Trang chủ Hữu nghị Bốn phương kết bạn
06:45 | 18/11/2022 GMT+7

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hòa bình

aa
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của dân tộc, là kết tinh của văn hóa Việt Nam. Tư tưởng của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực đối ngoại mang đậm dấu ấn truyền thống ngoại giao của dân tộc, đó là tư tưởng hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển giữa các dân tộc.
Phát động cuộc thi Phát động cuộc thi "Danh ngôn Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc"
Chuyện kể về những kỷ vật Bác Hồ Chuyện kể về những kỷ vật Bác Hồ

Với vị trí địa - văn hóa giao thoa nên trong suốt chiều dài lịch sử của mình, Việt Nam đã tiếp xúc và giao lưu với nhiều nền văn hóa và văn minh.

Nắm bắt sự chuyển biến của thời đại

Cũng do vị trí chiến lược về địa - chính trị, Việt Nam thường xuyên phải tiến hành các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm mà kẻ thù luôn là các thế lực hùng mạnh và hung hãn. Liên tục trải qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh, Việt Nam là quốc gia hơn ai hết hiểu thế nào là giá trị của hòa bình.

Chính vì vậy, cùng với truyền thống hòa hiếu và hữu nghị, người Việt luôn tìm cách gìn giữ hòa bình, tránh nạn binh đao. Người Việt Nam chỉ buộc phải chấp nhận chiến tranh khi giới hạn cuối cùng là chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc bị xâm phạm. Đó là lúc cả đất nước lại nhất tề đứng dậy, trên dưới đồng lòng làm nên những chiến công hiển hách.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về hòa bình
Nhân dân Ba Lan nồng nhiệt đón chào Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 7-1957. (Ảnh tư liệu)

Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, tinh thần hòa hiếu đã thấm sâu vào trong dòng máu nóng của mỗi người dân nước Việt cả trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước giữ vững môi trường hòa bình của khu vực và trên toàn thế giới và trong cả đời sống thường nhật. Tinh thần ấy không bao giờ ngừng tắt mà nó luôn có sức thôi thúc, lan tỏa trong đời sống con người. Và bất cứ ở đâu, khi nào có làn gió mới, ngọn lửa ấy lại được thổi bùng lên mãnh liệt.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của dân tộc, là kết tinh của văn hóa Việt Nam. Là một chiến sĩ cách mạng kiên cường trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại là biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị.

Hồ Chí Minh là một trong số ít lãnh tụ cách mạng nhận thức được sự chuyển biến của thời đại sẽ làm thay đổi quan hệ giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi toàn cầu. Người coi đấu tranh thiết lập quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia, chống lại mọi sự áp đặt, thống trị bất công của các “nước lớn” cũng là sự hoàn chỉnh của công cuộc giải phóng dân tộc.

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh mang đậm dấu ấn truyền thống ngoại giao của dân tộc, đó là tư tưởng hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển giữa các dân tộc. Xuất phát từ tình thương yêu con người, quý trọng sinh mạng con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình.

Đối với Người, việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp cuối cùng. Ngay cả khi bắt buộc phải tiến hành chiến tranh để bảo vệ đất nước, Người vẫn tìm mọi cách nhằm cứu vãn hòa bình. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửi thư cho Chính phủ và nhân dân Pháp, cho tướng lĩnh, binh sĩ quân đội Pháp và những kiều dân Pháp ở Việt Nam, cho các chính phủ, các nhà hoạt động chính trị, văn hóa và nhân dân các nước. Nội dung thư vừa tố cáo cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, vừa kêu gọi đàm phán hòa bình. Người không bỏ lỡ cơ hội nào để hòa giải với Pháp.

Trong kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã sáng lập ra Ủy ban Hòa bình Việt Nam nhằm góp phần vào sự nghiệp bảo vệ hòa bình của Việt Nam và mở rộng quan hệ với phong trào hòa bình thế giới. Đây là một trong những tổ chức nhân dân đầu tiên của Việt Nam do đích thân Bác Hồ là Chủ tịch danh dự đầu tiên.

