Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Tình đời nghĩa đạo
15:20 | 17/01/2024 GMT+7

Tự do tôn giáo ở Việt Nam qua góc nhìn lễ hội

aa
Theo Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), hằng năm tại nước ta diễn ra 7.966 lễ hội.
Trao Huân chương của Đảng và Nhà nước Lào cho cán bộ Ủy ban Dân tộc và Ban Tôn giáo Chính phủ
Người bị tạm giữ, tạm giam được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Chú thích ảnh
Đền An Sinh thị xã Đông Triều thờ 8 vị vua triều Trần, Khâm Minh Thánh Vũ Hiển Đạo An Sinh vương Trần Liễu, Thiện Đạo Quốc mẫu phu nhân và Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Ảnh: Thanh Vân/TTXVN

Phong phú đời sống tinh thần, tâm linh

Đời sống văn hóa, tinh thần của người dânViệt Nam rất phong phú với nhiều nghìn lễ hội diễn ra ở quy mô toàn quốc hoặc tỉnh, huyện, làng, xã.

Lễ hội dân gian (hay còn gọi là lễ hội truyền thống) được tổ chức nhằm tôn vinh những người có công với đất nước, làng xã, cộng đồng, thờ cúng các vị thần, thánh. Tiêu biểu là Lễ hội Đền Hùng, Hội Đền Trần Nam Định, Hội Gióng, Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ...

Lễ hội lịch sử - cách mạng gắn với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước nhằm ghi nhận những sự kiện quan trọng của đất nước để tôn vinh những danh nhân, những vị anh hùng dân tộc. Đó là các sự kiện như Lễ hội Làng Sen (Nghệ An), Lễ hội Kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9, Lễ hội thả hoa trên sông Thạch Hãn (Quảng Trị)…

Trong số các lễ hội mới du nhập từ bên ngoài vào nước ta có “Ngày tình yêu” (Valentins”s Day), Lễ hội hóa trang (Haloween)…

Lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức để quảng bá văn hóa, thể thao, du lịch như Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội, Tuần lễ Âm nhạc quốc tế Huế 2023…

Tính linh thiêng gắn với tính cộng đồng

Hầu hết các lễ hội ở nước ta ít hay nhiều đều gắn với yếu tố tâm linh, tín ngưỡng, còn con số 544 là chỉ bao gồm những lễ hội tôn giáo đặc thù, thuần nhất.

Chú thích ảnh
Ngày đầu năm mới, nhân dân và du khách gần xa tập trung tại Nhà văn hóa cộng đồng buôn Hring, xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar để cùng tham gia lễ hội. Ảnh: Hoài Thu/TTXVN

Lễ hội tôn giáo là hình thức lễ hội được tổ chức với nghi thức, lễ tiết chặt chẽ theo quy định của các tôn giáo. Lễ hội này do các chức sắc, tổ chức tôn giáo đứng ra huy động các tín đồ tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần và đời sống tâm linh của tín đồ. Nội dung của lễ hội tôn giáo liên quan đến sự tích về các nhân vật do tôn giáo đó thờ phụng.

Mỗi tôn giáo có đức tin và hệ thống giáo lý, giáo luật, nghi thức tôn giáo riêng, là đặc trưng để phân biệt tôn giáo này với tôn giáo khác. Tuy nhiên, tại Việt Nam các tín ngưỡng, tôn giáo mặc dù có nguồn gốc, phương châm hành đạo khác nhau nhưng không có sự xung đột gay gắt. Trái lại, các tôn giáo có sự giao thoa lẫn nhau và gắn kết cùng cộng đồng dân cư xung quanh với những niềm tin tôn giáo khác nhau. Đây là nét đặc thù trong tín ngưỡng tại Việt Nam

Việc tổ chức và tham gia lễ hội tôn giáo vốn là công việc nội bộ giáo hội và của các tín đồ. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều lễ hội tôn giáo đã vượt ra khỏi nơi thờ tự, tỏa rộng ra ngoài xã hội nhờ bản tính dung hòa, không kỳ thị, bài trừ của người Việt và chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Những ngày lễ trọng của các tôn giáo được tổ chức với quy mô ngày một lớn, thu hút nhiều tín đồ và người dân tham dự với lời chúc mừng trân trọng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng sự bảo đảm trật tự, an toàn xã hội từ phía chính quyền.

