Trang chủ Hữu nghị Bốn phương kết bạn
07:28 | 08/11/2022 GMT+7

Truyền thống hoà hiếu của dân tộc Việt Nam

aa
"Việt Nam là một đất nước tuyệt đẹp, một dân tộc anh hùng, dũng cảm trong chiến tranh, một dân tộc yêu chuộng hòa bình, tự do". Đó là nhận xét sau khi đến thăm Việt Nam của Terry Pratchett - nhà văn nổi tiếng người Anh có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới.
Người làm rạng danh dân tộc Việt Nam Người làm rạng danh dân tộc Việt Nam
Người giới thiệu trang phục dân tộc Việt Nam qua búp bê với thế giới Người giới thiệu trang phục dân tộc Việt Nam qua búp bê với thế giới

Là đất nước có vị trí địa - văn hóa giao thoa nên trong suốt chiều dài lịch sử của mình, Việt Nam đã tiếp xúc và giao lưu với nhiều nền văn hóa và văn minh. Trong quá trình giao lưu và tiếp xúc ấy, Việt Nam trở thành miền đất lành cho nhiều cộng đồng dân cư, với những truyền thống lịch sử, văn hóa khác nhau dừng chân xây cơ, dựng nghiệp, tạo nên một quốc gia đa dân tộc.

Cho đến nay, trên dải đất hình chữ S có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống hòa hợp và gắn bó với nhau trong vận mệnh chung của dân tộc Việt Nam. Tính hỗn dung (dung nạp mọi sự khác biệt) có ngay trong cơ tầng văn hóa truyền thống Việt Nam từ xa xưa.

Lê Lợi từng tha chết cho 100.000 quân giặc. (Ảnh: Internet)
Lê Lợi từng tha chết cho quân giặc. (Ảnh: Internet)

Lấy hòa hiếu làm đầu

Cũng do vị trí chiến lược về địa - chính trị, Việt Nam thường xuyên phải tiến hành các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm mà kẻ thù luôn là các thế lực hùng mạnh và hung hãn. Các đế chế phong kiến phương Bắc suốt từ thời Tần, Hán (trước Công nguyên) cho đến Mãn Thanh (cuối thế kỷ XVIII), không có triều đại nào không ít nhất một lần tấn công xâm lược Việt Nam. Đến khi các thế lực thực dân phương Tây tràn sang đánh chiếm phương Đông, Việt Nam lại phải đương đầu với những cường quốc đế quốc hàng đầu thế giới.

Liên tục trải qua chiến tranh và chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh, Việt Nam là quốc gia hơn ai hết hiểu thế nào là giá trị của hòa bình. Chính vì vậy mà cùng với truyền thống hòa hiếu, hữu nghị, người Việt luôn tìm cách gìn giữ hòa bình, tránh nạn binh đao.

Theo giáo sư Vũ Minh Giang, lịch sử đã chỉ ra rằng, các chính quyền phong kiến Việt Nam từ ngàn xưa luôn lấy hòa hiếu làm đầu, ứng xử theo cách nhún nhường, tránh đối đầu. Từ thời Đinh - Lê đến các triều đại phong kiến sau này, các chính quyền quân chủ của Việt Nam luôn lấy lễ của nước nhỏ, khiêm nhường để đối đãi với các đế chế Trung Hoa thông qua các nghi thức tiến cống, xin thụ phong…

Ngay cả khi dã tâm xâm lược của họ đã lộ rõ, người Việt cũng tìm cách làm lắng dịu hoặc trì hoãn xung đột vũ trang. Chỉ đến khi không còn bất cứ cơ hội nào để giữ hòa bình, người Việt mới buộc đứng lên chiến đấu. Và một khi đã phải cầm vũ khí thì tinh thần bất khuất, ngoan cường của người Việt đã khiến cho tất cả các thế lực ngoại xâm đều khiếp sợ.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào thế kỷ X, sau khi thống nhất toàn cõi Trung Hoa lập ra đế chế Đại Tống, chính quyền phong kiến phương Bắc đã nuôi ý đồ thôn tính nước ta. Trước khi đem quân xâm lược, Tống Thái Tông đã viết thư với lời lẽ hết sức xấc xược: "Ngươi có theo về không? Chớ chuốc lấy tội lỗi. Ta đương chỉnh bị xe ngựa quân lính, sắp sửa các thứ chiêng trống, nếu quy phục thì ta tha cho, nếu trái mệnh thì ta quyết đánh. Theo hay không, lành hay dữ tự ngươi nghĩ lấy".

