Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
15:00 | 21/08/2017 GMT+7

Vì sao ngành khoáng sản phát triển lại khiến ngành tế tự Mông Cổ tăng nhanh chóng mặt?

aa
Đối với những người dân Mông Cổ, các nghi lễ với thầy tế tự (Shaman) đã trở thành một nét văn hóa truyền thống tại đây, nhất là khi việc khai thác quá đà tài nguyên thiên nhiên trước cơn khát khoáng sản từ Trung Quốc đã tàn phá môi trường nơi đây.

Người Mông Cổ tin rằng tất cả vạn vật đều có linh hồn của riêng chúng, từ cành cây, ngọn cỏ cho đến những viên đá và Thầy tế tự là những người có thể giao lưu với những linh hồn này. Hệ thống Shaman được coi là một trong những văn hóa tín ngưỡng thuộc hàng cổ nhất của chủ nghĩa duy linh.

Tuy nhiên, các tế tự đã bị cấm hành nghề từ thập niên 1970 do bị coi là mê tín cho đến thời gian gần đây. Việc nền kinh tế gặp khó khăn sau thời gian tăng trưởng bong bóng phụ thuộc quá nhiều vào khoáng sản cũng như xuất khẩu hàng hóa thô cho Trung Quốc đã khiến người dân Mông Cổ dần quay lại với tín ngưỡng này.

Hiện tại, số người hành nghề tế tự tại Mông Cổ đang tăng chóng mặt. Thậm chí, nhiều chuyên gia cho biết tại các thành phố lớn như thủ đô Ulaanbaatar, các thầy tế tự giờ đi đầy đường.

Năm 1990, số liệu của hiệp hội liên minh Shaman (CUS) cho biết toàn Mông Cổ chỉ có 10 tế tự vào thời điểm đó nhưng con số này đã tăng lên đến hơn 20.000 người hiện nay so với tổng dân số khoảng hơn 3 triệu người.

Thậm chí, những sách báo, truyền hình thực tế về Shaman ngày nay cũng lan tràn ở Mông Cổ. Các Shaman trở thành những người chơi truyền hình, những ngôi sao giải trí khi được bố trí thi đấu với nhau, xem ai đoán trúng những vật thể giấu trong hộp kín nhất.

vi sao nganh khoang san phat trien lai khien nganh te tu mong co tang nhanh chong mat

Nghi lễ tế tự đầu xuân của người Mông Cổ

Ngành dịch vụ Tế tự

Tại các vùng nông thôn Mông Cổ, thảo nguyên bao la và vùng trời rộng lớn là tất cả những gì người dân nhìn thấy và không có gì đáng ngạc nhiên khi thời tiết, khí hậu và môi trường ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống du mục của người dân. Điều này giải thích tại sao văn hóa Shaman lại có thể tồn tại và phát triển lâu đến như vậy.

Tuy nhiên, khoảng 1,4 triệu người Mông Cổ đã di chuyển đến sinh sống tại các thị trấn và thành phố, chiếm 50% tổng dân số nhưng văn hóa Shaman không hề mất đi, nếu không muốn nói là ngày càng phát triển. Khoảng 2/3 dân số Mông Cổ là người theo Đạo Phật nhưng 90% dân số có niềm tin nhất định với văn hóa Shaman.

Một trong những nguyên nhân chính khiến Tế tự vẫn trường tồn và thậm chí bùng nổ mạnh mẽ trong văn hóa Mông Cổ là khai khoáng. Đầu thập niên 2010, kinh tế Mông Cổ bùng nổ do tác động từ ngành khai mỏ. Tăng trưởng đạt 20% mỗi năm và trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới khi đó.

Chính điều này đã thúc đẩy sự bùng nổ của những “Tế tự”, những người cho rằng họ có thể giao tiếp được với những linh hồn của các khu mỏ, qua đó thực hiện các nghi lễ đảm bảo những “thần mỏ” này không gây ảnh hưởng ngược lại môi trường.

Luận thuyết của những Shaman này là nhằm bảo vệ môi trường, nhưng việc làm của họ dường như không chống lại các hoạt động khai thác quá đà ở Mông Cổ. Ngược lại, nhờ nguồn tiền đầu tư từ những công ty khai thác mỏ cũng như các khách hàng giàu có khác, nghề Shaman cho những khu mỏ trở thành ngành dịch vụ phát triển tại đây.

