Trung Quốc dân sự hóa các đảo của Việt Nam để độc chiếm Biển Đông
![]() |
![]() |
Ngày 28/6 các nhà nghiên cứu thuộc "Viện hải dương học Nam Hải" công bố đã tìm thấy mạch nước ngầm ở đá Chữ Thập. Họ cũng khẳng định quá trình bồi đắp và cải tạo (trái phép) đá Chữ Thập đã làm xuất hiện mạch nước ngọt bên dưới đồng thời lượng nước ngọt này đang tăng lên theo thời gian.
Thuần túy dưới giác độ khoa học, đây có thể coi như một tin vui. Nhưng những nước có lợi ích liên quan đến Biển Đông và dư luận thế giới lại tiếp nhận thông tin này với một thái độ nghi ngờ và thậm chí là có đôi chút quan ngại. Và với những người Việt Nam, chúng ta có lý do để lo lắng cho chủ quyền của một phần biển đảo đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép.
Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng và kiểm soát. Năm 2014, Bắc Kinh bắt đầu việc bồi đắp và cải tạo thực thể này thành đảo nhân tạo lớn thứ hai trong khu vực, chỉ sau đá Vành Khăn.
Ảnh vệ tinh của khu vực được công bố ngày 25/09/2014 trên trang web của DigitalGlobe, một công ty ảnh vệ tinh thương mại của Mỹ, cho thấy là Trung Quốc đã gia tăng diện tích Đá Chữ Thập lên hơn 11 lần, từ 0,08 km vuông lên thành 0,96 km vuông, biến bãi đá nhỏ này thành một thực thể địa lý còn lớn hơn cả đảo Ba Bình (Itu Aba) mà Đài Loan đang chiếm đóng dưới tên gọi Thái Bình.
![]() |
Đá Chữ Thập ở Trường Sa nhìn từ trên cao. Ảnh: People’s Daily. |
Cùng với quá trình bồi đắp cải tạo trái phép, nước này trang bị những thiết bị quân sự cho Đá Chữ Thập cũng như các thực thể khác ở cả Trường Sa và Hoàng Sa. Năm 2018 có thông tin Trung Quốc trang bị các loại tên lửa hành trình chống hạm và đất đối không cho 3 thực thể trong đó có đá Chữ Thập.
Nói một cách cụ thể họ không ngừng quân sự hóa những thực thể, từ nhiều trăm năm trước vẫn thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam.
Cách đây ít lâu, Philippine, một nước cũng là nạn nhân của nạn “bắt nạt” trên biển, đã kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế và phán quyết Biển Đông đã ra đời năm 2016. Điểm đáng chú ý nhất tòa án trọng tài đã vận dụng quy định của khoản 3 điều 121 để bác bỏ yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc đối với các thực thể ở Hoàng Sa và Trường Sa với lý do “Những hòn đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.”
Mặc dù quốc gia, cũng là thành viên của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển quốc tế UNCLOS 1982, liên tục bác bỏ và phớt lờ vụ kiện cũng như phán quyết của tòa án trọng tài, nhưng thực chất nước này đã có những điều chỉnh chiến lược. Bên cạnh việc tiếp tục quân sự hóa các đảo, họ tiến hành dân sự hóa hay nói đúng hơn cố gắng tìm mọi cách tạo dựng đời sống dân sinh tại đây.
Bằng chứng mới nhất, ngay sau khi dịch COVID-19 vừa lắng xuống Trung Quốc đã công bố về việc họ đã trồng và thu hoạch rau xanh trên cát ở đảo Phú Lâm. Đó chỉ là một trong những hoạt động của Trung Quốc nhằm xây dựng khả năng tự cung tự cấp cho các thực thể nhân tạo chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông nhằm đưa thêm người, gồm cả binh sĩ và "dân thường" ra đồn trú.
Chen Xiangmiao, chuyên gia tại cái gọi là Viện Nghiên cứu Nam Hải (Trung Quốc), ngang ngược cho rằng việc trồng rau sẽ giúp củng cố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông và chứng minh các thực thể này là đảo. "Trồng rau là bước đầu, sau đó có thể nuôi heo, nuôi gà tạo thành một chu trình hỗ trợ con người sinh sống. Trong tương lai, mỗi hòn đảo có thể tạo thành một cộng đồng dân cư độc lập", ông này tỏ ra tự tin.
![]() |
Trung Quốc thử nghiệm thành công việc trồng rau trên đảo Phú Lâm Ảnh: ĐH Giao thông Trùng Khánh |
Mới đây nhất sau khi công bố tìm thấy mạch nước ngọt ngầm, nước này cũng ngang ngược khẳng định có thể làm điều tương tự ở các thực thể khác trên Biển Đông.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam, bằng những phương pháp đấu tranh hòa bình đã liên tục khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời phản đối việc chiếm đóng trái phép của Trung Quốc.
Đáp lại, phía Trung Quốc không ngừng sử dụng những biện pháp hung hăng trái với đạo lý và luật pháp quốc tế trong đó có việc xua đuổi, húc thậm chí bắn vào ngư dân Việt Nam đánh cá tại vùng biển gần hai quần đảo này.
Dùng vũ lực chiếm đóng, kiểm soát và giờ đây dùng những biện pháp dân sự để hợp thức hóa cho những ý đồ bành trướng, đòi hỏi yêu sách vô lý. Đó là cách Trung Quốc đã và đang thực hiện trên Biển Đông.
![]() |
![]() |
Tin bài liên quan

