Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
17:05 | 02/03/2022 GMT+7

Từ phế thải nông nghiệp, sinh viên nghiên cứu thành công trình khoa học ứng dụng cao

aa
Từ lâu, kháng sinh tồn lưu trong nước thải gây nguy hiểm cho con người, động vật và môi trường. Hai nữ sinh đến từ khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đề xuất phương án xử lý dư lượng kháng sinh bằng phương pháp hấp thụ với nguyên liệu từ vỏ trấu và bã hạt chùm ngây.
NTUC LHUB: Các công ty ở Singapore còn ngần ngại trong việc cử nhân viên đi học nâng cao nghiệp vụ NTUC LHUB: Các công ty ở Singapore còn ngần ngại trong việc cử nhân viên đi học nâng cao nghiệp vụ
Dự kiến có hơn 6 vạn học sinh, sinh viên được tư vấn hướng nghiệp trong năm 2022 Dự kiến có hơn 6 vạn học sinh, sinh viên được tư vấn hướng nghiệp trong năm 2022

Nguyên liệu dễ tìm và tiết kiệm chi phí

Nghiên cứu “Xử lý kháng sinh bằng phương pháp hấp thụ sử dụng vật liệu nanosilica chế tạo từ vỏ trấu và biến tính bề mặt bằng polyme mang điện và protein” của hai sinh viên Trương Thị Thuỳ Trang và Vũ Thị Ngần đã đoạt giải nhất cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội); Giải khuyến khích cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo và giải nhì cuộc thi Nâng cao nhận thức về hoá học xanh trong sinh viên.

Chú thích ảnh
Đặt vấn đề trong nghiên cứu của hai nữ sinh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Ảnh: LV

Từ khi còn là sinh viên năm thứ hai, Trang và Ngần đã được sự định hướng của thầy hướng dẫn. Vũ Thị Ngần cho biết: “Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, mỗi năm có nhiều trấu thải ra môi trường mà không được tận dụng hay xử lý nên rất lãng phí. Chùm ngây cũng là một loại cây rất phổ biến ở Việt Nam. Phần chùm ngây được tận dụng từ bã thải hạt chùm ngây. Do đó, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp là trấu cũng như là bã hạt chùm ngây không gây lãng phí môi trường và hướng tới phát triển hoá học xanh".

Mục tiêu của nhóm là thiết kế một bề mặt có khả năng hấp thụ hai loại kháng sinh có hàm lượng dư thừa cao trong nước thải là CFX (Ciprofloxacin) và CEF (Cefixim) từ vật liệu nanosilica (chiết xuất từ vỏ trấu) và protein (chiết xuất từ hạt chùm ngây). Sau gần 2 năm nghiên cứu, làm thí nghiệm, nhóm đã chế tạo thành công nanosilica từ vỏ trấu và protein từ hạt chùm ngây. Đây là hai thành phần quan trọng để tạo nên bề mặt hấp thụ dư lượng kháng sinh trong nước thải.

Chú thích ảnh
Quy trình thực nghiệm từ vỏ trấu thành nanosilica. Ảnh: LV

Qua ba lần thử nghiệm, kết quả xử lý dư lượng kháng sinh đạt trên 80% đối với kháng sinh CEF và trên 73% đối với kháng CFX. Thử nghiệm xử lý kháng sinh có trong mẫu nước thải tại bệnh viện, hiệu suất đạt trên 70%.

Ngần và Trang mong rằng đây là giải pháp tiết kiệm, đơn giản để áp dụng trong quy mô công nghiệp, đặc biệt là sử dụng nguyên liệu dễ tìm cũng như tiết kiệm chi phí và bảo vệ nguồn nước. Nhóm nghiên cứu cho biết, vì vật liệu silica được điều chế từ trấu có kích thước nhỏ nên khi sử dụng ra ngoài môi trường khó thu hồi nên nhóm dự định sẽ gắn vật liệu này lên các vật liệu có kích thước lớn hơn như đá ong… để có thể ứng dụng thực tế với quy mô lớn hơn.

"Ngoài ra, nhóm cũng tiến hành thử nghiệm với các loại thuốc kháng sinh khác, thuốc giảm đau hoặc thuốc nhuộm để có thể xử lý đa dạng hơn các chất gây ô nhiễm có trong nước thải", Vũ Thị Ngần cho biết.

Đánh giá cao kết quả nghiên cứu, TS Phạm Tiến Đức, Phó trưởng phòng Đào tạo, giảng viên khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, nghiên cứu hoàn toàn khả thi để triển khai thực tiễn nếu có điều kiện phát triển thêm. Nhóm có thể hướng tới xử lý mẫu thực trong ao hồ, đầm nuôi thủy sản.

Nghiên cứu khoa học là thiết thực

Sinh viên nghiên cứu khoa học là chủ đề không mới nhưng chưa bao giờ cũ ở trường đại học. Bởi những hiệu quả của sản phẩm nghiên cứu đến quá trình học tập và khi làm việc sau này. Hai nữ sinh cũng gặp nhiều khó khăn khi các kết quả ban đầu chưa tốt và làm đi làm lại nhiều lần.

“Nhiều lúc em không biết mình làm sai ở đâu, cảm giác rất bế tắc. Sau đó khi em ngồi lại rà soát toàn quy trình, cách tính toán thì nhóm đã biết lỗi sai và tiếp tục tiến hành thí nghiệm”, Vũ Thị Ngần cho biết.

Một khó khăn nữa mà nhóm nghiên cứu gặp phải là vừa phải sắp xếp thời gian đi học vừa phải dành thời gian lên phòng thí nghiệm. Những thời gian như cuối tuần, nghỉ hè, Tết được hai nữ sinh tận dụng tối đa.