Nhưng Lê Hoàn vẫn nín nhịn sai người đem lễ vật đến Yên Kinh dâng biểu cầu phong với lời lẽ hết sức nhún nhường: "Cúi mong được chính thức lĩnh mệnh, đủ được dự hạng phiên bang để yên ủi tấm lòng tận trung của kẻ tôi mọn, nêu cao thịnh điển ban khen của thánh triều". Nhưng quân Tống vẫn không từ bỏ ý đồ xâm lược. Và lịch sử đã cho thấy quân Tống đã bị quân dân Đại Cồ Việt dưới sự chỉ huy của Lê Hoàn đánh tan tành trên sông Bạch Đằng năm 981.

Dưới thời Lý, chỉ trong vòng hơn 60 năm trị vì của các hoàng đế đầu triều, 23 đoàn sứ thần đã lần lượt được phái sang triều Tống để thực thi chính sách kết giao, hòa hiếu. Đại Việt luôn muốn hòa bình giữa hai nước. Thậm chí ngay cả khi nhà Tống đem quân sang xâm lược vào năm 1075, triều Lý một mặt kiên quyết đánh trả, nhưng mặt khác vẫn tìm mọi cách kết thúc chiến tranh.

Vào thời điểm quân Tống lâm vào tình thế khốn quẫn, ý chí xâm lược đã lung lay, không đủ sức tiếp tục tấn công, nhưng rút lui thì sợ mất thể diện, Lý Thường Kiệt đã chủ động đưa ra giải pháp chấm dứt chiến tranh trong danh dự cho nhà Tống với tư tưởng "Không nhọc tướng tá, khỏi tốn máu xương mà vẫn bảo toàn được tông miếu". Ông đã sai sứ giả tới nói với chủ tướng của quân Tống là Quách Quỳ: "Xin hạ chiếu rút đại binh về, thì lập tức sai sứ sang tạ tội và tu cống".

Đến thế kỷ XIII, quân và dân Đại Việt lại phải đối phó với một đạo quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Mặc dù đã giành được thắng lợi trong trận thử sức đầu tiên vào năm 1258, nhưng nhà Trần cũng đã hiểu rõ thế nào là sức mạnh và sự hung hãn của một đạo quân chinh phục khắp lục địa Á, Âu nên đã tìm mọi cách tránh đương đầu với quân Mông Nguyên.

Để thực thi kế sách hòa hoãn, triều đình đã buộc phải chấp nhận những yêu sách ngạo ngược, nhà vua phải cho chú ruột thay mình sang chầu. Năm 1281, nhà Nguyên thành lập An Nam tuyên úy ty, ngang nhiên coi Đại Việt như thuộc quốc của mình. Viên Tuyên úy phó sứ Sài Thung được cử đến tỏ ra hết sức hống hách, "đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ… đòi ngọc lụa để thoả lòng tham không cùng,... thu vàng bạc để vét của kho có hạn" (Lời Trần Hưng Đạo trong Hịch tướng sĩ), triều đình vẫn nhẫn nhịn. Đổi lại, Đại Việt có 27 năm hòa bình quý giá để chuẩn bị cho cuộc một cuộc kháng chiến không thể tránh khỏi. Và khi giới hạn cuối cùng là chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc bị xâm phạm thì cả đất nước lại nhất tề đứng dậy, trên dưới đồng lòng làm nên những chiến công hiển hách.

Truyền thống nhân ái, vị tha và bao dung

Những bài học lịch sử tương tự như vậy có thể tìm thấy rất nhiều trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo. Đơn cử như việc Lê Lợi, Nguyễn Trãi đang trên thế thắng, xiết chặt vòng vây, có thể tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Đông Quan, nhưng đã chủ trương mở lối thoát cho quân địch để sớm vãn hồi hòa bình. Trong bài Phú núi Chí Linh, Nguyễn Trãi viết:

"Nghĩ kế nước nhà trường cửu

Tha cho mười vạn hàng binh

Gây lại hòa hảo hai nước

Dập tắt chiến tranh cho muôn đời".