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Kết nối Việt - Trung qua hành trình đỏ theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát phát triển kinh tế và văn hóa tại thành phố Lạc Dương
Các tin bài khác

Việt Nam lưu chiểu tại Liên hợp quốc hải đồ và tọa độ đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

37 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

Gắn mã QR cho tư liệu, hình ảnh tại triển lãm biển, đảo tại Đà Nẵng

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng"
Đọc nhiều

Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát phát triển kinh tế và văn hóa tại thành phố Lạc Dương

Tin quốc tế ngày 21/5: EU, Anh áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga; các nước cam kết tài trợ hơn 170 triệu USD cho WHO

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sắp thăm Việt Nam

Sửa luật để sắp xếp tổ chức bộ máy, phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới
Multimedia

[Infographics] Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online
[Video] Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay chúc mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2025
![[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/29/09/nguoi-truyen-cam-hung-ve-tinh-yeu-nuoc-20250429094951.jpg?rt=20250429094956?250429105554)
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước

Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
![[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/032025/25/11/croped/video-60-phut-hanh-trinh-thay-doi-cuoc-doi-20250325112448.png?250325023758)
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời

MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
![[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/anhvm/022025/11/15/FSave.com_Facebook_Media_004_662439456116001v_21.jpg?250228123313)
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
![[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/07/14/video-du-khach-quoc-te-trai-nghiem-le-phat-dau-nam-tai-chua-tam-bao-da-nang-20250207142038.jpg?rt=20250207142058?250228123446)
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)

Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực

Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
![[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/21/14/video-ban-hoa-ca-tinh-huu-nghi-chao-nam-moi-2025-20250121142351.jpg?rt=20250121142354?250121023412)
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
![[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/15/20/croped/video-30-nam-quan-he-viet-nam-hoa-ky-tu-chien-tranh-den-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-20250115205111.jpg?250116064808)
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
![[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/13/video-samaritans-purse-va-plan-international-viet-nam-ho-tro-nguoi-dan-viet-nam-phuc-hoi-sau-bao-20241217132215.jpg?rt=20241217132220?241217012643)
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
![[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/16/00/video-tai-thiet-thon-lang-nu-quan-doi-nhan-dan-dong-hanh-xay-dung-tuong-lai-moi-20241216002424.jpg?rt=20241216002428?241216073321)
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
![[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/10/video-to-chuc-cuu-tro-tre-em-va-hanh-trinh-10-nam-thay-doi-cuoc-song-tre-em-vung-cao-20241217105602.jpg?rt=20241217105608?241217105833)
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
![[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/112024/13/22/video-kinh-nghiem-tham-quan-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-moi-20241113223209.jpg?rt=20241113223215?241114120724)
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới

Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?

Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

9 địa điểm du lịch nổi tiếng của Scotland

Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông
