Tưởng niệm những binh phu có công ra Hoàng Sa cắm mốc, dựng bia chủ quyền của Việt Nam
Xây dựng Trường Sa thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội; thành trì bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc Sau một ngày khảo sát thực địa, sáng 13/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội năm 2021, nhiệm vụ năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trước mắt là xây dựng cơ chế chính sách, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị để trình Quốc hội. |
Trưng bày hình ảnh “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” Bảo tàng tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Trường THPT Trần Văn Thời tổ chức trưng bày hình ảnh “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. |
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm nay được các tộc họ xã An Hải tổ chức trang nghiêm, thành kính với những nghi thức cúng lễ như lễ yết, lễ cung nghinh, lễ thả thuyền…
Theo sử liệu ghi chép lại, vào thế kỷ 17, triều đình nhà Nguyễn đã tổ chức tuyển chọn những trai tráng khỏe mạnh, giỏi bơi lội của đảo Lý Sơn để sung vào Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải nhằm ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thu lượm sản vật, đo đạc hải trình, vẽ bản đồ, cắm mốc khẳng định chủ quyền.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là nghi lễ gắn liền với tâm thức của người dân đảo Lý Sơn, nhằm tưởng nhớ những người con ưu tú của quê hương Lý Sơn năm xưa tuân lời vua đi ra Hoàng Sa, Trường Sa dựng bia cắm mốc, xác lập, bảo vệ chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Báo Quảng Ngãi |
Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (năm 1776) có ghi chép rằng: Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, đi bằng những chiếc thuyền câu nhỏ ra biển...
Tương truyền rằng do mỗi chuyến đi dài sáu tháng trên biển đầy rủi ro, bất trắc nên mỗi người lính trước khi đi ra Hoàng Sa phải chuẩn bị sẵn cho mình một đôi chiếu, mấy sợi dây mây, bảy cái đòn tre và một thẻ tre. Nếu gặp chuyện chẳng lành thì chiếu dùng để bó xác, đòn tre dùng để làm nẹp và lấy dây mây bó lại. Chiếc thẻ tre ghi rõ tên tuổi, quê quán, phiên hiệu đơn vị của người xấu số được cài kỹ trong bó xác, thi thể được thả xuống biển để trôi về bờ tìm về nơi bản quán.
Đội Hoàng Sa sau này được củng cố thành Thủy quân Hoàng Sa (kiêm quản “đội Bắc Hải”, có nhiệm vụ khai thác vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa).
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm nay được các tộc họ xã An Hải tổ chức trang nghiêm, thành kính với những nghi thức cúng lễ như lễ yết, lễ cung nghinh, lễ thả thuyền…Ảnh: Báo Quảng Ngãi |
Trong suốt mấy trăm năm hoạt động, đã có hàng vạn người lính thủy quân Hoàng Sa vượt qua biết bao sóng gió, bão tố để thực thi nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền lãnh thổ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và không phải ai cũng có may mắn trở về.
Từ mất mát hy sinh của nhiều lớp người đi làm nhiệm vụ tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, người dân Lý Sơn đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính nhân văn - Lễ Khao lề thế lính - cúng thế cho người sống để cầu mong người đi được bình an trở về quê hương, bản quán.
Ngay sau lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, nhân dân Lý Sơn đã tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống Tứ linh để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang.
Khánh Hòa đưa triển lãm số "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam" vào trường học Tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm số với chủ đề: “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở trên toàn địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2022-2026. |
Kiều bào tích cực tham gia CLB “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu” Ngày 25/2, Ban chủ nhiệm CLB “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu” tổ chức chương trình gặp gỡ, kết nạp và trao bảng công nhận Hội viên mới. |