Vừa tốt nghiệp và học tiếp thạc sĩ, hai nữ sinh đều mang theo hoài bão tiếp tục phát triển đề tài của mình để ứng dụng trong thực tế.

Nhìn lại quá trình học tập, nghiên cứu của sinh viên trong trường đại học, Vũ Thị Ngần cho hay: “Hoạt động nghiên cứu khoa học ở sinh viên chưa sôi động và chưa được quan tâm nhiều. Do hiện nay, sinh viên luôn thích kinh tế, khởi nghiệp và kinh doanh. Mong mọi người có cái nhìn khác về nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học không phải quá xa xôi, khó hiểu hay hàn lâm. Nghiên cứu khoa học rất gần gũi, cần thiết với đời sống hiện nay”.

Cần Thơ: Khởi động chương trình giao lưu văn hóa học sinh, sinh viên Việt Nam - Hàn Quốc Cần Thơ: Khởi động chương trình giao lưu văn hóa học sinh, sinh viên Việt Nam - Hàn Quốc
Vì sao ngay lần tổ chức đầu tiên, VinFuture đã quy tụ được những nhà khoa học, công trình nghiên cứu thực tiễn có ảnh hưởng nhất thế giới? Vì sao ngay lần tổ chức đầu tiên, VinFuture đã quy tụ được những nhà khoa học, công trình nghiên cứu thực tiễn có ảnh hưởng nhất thế giới?
Theo Lê Vân/Báo Tin tức
Nguồn:

Tin bài liên quan

Australia hỗ trợ 2 triệu đô la Úc cho các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Australia hỗ trợ 2 triệu đô la Úc cho các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Ngày 13/5, chương trình Aus4Innovation của chính phủ Australia đã chính thức công bố Vòng tài trợ thứ 5 của Quỹ tài trợ Đối tác Đổi mới sáng tạo với tổng ngân sách hỗ trợ 2 triệu đô la Úc.
Việt - Nga: Nền tảng vững chắc để thúc đẩy hợp tác trong giai đoạn mới

Việt - Nga: Nền tảng vững chắc để thúc đẩy hợp tác trong giai đoạn mới

Ngày 24/4 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp cùng Học viện Tổng thống Liên bang Nga tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ, hiện tại và tương lai”.
Những ứng dụng "giải cứu" bạn khỏi rào cản ngôn ngữ khi du lịch nước ngoài

Những ứng dụng "giải cứu" bạn khỏi rào cản ngôn ngữ khi du lịch nước ngoài

Đối với những người yêu thích du lịch, đặc biệt là những chuyến du lịch nước ngoài, ứng dụng dịch thuật nhanh chóng, tiện lợi là một trong những điều kiện quan trọng giúp chuyến đi của bạn hoàn hảo hơn.

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (24/7): Bão số 4 trên Biển Đông giật cấp 11

Thời tiết hôm nay (24/7): Bão số 4 trên Biển Đông giật cấp 11

Theo bản tin lúc 4h ngày 24/7 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 4 ở trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, cường độ cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11. Bão di chuyển theo hướng Nam Đông Nam, tốc độ khoảng 15km/h.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại khu vực biên giới; Tấn công khủng bố tại Iran khiến ít nhất 5 người thiệt mạng; Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng diện rộng; Trung Quốc ban hành cảnh báo mức cao nhất về nguy cơ lũ quét, sạt lở đất... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 27/7.
Chủ tịch Quốc hội dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc

Chủ tịch Quốc hội dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Maroc, chiều 25/7 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc.
Tặng Bằng khen cho Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn

Tặng Bằng khen cho Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hồ An Phong đã trao Bằng khen cho ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, nhằm ghi nhận những đóng góp xuất sắc, bền bỉ và tiên phong trong xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với người dân Hàn Quốc.
Khi bảo tàng thức giấc về đêm: Sức sống mới cho kinh tế đô thị Trung Quốc

Khi bảo tàng thức giấc về đêm: Sức sống mới cho kinh tế đô thị Trung Quốc

Bạn đã từng thấy bảo tàng nào mở cửa suốt 24 giờ chưa? Tại Thượng Hải, triển lãm “Đỉnh cao của Kim tự tháp: Nền văn minh Ai Cập cổ đại” của Bảo tàng Thượng Hải đã thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi trong cả nước.
Cảnh sát biển kịp thời sơ cứu ngư dân bị tai nạn lao động trên biển Tây Nam

Cảnh sát biển kịp thời sơ cứu ngư dân bị tai nạn lao động trên biển Tây Nam

Ngày 27/7, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết, lực lượng tuần tra của đơn vị vừa kịp thời hỗ trợ y tế khẩn cấp cho một ngư dân bị tai nạn lao động trong lúc đánh bắt hải sản trên vùng biển Tây Nam.
Hải quân nhân dân Việt Nam sẵn sàng cho diễu binh trên biển

Hải quân nhân dân Việt Nam sẵn sàng cho diễu binh trên biển

Chấp hành chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, thời gian qua, Quân chủng Hải quân đã khẩn trương phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức diễu binh lực lượng vũ trang trên biển trong Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025).
Nhiều hoạt động nhân văn giữa thanh niên Việt Nam và Hàn Quốc tại Đắk Lắk

Nhiều hoạt động nhân văn giữa thanh niên Việt Nam và Hàn Quốc tại Đắk Lắk

Mới đây, tại xã Dray Bhăng (Đắk Lắk) đã diễn ra Chương trình giao lưu thanh niên Việt Nam - Hàn Quốc của sinh viên Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột và Câu lạc bộ sinh viên Hội làng mới - Trường Đại học Howon (Hàn Quốc) với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động