Hay như đối với nhà Thanh cuối thế kỷ XVIII, ngay sau khi đại phá 29 vạn quân xâm lược ở Ngọc Hồi và Đống Đa, Quang Trung đã cử sứ giả sang Trung Quốc để giữ thể diện cho thiên triều với mong muốn không để họ chỉ vì sĩ diện mà động binh trở lại.

“Từ một nền văn minh lúa nước đậm chất làng xã với đặc trưng nổi trội là hòa đồng, dân tộc Việt Nam đã tiếp biến được nhiều giá trị của các nền văn minh nhân loại, trong đó sớm nhất là văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ. Nếu như những giá trị của văn minh Nho giáo đã giúp người Việt nâng tầm văn hiến thì những giá trị Phật giáo lại góp phần làm sâu sắc thêm truyền thống nhân ái, vị tha và bao dung của người Việt Nam…”, Giáo sư Vũ Minh Giang nhận xét.

Truyền thống hòa hiếu của dân tộc Việt Nam không chỉ được biểu hiện trong các phương sách đối ngoại của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc mà truyền thống văn hóa ấy còn được in đậm dấu ấn trong đời sống văn hóa, phong tục, tập quán của người dân Việt Nam và đặc biệt là trong kho tàng di sản văn hoá của mỗi dân tộc, văn học dân gian luôn có vị trí quan trọng đặc biệt, vì đây là sáng tạo của quần chúng nhân dân, thường là những đúc kết mang tính khái quát cao được truyền từ đời này sang đời khác.

Chính vì vậy, ca dao, tục ngữ có thể xem là một nguồn tư liệu quý để nghiên cứu về truyền thống ứng xử hòa hợp - khoan dung,... của người Việt từ trong gia đình đến ngoài xã hội và ở trong mọi hoàn cảnh khác nhau. "Tình làng nghĩa xóm", "Lá lành đùm lá rách" ,"Chia ngọt xẻ bùi", "Đồng cam cộng khổ", "Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ", "Uống nước nhớ nguồn"... luôn được đề cao.

Truyền thống văn hóa quý báu đó ngay từ khi còn nằm trong vành nôi, không có ai lại không được nghe lời ru giản dị, trong sáng và đầy tình nghĩa của người mẹ "Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"... Lẽ sống Việt Nam, thông qua hình tượng bầu bí trong lời ru ấy, cùng với biết bao lời ru răn dạy khác bên nôi của người mẹ, đã dẫn dắt đứa con còn phôi thai nhập thân vào văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy tinh thần hòa hiếu đã thấm sâu vào trong dòng máu nóng của mỗi người dân nước Việt cả trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước giữ vững môi trường hòa bình của khu vực và trên toàn thế giới và trong cả đời sống thường nhật. Tinh thần ấy không bao giờ ngừng tắt mà nó luôn có sức thôi thúc, lan tỏa trong đời sống con người. Và bất cứ ở đâu, khi nào có làn gió mới, ngọn lửa ấy lại được thổi bùng lên mãnh liệt.

Tổ chức Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam vào tháng 11/2022 Tổ chức Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam vào tháng 11/2022
Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 2143/KH-BVHTTDL về việc tổ chức Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Sự kiện sẽ diễn ra trong 6 ngày từ 18 - 23/11/2022.
Vun đắp tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Đan Mạch ngày càng phát triển Vun đắp tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Đan Mạch ngày càng phát triển
Chiều 06/7/2022, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ Đan Mạch Kim Højlund Christensen đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
GS, TSKH, NGND Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Sinh viên Việt - Trung: Hiểu biết lẫn nhau từ trải nghiệm văn hoá

Sinh viên Việt - Trung: Hiểu biết lẫn nhau từ trải nghiệm văn hoá

Ngày 15/4 tại Hà Nội, Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội phối hợp với Trung tâm hợp tác giao lưu ngôn ngữ giữa Trung Quốc và nước ngoài (CLEC), Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, Tập đoàn Nhà xuất bản Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây... tổ chức “Ngày tiếng Trung Quốc quốc tế và hoạt động trải nghiệm văn hoá Việt - Trung”.
Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 15/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội) đã diễn ra chương trình “Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc”. Tổng Bí thư Tô Lâm; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự và phát biểu tại Gặp gỡ.
[Ảnh] Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc dự Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

