Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
09:00 | 24/05/2020 GMT+7

Trung Quốc gia tăng hành vi sai trái “chưa từng có” ở Biển Đông

aa
Trung Quốc đang lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để đẩy mạnh một loạt các hành vi sai trái ở mức độ “chưa từng có tiền lệ” trên Biển Đông.
trung quoc gia tang hanh vi sai trai chua tung co o bien dong Nhật Bản cực lực phản đối các hành vi đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông
trung quoc gia tang hanh vi sai trai chua tung co o bien dong Hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông: Nguy hiểm thế nào và cảnh giác ra sao?

Đây là nhận định được bà Sumathy Permal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàng hải eo biển Malacca, Malaysia đưa ra tại hội thảo trực tuyến về vấn đề Biển Đông có chủ đề “Đi qua những vùng biển tranh chấp” diễn ra ngày 15/5 vừa qua.

trung quoc gia tang hanh vi sai trai chua tung co o bien dong
Bà Sumathy Permal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàng hải eo biển Malacca, Malaysia tại hội thảo

Những hành vi gây hấn nguy hiểm

Theo nữ chuyên gia người Malaysia, từ đầu năm 2020, Biển Đông đã trở thành “điểm nóng” chứng kiến những hành vi khiêu khích và gây hấn của Trung Quốc nhằm vào các quốc gia trong khu vực. Trung Quốc đã triển khai số lượng lớn tàu tới các Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước và có những hành vi khiêu khích và quấy rối nguy hiểm.

Bà Sumathy Permal cũng cho biết, Trung Quốc cũng đã lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại các nước trong khu vực để tiếp tục có những hành động leo thang căng thẳng khiến cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại mà điển hình là vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá QNg 90617 TS của Việt Nam với 8 ngư dân trên tàu ngày 2.4.

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có hành vi hết sức nguy hiểm và đáng lên án như trên. Gần một năm trước đó, hồi tháng 6.2019, tàu cá mang số hiệu F/B GIMVER1 của Philippines với 22 ngư dân trên tàu cũng đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông.

trung quoc gia tang hanh vi sai trai chua tung co o bien dong
Trung Quốc liên tục triển khai tàu thực hiện hành vi khiêu khích nguy hiểm trên Biển Đông (Ảnh: AP)

“Những hành vi gây hấn nói trên cùng với việc Trung Quốc từ nhiều năm qua liên tục cải tạo phi pháp các bãi đá ở Biển Đông và xây dựng các công trình trái phép trên đó, đồng thời ngang nhiên tuyên bố thành lập cái gọi là "khu Nam Sa” và "khu Tây Sa” trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam được cho là những bước đi đầy toan tính của Trung Quốc nhằm hiện thực hoá tham vọng độc chiếm Biển Đông của nước này thông qua chiến lược Biển xanh 2020, bà Sumathy Permal nhấn mạnh.

Vị nữ chuyên gia này nêu rõ, một trong những chiến thuật chính mà Trung Quốc thường xuyên sử dụng trong suốt hơn 10 năm qua là triển khai các nhóm tàu hỗn hợp gồm các tàu cá, tàu hải cảnh và hải giám tới vùng biển của các quốc gia trong khu vực nhằm thực hiện hành vi khai thác trái phép, quấy rối thậm chí gây hấn và tấn công tàu các nước khác.

Đáng lo ngại hơn, hành vi này của Trung Quốc không những duy trì liên tục trong suốt nhiều năm qua mà còn tăng cường cả về tần suất, mức độ và số lượng tàu tham gia và đã đạt ngưỡng “chưa từng có tiền lệ” trong khoảng đầu năm 2020 và dự kiến sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi Trung Quốc đã “rảnh tay” hơn trong việc đối phó với Covid-19.

trung quoc gia tang hanh vi sai trai chua tung co o bien dong
Cùng với việc ngang nhiên tuyên bố thành lập cái gọi là "khu Nam Sa” và "khu Tây Sa” trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc cũng đã công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 80 thực thể mới ở Biển Đông (Ảnh: AFP)

Duy trì biện pháp pháp lý và ngoại giao

Trước những diễn biến phức tạp và khó lường trên Biển Đông trong thời gian qua, bà Sumathy Permal cho rằng điều quan trọng nhất hiện nay là các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia – vốn chịu nhiều tác động nhất từ các hành vi sai trái của Trung Quốc – cần tiếp tục duy trì các biện pháp pháp lý và ngoại giao cứng rắn hơn nữa nhằm đối phó với Trung Quốc.