Hòa bình là lợi ích cho các dân tộc

Trải qua gần 70 năm hoạt động, cùng với sự thăng trầm của lịch sử, Ủy ban Hòa bình Việt Nam đã đóng góp tích cực vào việc củng cố tinh thần đoàn kết của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân Việt Nam và kêu gọi những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới ủng hộ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời cũng đóng góp tích cực vào phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, bảo vệ công lý, chống chiến tranh xâm lược.

Chính vì thế, sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trước đây và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của đông đảo bạn bè trên toàn thế giới, thông qua các hoạt động đối ngoại nhân dân đa dạng, phong phú và sáng tạo. Đó là một trong những nhân tố quan trọng giúp chúng ta làm nên những thắng lợi huy hoàng, có được độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc và một Việt Nam như ngày hôm nay.

Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Việt Nam luôn nêu cao ngọn cờ hòa bình, đưa ra nhiều sáng kiến hòa bình, đồng thời đẩy mạnh hoạt động ngoại giao làm cho dư luận thế giới thấy được thực chất của tình hình Việt Nam, bản chất cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân, đế quốc và luận điệu hòa bình giả dối của chúng.

“Ở Hồ Chí Minh, độc lập cho dân tộc mình đồng thời là độc lập cho tất cả các dân tộc; giải phóng dân tộc để giải phóng xã hội và giải phóng loài người. Con đường Hồ Chí Minh đi từ độc lập dân tộc đến chủ nghĩa xã hội - đến “thế giới đại đồng” theo tư duy hiện đại cũng là logic của con đường lương tri dân tộc đến lương tri thời đại để đạt tới sự hài hòa cá nhân, dân tộc và nhân loại”, Giáo sư Vũ Minh Giang cho biết.

Theo Hồ Chí Minh, hòa bình là lợi ích của tất cả các dân tộc, do đó phải đấu tranh cho hòa bình trên thế giới được bền vững, “giữ gìn hòa bình thế giới tức là giữ gìn lợi ích của nước ta. Vì lợi ích của nhân dân lao động khắp thế giới là nhất trí”(Theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.273).

Đối với Người, ai làm gì mang lại lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta đều là kẻ thù... Phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân “Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn” (Theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.256).

Đối với các đế quốc đem quân xâm lược Việt Nam, Hồ Chí Minh phân biệt nhân dân với các Chính phủ cầm quyền, thúc đẩy phong trào phản chiến của nhân dân các nước này, cô lập lực lượng hiếu chiến. Trong tư tưởng và mọi hoạt động ngoại giao, Hồ Chí Minh luôn thấm nhuần đạo lý của cha ông “Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” (Nguyễn Trãi). Chúng ta bất khuất, kiên cường chống chiến tranh xâm lược nhưng luôn mở cánh cửa cho quân viễn chinh rút khỏi Việt Nam. Khi đã đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù, chúng ta vẫn đại lượng mở lòng hiếu sinh tha cho quân xâm lược trở về quê cũ trong bình yên để tránh đổ máu thêm cho hai dân tộc.

Đối với bạn bè và đồng chí, Người luôn xây đắp tình cảm “vừa là đồng chí vừa là anh em” và tinh thần quốc tế trong sáng. Đối với Người - một người dân mất nước, bị nô lệ thì giá trị tinh thần lớn nhất là “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”. Nhiều năm từng làm nghề lao động cực nhọc, từng nếm cảnh lao tù đày đọa, Người có mối đồng cảm thương xót sâu sắc đối với số phận của tất cả các dân tộc bị áp bức. Vì vậy, ngay khi bước vào cuộc đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh đã thực hiện được sự kết hợp giữa đấu tranh giải phóng dân tộc mình với đấu tranh “giải phóng những người bị áp bức khỏi các lực lượng thống trị, thực hiện tình yêu thương và bác ái”(Theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.491).

