Với gần 17,6 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, Việt Nam không chỉ phục hồi gần như hoàn toàn so với thời kỳ trước đại dịch mà còn vượt qua hàng loạt điểm đến nổi tiếng khác trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore và Indonesia. Theo báo Tempo của Indonesia, tốc độ phục hồi du lịch ngoạn mục của Việt Nam gắn liền với những chính sách thị thực cởi mở và chiến lược quảng bá hiệu quả.
Ngày 20/02, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) phối hợp với các đơn vị tổ chức họp báo giới thiệu chương trình nghệ thuật vì khí hậu - Hạ Long 2025 (Art for climate festival - HaLong 2025).
Triển lãm tranh "Di sản Hà Nội - Sapa" trưng bày 26 bức tranh được vẽ bằng chất liệu màu nước của giảng viên, sinh viên các trường kiến trúc Thái Lan. Triển lãm do Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Hội đồng các Trưởng khoa các trường kiến trúc của Thái Lan tổ chức.
Việt Nam tiếp tục giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng điểm đến du lịch cho gia đình có trẻ em dưới 10 tuổi của Hàn Quốc, nhờ khí hậu ấm áp, các hoạt động giải trí đa dạng và các khu nghỉ dưỡng cao cấp.
Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng (xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) diễn ra trong hai ngày 8-9/2. Nhiều du khách quốc tế hào hứng trải nghiệm nghề truyền thống đan thúng, dệt chiếu... của làng.
Hai hãng hàng không của Nga là Azur Air và Aeroflot đang lên kế hoạch mở các đường bay thẳng đến Cam Ranh (Khánh Hòa).
Đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ sáu của tỉnh Bình Định được vinh danh.
Theo trang en.tempo.co (Indonesia), năm 2024, lượng khách du lịch đến Việt Nam sau đại dịch COVID-19 đã phục hồi 98%, là mức độ phục hồi cao nhất ở Đông Nam Á. Ở vị trí thứ hai là Malaysia (94%), Thái Lan (88%), Singapore (86%), Indonesia (86%) và Philippines (72%).
Ngày 6/2, nền tảng du lịch trực tuyến Booking.com công bố danh sách "10 điểm đến thân thiện nhất thế giới" thuộc khuôn khổ Traveller Review Awards lần thứ 13. Tỉnh Kiên Giang là điểm đến duy nhất của Việt Nam nằm trong danh sách này.
Ngày 6/2, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Công văn số 418/BVHTTDL-VHCS nhằm lưu ý các địa phương không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân, xã hội và Nhà nước; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn sông nước, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh công cộng.
Nền văn hóa đa dạng và phong phú của Việt Nam được phản ánh rõ nét trong ẩm thực, kiến trúc, nghệ thuật và âm nhạc, đó là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, tờ Diario LaR của Uruguay đưa tin.
Mặc dù trời mưa nặng hạt, nhiều du khách nước ngoài vẫn khoác áo mưa và thích thú hòa mình tham gia Lễ hội Cầu Bông ở Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, thành phố Hội An) - nơi vừa được Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) trao giải thưởng Làng du lịch tốt nhất thế giới năm 2024.
Từ ngày 9-13/3, tỉnh Đắk Lắk sẽ tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới" tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh.
Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hoạt động du lịch trên cả nước diễn ra sôi động, nhộn nhịp trên hầu khắp các điểm đến trên cả nước với nhiều sản phẩm du lịch mới thu hút du khách trong nước và quốc tế tới tham quan, trải nghiệm.
Hằng năm cứ đến dịp giao thừa bước sang năm mới, hàng vạn người dân và du khách thập phương lại cùng nhau kéo về trẩy hội Phủ Na hay còn gọi là Na Sơn Động Phủ (thuộc xã Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá) để dâng hương tưởng nhớ công đức của các vị anh hùng dân tộc đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, xin lộc, cầu may.
Bộ sách song ngữ Hà Nội - Sài Gòn du ký là bộ sách độc đáo kết hợp giữa yếu tố du ký, tranh truyện, mang đến cho độc giả một hành trình thú vị khám phá vẻ đẹp và văn hóa đặc sắc của hai thành phố nổi tiếng nhất Việt Nam: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.