Việt Nam cần có thêm nhiều cơ chế, chính sách thu hút các nhà khoa học hàng đầu
Hội nghị được tổ chức nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và 10 năm hoạt động của Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE). Chương trình có sự tham gia của 56 nhà khoa học quốc tế và Việt Nam, đại diện cho 158 nhà khoa học đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây đều là những những chuyên gia đầu ngành, những tên tuổi lớn trong cộng đồng khoa học quốc tế.
Các nhà khoa học tại buổi gặp mặt. (Ảnh: vov.vn) |
Dẫn đầu đoàn các nhà khoa học tham dự buổi gặp mặt là Giáo sư Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và GS. Lê Kim Ngọc, Chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam tại Pháp.
Giáo sư Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam. (Ảnh: vov.vn) |
Bàn luận về những vấn đề trọng tâm trong nghiên cứu khoa học hiện nay của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, các nhà khoa học khẳng định Việt Nam có nhiều cơ hội và tiềm năng để phát triển nghiên cứu khoa học, phục vụ sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy Việt Nam cần tạo điều kiện tốt nhất để phát triển giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, trong đó chú trọng khoa học cơ bản…
Tại hội nghị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao những đóng góp của GS. Trần Thanh Vân, GS. Lê Kim Ngọc cũng như các nhà khoa học Hội Gặp gỡ Việt Nam trong suốt 30 năm qua cho khoa học, giáo dục tại Việt Nam.
Chủ tịch nước cũng cho rằng dự án Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) do GS. Trần Thanh Vân triển khai đã đạt nhiều thành tựu. Trung tâm đã kết nối, liên kết hợp tác đào tạo hiệu quả, hỗ trợ nhiều hoạt động khoa học, đào tạo nhân lực chất lượng cao, từ đó dẫn dắt, truyền cảm hứng, mở ra các hướng nghiên cứu, phát triển mới, tạo điều kiện cho sinh viên, thế hệ trẻ Việt Nam.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham gia Hội nghị khoa học quốc tế “Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ". (Ảnh: vov.vn) |
Với tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao, Việt Nam luôn xác định khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Chủ tịch nước mong muốn thời gian tới, Việt Nam tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các nhà khoa học quốc tế, các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài các nhà khoa học kiều bào. Thông qua hợp tác và kết nối, giao lưu có thể vun đắp, hỗ trợ, tạo cảm hứng, dẫn dắt trong nghiên cứu khoa học cho các nhà khoa học trẻ của Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Đồng thời, Chủ tịch nước khẳng định cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp để tạo điều kiện, cơ chế thu hút các nhà khoa học quốc tế đến với Việt Nam nhiều hơn, bền chặt hơn. Đặc biệt, phát huy được tiềm năng, xây dựng được các mạng lưới quy tụ các nhà khoa học Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài về cống hiến cho đất nước, cho nền khoa học và giáo dục nước nhà, cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam phồn thịnh, phát triển bền vững.
Đại học East Anglia (UAE – Anh) tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sinh viên quốc tế nghiên cứu khoa học Đại học East Anglia (University of East Anglia – UEA) – một trong 30 trường đại học hàng đầu của Vương quốc Anh – đang mang đến cho sinh viên quốc tế những cơ hội thực sự để đi đầu trong nghiên cứu khoa học làm thay đổi thế giới ngay tại khuôn viên rộng 360 mẫu Anh của trường ở Norwich. |
Nâng cao hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của nữ trí thức Tăng cường đầu tư Nhà nước, tăng cường hợp tác quốc tế, xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý,… là những giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia và đóng góp của nữ trí thức trong lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN) được các đại biểu đưa ra thảo luận tại Hội thảo có chủ đề “Nâng cao hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học (NCKH) của nữ trí thức để phát triển đất nước: Thực trạng và Giải pháp” diễn ra vào ngày 6/4 tại Hà Nội. |