Hồ Chí Minh gắn bó với dân tộc mình, đồng thời cũng dành những tình cảm thắm thiết với mọi dân tộc trên thế giới, luôn luôn ủng hộ những cuộc đấu tranh yêu nước và cách mạng bất cứ ở đâu, quan tâm chí tình tới bạn bè quốc tế, chăm sóc ân cần mọi số phận con người bằng những việc làm cảm động và thiết thực. Người là hiện thân của tinh thần “Quan san muôn dặm một nhà, bốn phương vô sản đều là anh em” và lý tưởng “Người với người là bạn”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo truyền thống hòa bình hữu nghị của dân tộc Việt Nam ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Người đã chỉ đạo xây dựng đường lối ngoại giao theo tinh thần giương cao ngọn cờ độc lập và hòa bình, tập hợp các lực lượng tiến bộ thành một mặt trận quốc tế ủng hộ Việt Nam. Đó là những chủ trương đường lối đúng đắn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, góp phần phá vỡ âm mưu của các đế quốc lớn muốn biến chiến tranh xâm lược Việt Nam thành cuộc xung đột giữa hai hệ tư tưởng, qua đó vạch trần thủ đoạn tàn bạo và những luận điệu xuyên tạc của các đế quốc lớn.

Có thể khẳng định rằng, tư tưởng hòa bình, hữu nghị luôn thường trực trong con người Hồ Chí Minh. Ngay cả khi phải tiến hành cuộc đấu tranh một mất một còn với bọn đế quốc, thực dân để giành độc lập dân tộc, Người cũng luôn luôn tìm kiếm mọi cơ hội đối thoại, đàm phán nếu có thể để né tránh một cuộc chiến bạo lực, phi nghĩa.

Trên tinh thần giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta làm mọi cách để giữ vững môi trường hòa bình, làm bạn với tất cả các nước và ra sức cảm hóa bằng đạo lý để biến thù thành bạn. Hơn lúc nào hết tư tưởng hòa bình, hữu nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại là ngọn đèn pha dẫn đường, chỉ lối cho hành động của chúng ta.
Lễ kỷ niệm 35 năm tổ chức UNESCO thông qua Nghị quyết tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp Lễ kỷ niệm 35 năm tổ chức UNESCO thông qua Nghị quyết tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp
Ngày 11/10/2022, tại Trụ sở của UNESCO ở thủ đô Paris (Pháp), Phái đoàn Việt Nam tại UNESCO và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã trang trọng tổ chức hoạt động kỷ niệm 35 năm Tổ chức UNESCO ra Nghị quyết số 24C/18.65 vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam với sự tham gia, đồng bảo trợ của Tổ chức UNESCO.
Các hoạt động tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - điểm nhấn quan trọng của công tác Ngoại giao văn hóa Các hoạt động tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - điểm nhấn quan trọng của công tác Ngoại giao văn hóa
Sự kiện “Hồ Chí Minh: Con người vì hoà bình, danh nhân văn hoá kiệt xuất” tại trụ sở UNESCO, Paris, Pháp là môt hoạt động trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 35 năm do Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức ở trong và ngoài nước. Nhân dịp này, bà Lê Thị Thu Hằng, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa của sự kiện.
GS, TSKH, NGND Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Kỷ vật hòa bình

Kỷ vật hòa bình

Kỷ vật chiến tranh không chỉ là “kỷ niệm chiến trường”. Những kỷ vật góp phần phá tan tảng băng từ hai phía và bắc một nhịp cầu hòa bình...
TP Hồ Chí Minh tri ân bạn bè quốc tế nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

TP Hồ Chí Minh tri ân bạn bè quốc tế nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 3/5, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) cùng các Hội hữu nghị thành viên đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) và tri ân bạn bè quốc tế.
Tưởng niệm “Binh đoàn bất tử” tại Hà Nội

Tưởng niệm “Binh đoàn bất tử” tại Hà Nội

Những người tham gia đeo trên ngực trái dải băng Thánh Gregory, mang theo di ảnh của những chiến sĩ đã ngã xuống cho độc lập, tự do của Tổ quốc.
Tỉnh Gyeongnam (Hàn Quốc) cam kết tạo điều kiện cho lao động Đồng Nai đến làm việc

Tỉnh Gyeongnam (Hàn Quốc) cam kết tạo điều kiện cho lao động Đồng Nai đến làm việc

Thống đốc tỉnh Gyeongnam (Hàn Quốc) - ông Park Wan Soo phát biểu như vậy tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với tỉnh Đồng Nai ngày 2/5 tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai).