[Ảnh] Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc dự Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 15/4 tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã tổ chức các hoạt động "Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc", Lễ khởi động "Hành trình đỏ nghiên cứu, học tập của thanh niên", Lễ khởi động “Hành trình hợp tác Đường sắt Việt Nam - Trung Quốc” và Triển lãm ảnh "75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc".
Thanh niên Việt - Trung tiếp nối lý tưởng, vun đắp tình hữu nghị

Thanh niên Việt - Trung tiếp nối lý tưởng, vun đắp tình hữu nghị

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội) diễn ra lễ khai mạc Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 24 năm 2025 với chủ đề “Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng”. Sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, "Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung" và nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Đọc nhiều

Trao gần 400 triệu đồng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả sau động đất

Trao gần 400 triệu đồng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả sau động đất

Ngày 17/4 tại Hà Nội, Đoàn Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar (Hội) do ông Chu Công Phùng, Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam trao số tiền 392.372.084 triệu đồng nhằm hỗ trợ nhân dân Myanmar khắc phục hậu quả trận động đất nghiêm trọng xảy ra ngày 28/3 vừa qua.
SNV: Đại sứ cho quan hệ nhân dân Việt Nam - Hà Lan

SNV: Đại sứ cho quan hệ nhân dân Việt Nam - Hà Lan

Ngày 16/4, tại Hà Nội, tổ chức phi chính phủ SNV tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hoạt động tại Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng nêu rõ: "Bằng cách đưa những người bạn Hà Lan và quốc tế đến Việt Nam và đưa câu chuyện về Việt Nam ra thế giới, SNV và các tổ chức phi chính phủ Hà Lan là đại sứ cho quan hệ giữa nhân dân hai nước trong nhiều năm qua".
Giao lưu hữu nghị Việt Nam - Cuba kỷ niệm 64 năm chiến thắng Giron

Giao lưu hữu nghị Việt Nam - Cuba kỷ niệm 64 năm chiến thắng Giron

Ngày 16/4 tại tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba phối hợp với Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam tổ chức Chương trình Gặp mặt hữu nghị Việt Nam - Cuba nhân kỷ niệm 65 năm quan hệ ngoại giao (1960 - 2025) và 64 năm chiến thắng Giron (1961 - 2025).
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ethiopia

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ethiopia

Ngày 16/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng đã tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ethiopia - Đại sứ Birtukan Ayano.
Giao lưu "Khăn hồng hữu nghị" gắn kết thiếu nhi biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Giao lưu "Khăn hồng hữu nghị" gắn kết thiếu nhi biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Tham quan Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, vẽ nón lá Việt Nam, làm gốm sứ... là những hoạt động Đoàn đại biểu thiếu nhi Trung Quốc được tham gia trải nghiệm tại Chương trình giao lưu "Khăn hồng hữu nghị thiếu nhi biên giới Lạng Sơn (Việt Nam) - Quảng Tây (Trung Quốc)" diễn ra ngày 16/4 tại tỉnh Lạng Sơn.
Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Sáng 16/4, Biên đội Tàu 015-Trần Hưng Đạo và Tàu 016-Quang Trung (Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân) cùng đoàn công tác Hải quân Việt Nam đã rời Quân cảng Bắc Hải (Trung Quốc), tham gia tuần tra liên hợp lần thứ 38 trên vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc.
[Ảnh] Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tô son cột mốc biên giới Việt - Trung

[Ảnh] Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tô son cột mốc biên giới Việt - Trung

Sáng 16/4, tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thực hiện nghi thức tô son cột mốc biên giới trước khi dẫn đầu đoàn đại biểu sang Trung Quốc tham dự Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Ngày 17/4, các khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng diện rộng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất lên tới 35 độ C.
Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng tăng kỷ lục khi tiếp tục được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và lực cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 và giao Bộ Công Thương chủ trì triển khai, là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất ở cấp quốc gia.
Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 12/4 bộ phận không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, gây mưa ở nhiều khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng và “xô đổ” kỷ lục đạt được trước đó không lâu.
Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 5/4, không khí lạnh tăng cường về miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, lệch đông, chủ yếu gây mưa, trời chỉ lạnh về đêm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

Phiên bản di động