Cụ thể, các nước trong khu vực đã nhất trí về một khuôn khổ pháp lý trong việc bảo vệ các tài nguyên, khoáng sản ở Biển Đông nhằm ngăn chặn những hành vi khai thác trái phép của Trung Quốc cũng như không để Trung Quốc tiếp tục có những động thái gây rối, cản trở hoạt động khai thác, đánh bắt cá và thăm dò dầu khí hợp pháp của các nước trong khu vực cùng các đối tác khác. Ngoài ra, một số quốc gia trong khu vực, dù không có tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông như Indonesia cũng tham gia đề xuất các giải pháp và khuôn khổ pháp lý và ngoại giao để giải quyết căng thẳng ở Biển Đông.

Hiện đã có ít nhất 3 cơ chế và khuôn khổ pháp lý và ngoại giao khác nhau có sự tham gia của cả các nước có tranh chấp như Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Việt Nam và các nước không có tranh chấp ở Biển Đông như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc… nhằm giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay.

Tuy nhiên, bà Sumathy Permal cho rằng, các khuôn khổ pháp lý và ngoại giao nói trên dù khá đầy đủ và đồng bộ nhưng vẫn chưa đủ sức buộc Trung Quốc từ bỏ tham vọng sai trái của mình. Trên thực tế, dù nhiều lần tuyên bố tôn trọng các thoả thuận hợp tác, đối thoại và tránh có các hoạt động làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn liên tục khiến các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại về những hành vi gây hấn khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.

Điều này cho thấy các khuôn khổ pháp lý và ngoại giao này vẫn chưa đủ tính ràng buộc pháp lý cần thiết để buộc Trung Quốc chấm dứt những hành động sai trái của mình. Tương tự như vậy, Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) dù đã được Trung Quốc và ASEAN thông qua năm 2012 và được coi là một văn kiện quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông vẫn chưa thể phát huy hết tác dụng bởi cũng không mang tính ràng buộc.

Trong khi đó, việc đẩy nhanh tiến trình đàm phán thông qua Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) – với tính ràng buộc pháp lý cao – được kỳ vọng sẽ ngăn ngừa căng thẳng tại những khu vực tranh chấp ở Biển Đông lại đang gặp rào cản lớn cũng do đại dịch Covid-19 khiến các cuộc đàm phán về COC không thể diễn ra trực tiếp theo lộ trình đã được các bên nhất trí thông qua.

“Tôi vẫn cho rằng, việc tiếp tục thúc đẩy tiến trình đàm phán COC trong thời gian tới [khi dịch Covid-19 qua đi-PV] là rất quan trọng. Tuy nhiên, kết quả đàm phán có thể sẽ rất khác biệt so với trước đây nếu xét đến những gì đang diễn ra trên thực địa để bảo đảm rằng sự thành công trong việc thông qua COC là một kết quả xứng đáng với những nỗ lực và quyết tâm chính trị của các nước tham gia đàm phán”, bà Sumathy Permal nêu rõ.

trung quoc gia tang hanh vi sai trai chua tung co o bien dong Hội hữu nghị Bỉ-Việt phản đối các hành động gây căng thẳng ở Biển Đông

Hội hữu nghị Bỉ-Việt ủng hộ nhân dân Việt Nam, kêu gọi cộng đồng quốc tế gia tăng sức ép nhằm chấm dứt các hành ...

trung quoc gia tang hanh vi sai trai chua tung co o bien dong Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông

Trước các kiến nghị của cử tri, Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách phi lý, hoạt động vi phạm ...

trung quoc gia tang hanh vi sai trai chua tung co o bien dong "Trung Quốc đang làm cho tình hình Biển Đông trở nên nghiêm trọng hơn"

Luật sư Nga Alexander Molotnikov nhận định Trung Quốc “không cho thấy mong muốn để có được giải pháp tích cực” với các vấn đề ...

Theo VOV
Nguồn:

Tin bài liên quan

Nhiều hoạt động giao lưu hữu nghị giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

Nhiều hoạt động giao lưu hữu nghị giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

Trong những ngày qua, nhiều chuyến thăm, làm việc, giao lưu hữu nghị giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) nhằm mối quan hệ mật thiết, gắn bó, tình đoàn kết, láng giềng hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Sẽ có khoảng 11-13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

Sẽ có khoảng 11-13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

Theo dự báo, từ nay đến cuối năm 2024, sẽ có khoảng 11-13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và 5-7 cơn bão ảnh hưởng đến đất liền. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng sẽ tập trung vào nửa cuối mùa bão (từ tháng 9-11/2024).
Bắc Giang sẵn sàng các điều kiện xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc

Bắc Giang sẵn sàng các điều kiện xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc

Trong năm 2024, vải thiều Bắc Giang được đánh giá có chất lượng cao nhất từ trước tới nay, dự báo sản lượng đạt 100.000 tấn, trong đó, sản lượng vải sớm khoảng 50.000 tấn, vải chính vụ 50.000 tấn. Tỉnh sẵn sàng các điều kiện tiêu thụ vải thiều đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Các tin bài khác

Cơ hội mới cho tăng cường hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam - Italy

Cơ hội mới cho tăng cường hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam - Italy

Ngày 8/5, khoá họp Uỷ ban hợp tác về khoa học và công nghệ Việt Nam – Italy lần thứ 8 diễn ra tại trụ sở Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy, ở thủ đô Rome, dưới sự chủ trì của bà Vũ Thị Tú Quyên, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và ông Giuseppe Pastorelli, Phó Vụ trưởng Vụ Xúc tiến kinh tế và Đổi mới sáng tạo, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Chiều 8/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Trương Khánh Vĩ.
Italia sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng các dịch vụ hỗ trợ nuôi con nuôi

Italia sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng các dịch vụ hỗ trợ nuôi con nuôi

Đây là nội dung được ông Vincenzo Starita - Phó Chủ tịch Ủy ban Con nuôi quốc tế Italia (CAI - cơ quan thuộc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Italia) thông tin tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Trần Tiến Dũng ngày 6/5 tại Hà Nội.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Đọc nhiều

Tử vi hôm nay 12 con giáp 16/5/2024: Dần hỷ khí ngập tràn làm gì cũng thuận lợi

Tử vi hôm nay 12 con giáp 16/5/2024: Dần hỷ khí ngập tràn làm gì cũng thuận lợi

Tử vi hôm nay 12 con giáp 16/5/2024 tuổi Dần nhiều niềm vui ở các phương diện cuộc sống. Hỷ khí ngập tràn, bản mệnh làm gì cũng nhận được sự công nhận của mọi người, khó khăn cũng có người đứng ra giúp một tay.
Cập nhật thông tin đất nước Nga cho những người bạn Việt Nam

Cập nhật thông tin đất nước Nga cho những người bạn Việt Nam

Gần 200 đại biểu là cán bộ đối ngoại trong hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, các giảng viên, sinh viên trường đại học, viện nghiên cứu... đã được cập nhật về tình hình nước Nga hiện nay; hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga trong buổi chia sẻ thông tin do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 15/5 tại Hà Nội.
Nhiều hoạt động giao lưu hữu nghị giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

Nhiều hoạt động giao lưu hữu nghị giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

Trong những ngày qua, nhiều chuyến thăm, làm việc, giao lưu hữu nghị giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) nhằm mối quan hệ mật thiết, gắn bó, tình đoàn kết, láng giềng hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Việt Nam là một thị trường hấp dẫn và quan trọng đối với các công ty Đan Mạch trong lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam là một thị trường hấp dẫn và quan trọng đối với các công ty Đan Mạch trong lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn đối với các công ty Đan Mạch trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp nông nghiệp và thực phẩm Đan Mạch mong muốn hợp tác...
Bồi dưỡng kiến thức thông tin đối ngoại cho các lực lượng tham gia hoạt động ở khu vực biên giới

Bồi dưỡng kiến thức thông tin đối ngoại cho các lực lượng tham gia hoạt động ở khu vực biên giới

Từ ngày 13 đến 17/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức khóa bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ thông tin đối ngoại cho các lực lượng tham gia hoạt động thông tin đối ngoại khu vực biên giới.
Khánh thành và bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Phan Vinh

Khánh thành và bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Phan Vinh

Vùng 3 Hải quân và Quỹ học bổng Vừ A Dính, CLB “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” và gia đình khánh thành, bàn giao công trình tu bổ tôn tạo nhà thờ AHLS Nguyễn Phan Vinh
Vũng Tàu: Sẽ tổ chức festival biển đảo Việt Nam có quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Vũng Tàu: Sẽ tổ chức festival biển đảo Việt Nam có quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Từ ngày 23/5-26/5, lần đầu tiên tại thành phố Vũng Tàu sẽ diễn ra festival biển đảo Việt Nam có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
cap nhat thong tin dat nuoc nga cho nhung nguoi ban viet nam
inforgraphic quan ly phuong tien co gioi nuoc ngoai tham gia giao thong tai viet nam
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
Xin chờ trong giây lát...
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Phiên bản di động