Chú thích ảnh
Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn ngập trong mây trời trên độ cao 986m. Ảnh: Giang Phương/TTXVN

Có thể nói rằng các lễ hội tôn giáo ở Việt Nam bên cạnh việc sở hữu tính linh thiêng như ở mọi nơi khác thì còn có tính cộng đồng mạnh mẽ rất riêng. Bên cạnh đó, người Việt có sự đa dạng về niềm tin tôn giáo. Một tín đồ Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo có thể tham gia những sinh hoạt tâm linh dân gian truyền thống khác tại đền, chùa, miếu mạo.

Lễ Phật Đản là ngày lễ lớn được tổ chức hằng năm vào ngày rằm tháng tư để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Vào ngày này, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại các địa phương trên cả nước tổ chức lễ đón mừng Phật đản trong không khí trang nghiêm và an lành với sự tham gia không chỉ của các phật tử mà từ phía đông đảo người dân.

Lễ Giáng sinh (từ tối 24 đến hết ngày 25/12) không có nguồn gốc từ Việt Nam. Đó vốn là dịp kỷ niệm ngày chúa Giêsu ra đời, là ngày lễ của những người theo Kitô giáo như Công giáo, Tin Lành ở phương Tây. Trong những năm gần đây, Giáng sinh đã trở lên rất phổ biến Việt Nam, được coi là ngày lễ chung, bao gồm cả những người không theo đạo Thiên Chúa.

Chú thích ảnh
Đồng bào Khmer xã Vị Bình, huyện Vị Thủy dâng lễ vật tại chùa Ratana Paphia Vararam. Ảnh: Hồng Thái/TTXVN

Lễ hội hành hương La Vang (tỉnh Quảng Trị) có xuất xứ rất đặc biệt. Nhà thờ La Vang tôn kính Mẹ Maria vốn được xây trên nền của một miếu Bà dành cho người đi rừng. Ngày nay, La Vang không chỉ là nơi hành hương linh thiêng mà còn là điểm thu hút rất đông du khách khắp cả nước, dù họ theo tôn giáo nào hay không theo bất cứ tôn giáo nào.

Từ ngày 4/4/2022, theo Quyết định số 776/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lễ hội Katê của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tại tỉnh Bình Thuận được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Điều này ghi nhận rằng từ lâu lễ hội này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào Chăm mà còn là sân chơi chung của người dân địa phương và du khách.

Còn tại tỉnh Tây Ninh, Đại lễ Vía Đức Chí Tôn là một sự kiện hết sức quan trọng, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống không chỉ của tín đồ đạo Cao Đài mà là của tất cả người dân bản địa…

Chú thích ảnh
Đại đức Danh Tuấn, Trụ trì chùa Ratana Paphia Vararam (xã Vị Bình, huyện Vị Thủy) thuyết pháp đến phật tử tại lễ Ok Om Bok. Ảnh: Hồng Thái/ TTXVN

Bên cạnh các lễ hội thì các sinh hoạt tôn giáo lớn cũng được chính quyền hết sức tạo điều kiện để tổ chức một cách an toàn. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã 3 lần đăng cai Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc VESAK với trên 1.000 đại biểu từ 120 quốc gia, vùng lãnh thổ và hàng vạn người dân tham dự. Lễ kỷ niệm 100 năm đạo Tin Lành đến Việt Nam được tổ chức rất long trọng tại Đà Nẵng…

Sự đa dạng các hoạt động tôn giáo, trong đó có các lễ hội, là một minh chứng rõ ràng rằng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đang được bảo đảm theo Điều 24 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Qua những con số

Theo khảo sát của Viện Diễn đàn Pew (Mỹ), Việt Nam thuộc nhóm 12 quốc gia trên thế giới và 6 quốc gia ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương có mức độ đa dạng tôn giáo rất cao.

Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, nước ta có 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số). Phật giáo có hơn 14 triệu tín đồ và 18.544 cơ sở thờ tự, Công giáo có hơn 7 triệu tín đồ và 7.771 cơ sở thờ tự. Xếp thứ ba và thứ tư về số lượng tín đồ là đạo Tin Lành và đạo Cao Đài.

Chú thích ảnh
Đồng bào Khmer cầu nguyện tại chùa Ratana Paphia Vararam (xã Vị Bình, huyện Vị Thủy). Ảnh: Hồng Thái/TTXVN

Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Người dân hoàn toàn được tự do lựa chọn tôn giáo, tín ngưỡng hoặc không tín ngưỡng.

Trong gần 20 năm (2003-2022) số lượng chức sắc, chức việc, cơ sở thờ tự của các tôn giáo gia tăng đáng kể. Năm 2003, Nhà nước ta công nhận 6 tôn giáo với 15 tổ chức, 17 triệu tín đồ, khoảng 20 nghìn cơ sở thờ tự; 34 nghìn chức sắc, 78 nghìn chức việc. Đến năm 2022, Nhà nước ta công nhận 16 tôn giáo với 43 tổ chức, 26,5 triệu tín đồ, hơn 53 nghìn chức sắc, khoảng 135 nghìn chức việc; hơn 29 nghìn cơ sở thờ tự.

Điều đáng lưu ý là trong số 16 tôn giáo được Nhà nước chính thức công nhận thì có 9 tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử khác nhau (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Bà La Môn giáo…).

Nhà nước bảo đảm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo. Cả nước hiện có 62 cơ sở đào tạo tôn giáo tại 36 tỉnh, thành phố.

Chú thích ảnh
Phần tranh tài của đội ghe ngo Châu Thành (áo vàng) và Càng Long. Ảnh: Thanh Hoà/TTXVN

Những con số nói trên hoàn toàn trái ngược với luận điểm mang nặng định kiến và thiếu thiện chí rằng Nhà nước Việt Nam “hạn chế tôn giáo”.

Mục sư Franklin Graham: Rất vui được chia sẻ về tự do tôn giáo mà tôi được trải nghiệm tại Việt Nam Mục sư Franklin Graham: Rất vui được chia sẻ về tự do tôn giáo mà tôi được trải nghiệm tại Việt Nam
Ra mắt sách trắng Ra mắt sách trắng "Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam"

Theo TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Hội thảo khoa học "Tôn giáo qua các nền văn hoá": tôn trọng sự khác biệt, thúc đẩy hòa hợp

Hội thảo khoa học "Tôn giáo qua các nền văn hoá": tôn trọng sự khác biệt, thúc đẩy hòa hợp

Ngày 11/3 tại Hà Nội, Viện Dân tộc và Tôn giáo thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Hội Việt - Mỹ (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam), Viện Liên kết Toàn cầu (Hoa Kỳ), Đại học Brigham Young (Hoa Kỳ) tổ chức hội thảo khoa học “Tôn giáo qua các nền văn hoá”.
Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam luôn gắn bó hoạt động tôn giáo với chăm lo an sinh xã hội

Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam luôn gắn bó hoạt động tôn giáo với chăm lo an sinh xã hội

Sáng 24/8, tại Trụ sở Chính phủ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tiếp Đoàn chức sắc, chức việc Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam nhân dịp đoàn ra thăm Thủ đô Hà Nội.
400 người tham gia ngày hội tôn giáo ở Thái Nguyên

400 người tham gia ngày hội tôn giáo ở Thái Nguyên

Ngày 22-23/8, tại Thái Nguyên đã diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao tôn giáo tỉnh Thái Nguyên lần thứ III, năm 2024 với sự tham gia của trên 400 vận động viên, diễn viên, cổ động viên là các chức sắc, chức việc, người có đạo, cán bộ, công chức và nhân dân trong tỉnh.