Bên cạnh đó, chủ nghĩa dân tộc tại Mông Cổ cũng thúc đẩy văn hóa Shaman khi Đạo Phật được coi là tín ngưỡng được nhập khẩu từ Trung Quốc trong khi các tế tự mới là biểu tượng văn hóa quốc gia. Rất nhiều tổ chức dân tộc cực đoan tại Mông Cổ đã được thành lập trong khi nhiều nhà hoạt động xã hội cũng như môi trường ở đây bị tiêm nhiễm tư tưởng dân túy.

Trong khi đó, nhiều người Mông Cổ không nhận thấy sự bất hợp lý của Shaman khi những Tế tự mới vào nghề phải trả khoản học phí tối thiểu 840 USD cho các Shaman bề trên để được truyền thụ và giảng dạy. Nói cách khác, một số chuyên gia cho rằng sự tịnh hành văn hóa Tế tự chỉ là một dấu hiệu cho việc thiếu giáo dục cũng như kiến thức.

Bất chấp điều đó, người dân Mông Cổ vẫn tin tưởng vào văn hóa lâu đời này của họ. Nếu du lịch đến đây, du khách có thể dễ dàng bắt gặp người dân tìm đến Shaman để thực hiện các nghi lễ tâm linh, và thậm chí họ có thể đòi lại tiền nếu nghi lễ đó không đem lại hiệu quả.

vi sao nganh khoang san phat trien lai khien nganh te tu mong co tang nhanh chong mat

Nghi lễ của thầy tế tự Byambadorj

Vị Shaman nổi tiếng nhất Mông Cổ

Vào buổi sáng đầu tiên của mùa xuân tại Mông Cổ, hàng trăm người dân đã tụ tập quanh vị tế tự Byambadorj để chiêm ngưỡng nghi thức của vị Shaman nổi tiếng nhất đất nước này. Rất nhiều du khách đã lái xe đến khu rừng phía Bắc Mông Cổ, nơi diễn ra nghi thức để chiêm ngưỡng nét đặc sắc văn hòa này.

Tất nhiên, người dân nơi đây cũng tận dụng để chào bán hàng rong, trang sức, áo choàng da thú hay thậm chí là tổ chức cho thuê bãi đậu xe.

Thành viên của CUS cũng có mặt trong buổi lễ này. Đây là hoạt động thường xuyên của hiệp hội khi số lượng các Shaman ngày một lớn và ai cũng cam đoan rằng họ có thể giao lưu với những linh hồn. Bởi vậy, nhiệm vụ của các thành viên CUS là đảm bảo các quy trình tế tự được diễn ra chính xác theo truyền thống cũng như xác định khả năng tế lễ của các Shaman. Ngoài ra, một nhiệm vụ vô cùng trọng yếu khác là thu thuế từ những hoạt động của các Shaman này.

Quay trở lại với hoạt động tế lễ của Byambadorj, CUS không hài lòng mấy với các quy trình của vị Shaman này nhưng chả thể làm gì khác bởi ông Byambadorj là vị tế tự nổi tiếng toàn quốc, qua đó đóng góp một lượng lớn thuế qua các nghi thức.

vi sao nganh khoang san phat trien lai khien nganh te tu mong co tang nhanh chong mat

Khách hàng chờ đến lượt tư vấn với Shaman Byambadorj

vi sao nganh khoang san phat trien lai khien nganh te tu mong co tang nhanh chong mat

Tế tự Byambadorj tư vấn cho khách hàng.

Sinh ra trong một gia đình chăn nuôi ở miền nam tỉnh Khovd năm 1946 và được hướng dẫn vào nghề tế tự này từ người chú của mình. Trong thời kỳ văn hóa Shaman bị cấm, ông Byambadorj đã bí mật thực hiện các nghi lễ và bắt đầu giảng dạy công khai vào thập niên 1990 khi các lệnh cấm dần được bãi bỏ.

Ngoài thu nhập từ những nghi lễ, Shaman Byambadorj còn thực hiện các dịch vụ cầu chúc hay tư vấn tâm linh cho người dân Mông Cổ, những người muốn xin sự tốt lành, những người chủ mỏ khai thác muốn xin tư vấn tâm linh hay đơn giản là muốn chữa bệnh. Mức giá cho các dịch vụ này giao động từ 8,5 USD đến 150 USD.

