơn bão trên biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố, trong đó 9 đợt có diện rộng tại 21 tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Trung Bộ; 120 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6-22/10 tại khu vực Trung Bộ; 86 trận động đất, trong đó có 2 trận động đất với rủi ro thiên tai cấp 4 (tại Mường Tè, Lai Châu ngày 16/6 với độ lớn 4.9; tại Mộc Châu, Sơn La ngày 27/7 với độ lớn 5.3); hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại Đồng bằng sông Cửu Long…

Đặc biệt, cuối năm 2020, miền Trung đã phải gồng mình gánh chịu thiên tai: Lũ chồng lũ, bão chồng bão với những mất mát vô cùng to lớn về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Năm 2021, Việt Nam đã xảy ra 9 cơn bão, 3 áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, 139 trận động đất nhẹ, 326 trận mưa đá, dông lốc, sét; 174 trận mưa lớn, lũ cục bộ, trong đó 9 trận lũ ống, lũ quét, 163 vụ sạt lở bờ sông, 11 đợt nắng nóng và 19 đợt không lạnh, gió mùa Đông Bắc.

Tính đến ngày 10/11/2021, thiên tai đã làm 108 người chết, mất tích, 95 người bị thương; 306 nhà sập đổ hoàn toàn, 8.953 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 374.672 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 176.590 ha lúa, rau màu và 14.146 ha cây trồng bị thiệt hại; 298 km đê, kè, kênh mương hư hỏng, sạt lở; 511km đường giao thông sạt lở... Ước tính giá trị thiệt hại hơn 5.244 tỷ đồng.

Tác động do biến đổi khí hậu đang trở thành nguyên nhân gây ra những thách thức an ninh khí hậu, nguy cơ tiềm ẩn đối với ổn định và phát triển đất nước, tạo ra những làn sóng di cư.

Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới Petteri Taalas nhấn mạnh, con người cần biến cam kết thành hành động, để từ đó cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Con người không có thời gian để mất và cần có những thay đổi cần thiết để ngăn chặn tình trạng này, ngay cả khi những thay đổi này được trả bằng tiền hoặc được thực hiện bằng công nghệ.

Những cam kết mạnh mẽ

Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã diễn ra ở Vương quốc Anh có đại diện của gần 200 quốc gia tham gia thảo luận cách thức ứng phó với thách thức chung là vấn đề ấm lên toàn cầu.

Viet Nam chung tay ung pho voi bien doi khi hau: Canh bao cua tu nhien hinh anh 2

hủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Phát biểu tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo bày tỏ hết sức lo ngại trước những tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với trái đất, đồng thời tái khẳng định nhân loại cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức ở 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, cộng đồng quốc tế cần hành động khẩn cấp ngay từ bây giờ và có những cam kết mạnh mẽ hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa để ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay.

Hội nghị đạt được những cam kết quan trọng như: 147 quốc gia đã đưa ra cam kết đưa phát thải ròng bằng “0” vào giữa thế kỷ 21 này. 25 quốc gia khác và nhiều định chế tài chính Tuyên bố chung dừng sử dụng nguồn lực công hỗ trợ phát triển điện than phát CO2 ra khí quyển từ 2022…

Ngoài ra, 22 quốc gia đã ký cam kết sản xuất 100% xe mới không phát thải cho thị trường chủ yếu từ năm 2035 và cho thị trường khác từ năm 2040. 140 quốc gia tham gia cam kết không khai thác gỗ từ rừng và bảo vệ rừng từ năm 2030.

Hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm ít nhất 30% phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2020, đồng thời áp dụng kiểm kê khí methane theo cách thức tốt nhất; thực hiện kế hoạch quốc gia giảm phát thải methane, kiểm điểm hàng năm.

Để hoàn tất Hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận, các quốc gia đã thông qua Gói Thỏa thuận Khí hậu Glasgow, hoàn thiện cơ bản Bộ Quy tắc hướng dẫn thi hành Thỏa thuận Paris đã được xây dựng từ năm 2016 đến nay và đã được thông qua một phần tại Hội nghị COP24 năm 2018 tại Ba Lan và Hội nghị COP25 năm 2019 tại Tây Ban Nha.

Tuy mục tiêu huy động 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng mức tài chính hỗ trợ cho hoạt động thích ứng, xử lý tổn thất và thiệt hại chưa được như mong muốn, nhưng có thể nói, Hội nghị COP26 đã thành công, khẳng định một xu thế mới là: hành động mạnh mẽ, cùng nhau thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức an toàn cho phát triển bền vững của hành tinh.

Tại Hội nghị, nhiều sáng kiến đã được công bố thu hút nhiều quốc gia tham gia, trong đó có các sáng kiến quan trọng như: Cam kết giảm phát thải methane toàn cầu; tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; tuyên bố chấm dứt sản xuất phương tiện giao thông chạy xăng, dầu từ nay đến năm 2040…

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính kêu gọi tất cả các quốc gia cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính trên cơ sở nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và năng lực của từng quốc gia, phải có công bằng, công lý về biến đổi khí hậu.

Thủ tướng cho rằng tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực đóng vai trò rất quan trọng để thực hiện thành công Thỏa thuận Paris. Các quốc gia phát triển cần thực hiện đầy đủ các cam kết tài chính đã đưa ra, đồng thời khẩn trương đề ra mục tiêu tài chính tham vọng hơn nữa cho giai đoạn sau năm 2025.

Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) được coi là cơ hội để đoàn kết cả thế giới trong nỗ lực thực hiện cam kết giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Hội nghị đã đạt được thành công nhất định khi có nhiều nước ký cam kết giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính với một loạt thỏa thuận riêng rẽ về loại bỏ các nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường như than đá, chấm dứt các hoạt động đầu tư cho ngành nhiên liệu hóa thạch và cắt giảm khí thải methane.../.

Phản ứng của Việt Nam về việc Hoa Kỳ công bố Báo cáo về các ranh giới biển Phản ứng của Việt Nam về việc Hoa Kỳ công bố Báo cáo về các ranh giới biển
Việt Nam ghi nhận việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo số 150 về các ranh giới biển… Việt Nam một lần nữa đề nghị các Bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý,…
Các nước ASEAN đối mặt nhiều thách thức do biến đổi khí hậu Các nước ASEAN đối mặt nhiều thách thức do biến đổi khí hậu
Một báo cáo của Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) và Đại học Glasgow (Anh) công bố tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã chỉ rõ mối đe dọa kinh tế do thảm họa khí hậu đối với khu vực Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhấn mạnh những tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan tại khu vực này.
Bắc Ninh bàn giải pháp ứng phó với biến chủng Omicron Bắc Ninh bàn giải pháp ứng phó với biến chủng Omicron
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhất là trước nguy cơ biến chủng mới Omicron xâm nhập vào nước ta, sáng 20/12, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị bàn các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Theo TTXVN/Vietnam+
Nguồn: www.vietnamplus.vn

Tin bài liên quan

Sóng nhiệt mạnh bao trùm châu Á, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng

Sóng nhiệt mạnh bao trùm châu Á, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng

Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar và Thái Lan nằm trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khi nắng nóng làm gián đoạn các hoạt động kinh tế và nông nghiệp, buộc trường học phải đóng cửa.
Nắng nóng kỷ lục bao trùm châu Á, châu Âu thời tiết bất thường

Nắng nóng kỷ lục bao trùm châu Á, châu Âu thời tiết bất thường

Nắng nóng kỷ lục bao trùm châu Á, châu Âu thời tiết bất thường cùng với nhiều nơi khác khiến tháng 4 năm nay có thể là tháng nóng kỷ lục liên tiếp của Trái đất.
Đại sứ Pháp Olivier Brochet: sẽ nỗ lực triển khai hiệu quả ba lĩnh vực hợp tác trụ cột

Đại sứ Pháp Olivier Brochet: sẽ nỗ lực triển khai hiệu quả ba lĩnh vực hợp tác trụ cột

Chiều 4/4, tiếp Đại sứ Pháp Olivier Brochet nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hai bên thúc đẩy triển khai kết quả điện đàm cấp cao giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Emmanuel Macron tháng 10/2023, cũng như các cơ chế hợp tác liên ngành giữa hai nước.

Các tin bài khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Chiều 23/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Theo Thủ tướng, sau gần 6 thập kỷ hình thành và phát triển, có thể khẳng định chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay và cũng chưa bao giờ phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay.
Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Thắng lợi của chiến dịch Ðiện Biên Phủ (7/5/1954) là thành quả của nhiều nhân tố, trong đó có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Ðảng, Tổng Quân ủy, trực tiếp là Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy Mặt trận Ðiện Biên Phủ. Trên cương vị là Bí thư Ðảng ủy-Chỉ huy trưởng, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò quan trọng trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ.

Đọc nhiều

Hơn 1 triệu tỷ đồng tiền của các ngân hàng đang đổ vào thị trường bất động sản

Hơn 1 triệu tỷ đồng tiền của các ngân hàng đang đổ vào thị trường bất động sản

Tính đến 28/02/2024, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.113.673 tỷ đồng, tăng gần 21.000 nghìn tỷ đồng so với ngày 31/12/2023.
Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Tối 27/4, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), 15 tác phẩm văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân” do hội viên và cộng tác viên của ...
7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Tắm tượng phật, té nước cầu may, buộc chỉ cổ tay… là những nghi lễ truyền thống được thực hiện tại chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước ...
Phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 tại Kansai, Nhật Bản

Phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 tại Kansai, Nhật Bản

Chiều ngày 26/4/2024, tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka đã tổ chức lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài ...
Nghĩa tình quân dân trong ngày nắng hạn

Nghĩa tình quân dân trong ngày nắng hạn

Đến với huyện Trần Văn Thời, U Minh và Thới Bình của tỉnh Cà Mau những ngày cuối tháng 4/2024, nhiều kênh, rạch cạn khô, nhiều công trình giếng khoan cũng đã cạn kiệt, hoa màu héo khô, bà con thiếu cả nước ngọt để ăn, uống. Không khí cỗi cằn nơi đây đã trở nên xốn xang, thấm đẫm hơn khi đón nhận dòng nước mát được trao gửi từ những người lính Hải quân.
Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Tối 27/4, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), 15 tác phẩm văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân” do hội viên và cộng tác viên của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kiên Giang sáng tác đã được giới thiệu đến đông đảo cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị thuộc Vùng 5 Hải quân trên địa bàn TP. Phú Quốc.
Bạn bè quốc tế tham gia cuộc thi cứu hộ biển tại Đà Nẵng

Bạn bè quốc tế tham gia cuộc thi cứu hộ biển tại Đà Nẵng

Ngày 27/4, tại Đà Nẵng diễn ra Hội thi cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2024. Sự kiện thu hút 48 vận động viên đến từ 12 đội thi, trong đó có 5 đội thi quốc tế đến từ Úc, Myanmar, Phillipines, Malaysia tham gia.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Phiên bản di động