Các tin bài khác

Cấp vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia phục vụ phòng, chống thiên tai năm 2025

Cấp vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia phục vụ phòng, chống thiên tai năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 724/QĐ-TTg ngày 6/4/2025 về việc xuất cấp vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 cho các Bộ, địa phương và điều chỉnh số liệu tại Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Xuất cấp gạo cho 3 tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên

Xuất cấp gạo cho 3 tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Việt Nam cam kết triển khai chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh

Việt Nam cam kết triển khai chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh

Ngày 25/3/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phối hợp với Australia và Canada tổ chức Hội thảo Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) về chủ đề Phụ nữ, hoà bình và an ninh lần thứ 2 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Đà Nẵng hỗ trợ Quảng Nam xóa nhà tạm, nhà dột nát và an sinh xã hội

Đà Nẵng hỗ trợ Quảng Nam xóa nhà tạm, nhà dột nát và an sinh xã hội

Tại buổi lễ bàn giao 6 căn nhà Đại đoàn kết cho các hộ gia đình khó khăn ở huyện Đông Giang, Tây Giang và Duy Xuyên (Quảng Nam) nằm trong tổng số 100 căn nhà do thành phố Đà Nẵng hỗ trợ, Đà Nẵng còn trao tặng 10 tỷ đồng để hỗ trợ tỉnh Quảng Nam trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát và thực hiện các chương trình an sinh xã hội.

Đọc nhiều

Tết cổ truyền ấm áp của lưu học sinh Lào, Campuchia trên đất Việt

Tết cổ truyền ấm áp của lưu học sinh Lào, Campuchia trên đất Việt

Nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay (Lào) và Chol Chnam Thmay (Campuchia), nhiều tổ chức, trường đại học tại Việt Nam đã tổ chức các hoạt động ý nghĩa vui đón năm mới với lưu học sinh Lào, Campuchia.
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực

Sau các chuyến thăm lẫn nhau mang ý nghĩa lịch sử của lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước những năm gần đây, quan hệ song phương đã có những bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện.
Thanh niên Việt - Trung gặp gỡ, chia sẻ lý tưởng và kinh nghiệm phát triển

Thanh niên Việt - Trung gặp gỡ, chia sẻ lý tưởng và kinh nghiệm phát triển

Ngày 10/4, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho biết, Chương trình Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 24 năm 2025 với chủ đề “Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng” sẽ diễn ra tại Việt Nam từ ngày 12 - 18/4. Tại Chương trình, thanh niên 2 nước sẽ trao đổi, thảo luận chia sẻ kinh nghiệm phát triển ở nhiều lĩnh vực.
Dự án của WVI góp phần cải thiện đời sống cho người nghèo, trẻ em ở Thanh Hóa

Dự án của WVI góp phần cải thiện đời sống cho người nghèo, trẻ em ở Thanh Hóa

Đây là đánh giá của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi với đoàn công tác của Tổ chức Tầm nhìn thế giới (WVI) Hoa Kỳ nhân chuyến đi khảo sát thực tế của về các chương trình. Dự án do WVI tài trợ tại huyện Như Xuân ngày 11/4.
Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Ngày 12/4, tại huyện Cao Lộc (tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam) đã diễn ra chương trình khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân địa phương. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.
Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt  - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Ngày 11/4, tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) phối hợp Tổng trạm Kiểm tra Biên phòng xuất nhập cảnh Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức chương trình giao lưu sĩ quan, cán bộ trẻ hai bên.
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4

Ngày 9/4 tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9. Theo thông tin tại cuộc gặp, hoạt động sẽ diễn ra từ ngày 16 - 17/4 tại tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 12/4 bộ phận không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, gây mưa ở nhiều khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng và “xô đổ” kỷ lục đạt được trước đó không lâu.
Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 5/4, không khí lạnh tăng cường về miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, lệch đông, chủ yếu gây mưa, trời chỉ lạnh về đêm.
Ồ ạt bán ra, giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Ồ ạt bán ra, giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới mất đi khoảng 3% khi các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Bên cạnh checklist những điểm tham quan hấp dẫn hay những món ăn “phải thử”, du khách đừng quên mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết cho chuyến đi.
Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9/2025, dự báo trên phạm vi cả nước sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như nắng nóng, mưa lớn và dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

Phiên bản di động