Một nguồn thu nhập khác của Byambadorj là đào tạo các học viên muốn tham gia nghề này. Những học viên sẽ theo phục giúp Byambadorj trong các nghi lễ cũng như những buổi tư vấn cho đến khi được người thầy của mình xác nhận là đã tốt nghiệp. Tất nhiên, các tế tự mới này sẽ phải thanh toán một khoản tiền không nhỏ cho người thầy của mình khi đã được cấp chứng chỉ chứng nhận họ đủ khả năng làm một Shaman.

AB

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Những phương tiện di chuyển tại Đài Loan

Những phương tiện di chuyển tại Đài Loan

Hệ thống phương tiện công cộng ở Đài Loan cực kì phát triển và tiện lợi. Hãy lưu ngay những kinh nghiệm di chuyển và đi lại tại Đài Loan dưới đây sẽ giúp trải nghiệm du lịch của bạn thú vị hơn đó nha.
Kinh nghiệm đổi tiền Đài Loan khi đi du lịch

Kinh nghiệm đổi tiền Đài Loan khi đi du lịch

Việc đổi tiền Đài Loan là một trong những bước quan trọng để bạn có một chuyến du lịch suôn sẻ. Đừng quên lưu lại kinh nghiệm đổi tiền Đài Loan vào cẩm nang du lịch trước khi lên đường để kịp thời sử dụng khi cần thiết.
Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 21/4/2025

Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 21/4/2025

Con số may mắn hôm nay 12/4/2025 cho 12 cung hoàng đạo mang lại nhiều may mắn tài lộc. Cùng khám phá con số may mắn của từng cung để chuẩn bị tốt nhất cho những cơ hội và thách thức sắp tới.
Lưu ý để chọn ảnh chuẩn đẹp làm hộ chiếu online năm 2025

Lưu ý để chọn ảnh chuẩn đẹp làm hộ chiếu online năm 2025

Ảnh hộ chiếu là yếu tố quan trọng trong quy trình làm hộ chiếu. Vậy làm sao để chọn ảnh vừa đẹp, vừa chuẩn theo quy định làm hộ chiếu online năm 2025? Dưới đây là một số thông tin cần lưu ý.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga trong thỏa thuận hòa bình với Ukraine; Mỹ công bố 10.000 trang hồ sơ liên quan đến vụ ám sát Robert F. Kennedy năm 1968; Ukraine-Nga sẽ trao đổi gần 500 tù nhân... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 19/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Kết nối hợp tác công nghệ cao giữa doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Kết nối hợp tác công nghệ cao giữa doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 18/4 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Trung Nguyễn Hoàng Anh đã tiếp Đoàn Ủy ban Quản lý Khu Công nghệ cao Đại Liên (Trung Quốc), do ông Hồ Phàm - Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đoàn. Hai bên cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao, khoa học, đổi mới sáng tạo...
Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã có bài viết chia sẻ về những bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới.
Nâng cao nhận thức về biển, đảo cho phụ nữ tỉnh Kiên Giang

Nâng cao nhận thức về biển, đảo cho phụ nữ tỉnh Kiên Giang

Từ ngày 14-18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang tổ chức tuyên truyền biển, đảo năm 2025 cho các cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh.
Giao lưu "Khăn hồng hữu nghị" gắn kết thiếu nhi biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Giao lưu "Khăn hồng hữu nghị" gắn kết thiếu nhi biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Tham quan Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, vẽ nón lá Việt Nam, làm gốm sứ... là những hoạt động Đoàn đại biểu thiếu nhi Trung Quốc được tham gia trải nghiệm tại Chương trình giao lưu "Khăn hồng hữu nghị thiếu nhi biên giới Lạng Sơn (Việt Nam) - Quảng Tây (Trung Quốc)" diễn ra ngày 16/4 tại tỉnh Lạng Sơn.
Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Sáng 16/4, Biên đội Tàu 015-Trần Hưng Đạo và Tàu 016-Quang Trung (Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân) cùng đoàn công tác Hải quân Việt Nam đã rời Quân cảng Bắc Hải (Trung Quốc), tham gia tuần tra liên hợp lần thứ 38 trên vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc.
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Phiên bản di động