Đọc nhiều

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt của Quân đội nhân dân ...
Bài học lịch sử về truyền thống hữu nghị, đoàn kết giữa 3 nước Đông Dương

Bài học lịch sử về truyền thống hữu nghị, đoàn kết giữa 3 nước Đông Dương

“7 thập kỷ đã trôi qua, bài học lịch sử về truyền thống hữu nghị, đoàn kết giữa nhân dân 3 nước Đông Dương, đặc biệt là giữa Việt Nam và Lào trong chiến thắng ...
Kỷ vật hòa bình

Kỷ vật hòa bình

Kỷ vật chiến tranh không chỉ là “kỷ niệm chiến trường”. Những kỷ vật góp phần phá tan tảng băng từ hai phía và bắc một nhịp cầu hòa bình...
Món quà thiết thực dành tặng bà con Thới Quản (Kiên Giang)

Món quà thiết thực dành tặng bà con Thới Quản (Kiên Giang)

Kỷ niệm 49 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang, phối hợp với UBND xã Thới Quản tổ chức ...
Việt Nam lên tiếng về việc Campuchia triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam lên tiếng về việc Campuchia triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ, tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia khi xây kênh đào Phù Nam Techo nhưng đề nghị phối hợp chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án này đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mê Công.
Bệnh xá đảo Song Tử Tây mổ cấp cứu ngư dân bị viêm ruột thừa cấp

Bệnh xá đảo Song Tử Tây mổ cấp cứu ngư dân bị viêm ruột thừa cấp

Vào lúc 10 giờ 30 phút, ngày 5/5, bệnh xá đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường sa, tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận và phẫu thuật cấp cứu cho ngư dân La Thanh Lối (41 tuổi, quê phường Hoài Hương, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) bị viêm ruột thừa cấp.
Đà Nẵng: các em học sinh tham quan, trải nghiệm cuộc sống của các chú bộ đội hải quân

Đà Nẵng: các em học sinh tham quan, trải nghiệm cuộc sống của các chú bộ đội hải quân

Ngày 4/5 tại Đà Nẵng, các em học sinh tiêu biểu của quận Liên Chiểu đã được tham quan nơi ăn ở, sinh hoạt, huấn luyện của cán bộ, chiến sĩ các đơn vị tàu; tìm hiểu về quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Hải quân Nhân dân Việt Nam tại Nhà truyền thống Vùng 3 Hải quân và giao lưu văn nghệ với các chú bộ đội Hải quân.
inforgraphic quan ly phuong tien co gioi nuoc ngoai tham gia giao thong tai viet nam
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
Xin chờ trong giây lát...
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Từ 1/7 sử dụng duy nhất ứng dụng VNeID khi làm dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7 sử dụng duy nhất ứng dụng VNeID khi làm dịch vụ công trực tuyến

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và nhà nước.
Chuyên gia khuyến cáo những biện pháp phòng tránh nắng nóng 2024

Chuyên gia khuyến cáo những biện pháp phòng tránh nắng nóng 2024

Nắng nóng đặc biệt gay gắt gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như say nắng, say nóng, đột quỵ do nóng… khiến cuộc sống của nhiều người dân đảo lộn. Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) đã có hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng đồng thời lưu ý biện pháp phòng tránh những vấn đề này.
Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Mới đây, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã xây dựng tài liệu hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh xác thực điện tử (VNeID) và hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ nhận kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thông tin về tình hình thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo thời tiết chủ đạo trên cả nước là nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 40 độ.
Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Trong ngày cuối tuần, cả nước xảy ra nắng nóng trong đó các khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa-Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt.
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động