
Vai trò "tấm khiên" của chính quyền địa phương trong ngăn chặn nạn buôn người
![]() |
Người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ người lao động nhập cư Indonesia, ông Rinardi khẳng định các đối tượng buôn người phải bị trừng trị theo pháp luật với hình thức nghiêm khắc nhất. (Nguồn: Antara). |
Theo người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ người lao động nhập cư Indonesia (BP2MI), ông Rinardi, các trưởng thôn và các quan chức địa phương cần có trách nhiệm bảo vệ người dân trước những nguy cơ bị lừa đảo đưa sang nước khác làm việc.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 15/6 ở thủ đô Jakarta, ông Rinardi nhấn mạnh, Luật số 18 năm 2017 về Bảo vệ người lao động nhập cư Indonesia quy định rằng chính quyền địa phương ở cấp làng xã chịu trách nhiệm bảo vệ người lao động nhập cư.
Điều này có nghĩa là chính quyền ở các thôn làng nên tham gia công tác hướng dẫn và thông báo cho người dân về những con đường tìm việc làm hợp pháp ở nước ngoài.
“Chúng tôi kêu gọi những cư dân Indonesia mong muốn làm việc ở nước ngoài tuân thủ các thủ tục làm việc theo luật và chỉ lựa chọn những cách thức hợp pháp, theo quy định của Luật số 18 năm 2017”, ông Rinardi nói.
Các tổ chức tội phạm buôn người thường dụ dỗ nạn nhân bằng những lời chào mời việc nhẹ lương cao còn các nạn nhân thường rời khỏi đất nước một cách bất hợp pháp, không có thị thực hoặc giấy phép lao động do cơ quan chức năng cấp phép.
Ông Rinardi cho hay, các đối tượng lừa đảo "thậm chí còn đưa thêm tiền cho gia đình khi thành viên của họ đi làm việc ở nước ngoài. Số tiền này nằm trong khoảng 5 triệu-15 triệu Rupiah (335–1.005 USD) và vì áp lực kinh tế, gia đình sẽ không từ chối".
Các nạn nhân của nạn buôn người thường được thuê làm những công việc nặng nhọc trong gia đình, trang trại hoặc nhà máy ở nước ngoài mà không có hợp đồng lao động xác định hoặc lịch trình cố định và được "trao đổi" từ chủ này sang chủ khác.
Do đó, vị quan chức BP2MI bày tỏ "hy vọng rằng các tổ chức liên quan đến mạng lưới buôn người ảnh hưởng đến những người lao động nhập cư Indonesia sẽ phải đối mặt với công lý và nhận những bản án nặng nề".
![]() Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam-Pháp lần thứ 12 dự kiến diễn ra từ ngày 13 đến 16/4 tới. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh năm 2023, hai nước kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược. |
![]() Nhân dịp UNFPA công bố báo cáo Tình trạng Dân số thế giới năm 2023, ông Björn Andersson, Giám đốc Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã có bài viết với nhan đề "Quyền con người phải là trọng tâm của mọi chính sách về dân số". Tạp chí Thời Đại trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. |
Các tin bài khác

Cấp vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia phục vụ phòng, chống thiên tai năm 2025

Xuất cấp gạo cho 3 tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên

Việt Nam cam kết triển khai chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh

Đà Nẵng hỗ trợ Quảng Nam xóa nhà tạm, nhà dột nát và an sinh xã hội
Đọc nhiều

Dự án của WVI góp phần cải thiện đời sống cho người nghèo, trẻ em ở Thanh Hóa

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực

Tết cổ truyền ấm áp của lưu học sinh Lào, Campuchia trên đất Việt

Thanh niên Việt - Trung gặp gỡ, chia sẻ lý tưởng và kinh nghiệm phát triển
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
