e magazine
Trong tôi một nửa Cuba, một nửa Việt Nam

11:12 | 21/07/2023

Những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Viết Thảo - nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba cho thấy tình cảm thắm thiết giữa Việt Nam và Cuba. Tình cảm đó thấm đẫm trong máu ông: một nửa Cuba, một nửa Việt Nam.
Trong tôi một nửa Cuba, một nửa Việt Nam

Những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Viết Thảo - nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba cho thấy tình cảm thắm thiết giữa Việt Nam và Cuba. Tình cảm đó thấm đẫm trong máu ông: một nửa Cuba, một nửa Việt Nam.

Trong tôi một nửa Cuba, một nửa Việt Nam

- Trong những năm gần đây, Cuba đã có nhiều thay đổi, ông có thể chia sẻ những trải nghiệm của mình về đất nước tươi đẹp - người bạn thắm thiết, thủy chung của nhân dân Việt Nam?

Sự kiện Liên Xô tan rã năm 1991 có lẽ là sự kiện tác động rất phức tạp đến tất cả các nước XHCN, trong đó có Việt Nam và Cuba trong thời kỳ lịch sử hiện đại. Cá nhân tôi cho rằng, so với Việt Nam, Cuba chịu tác động, ảnh hưởng nặng nề hơn.

Thế nhưng, Cuba vẫn kiên cường, không chỉ giữ vững mục tiêu CNXH mà còn giữ vững ưu việt XHCN cho nhân dân. Người dân tuy không khá giả nhưng vẫn đủ đảm bảo cuộc sống. Cuba vẫn duy trì nền giáo dục, y tế chất lượng cao, miễn phí cho toàn dân. Hầu hết hoạt động văn nghệ, văn hóa, thể thao cũng được miễn phí. Chưa bao giờ tôi gặp một trẻ em suy dinh dưỡng cũng như những gương mặt buồn ở Cuba. Người Cuba rất tươi vui và sẵn sàng đối mặt với những khó khăn ở phía trước.

- Cuba còn có rất nhiều thành tựu mà thế giới phải khâm phục, thưa ông?

Có một điều rất kỳ lạ, đặc biệt như một kỳ tích là Cuba tiếp tục phát triển mũi nhọn khoa học công nghệ như niềm tự hào, trong đó có dược phẩm, y tế. Vừa qua, tôi có đến thăm Viện Kỹ nghệ biến đổi gen và Công nghệ sinh học - nơi sản xuất ra 5 loại vaccine phòng chống COVID-19, và nhiều loại thuốc điều trị khác.

Cuba là nước đang phát triển duy nhất trên thế giới tự sản xuất vaccine phòng chống COVID-19 cho nhân dân và giúp gần 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều nước phát triển như Italia và giúp đỡ hoàn toàn miễn phí.

Nếu như Trung Quốc và các nước Mỹ, phương Tây chỉ sản xuất, bào chế được vaccine đặc hiệu phòng chống COVID-19 sau khi có sinh phẩm sống từ những bệnh nhân F0 trên cơ sở giải trình tự gen thì Cuba đã sản xuất ra vaccine trước khi nước này ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên. Có nghĩa là Cuba sản xuất vaccine không dựa vào sinh phẩm sống, sản xuất hoàn toàn trên phương diện lý thuyết. Điều này cho thấy trình độ của các nhà khoa học y dược Cuba rất cao.

Trong tôi một nửa Cuba, một nửa Việt Nam

Các nhà khoa học ở đây cảm nhận hàng ngày, hàng giờ ảnh hưởng từ đòn bao vây, cấm từ Mỹ và phương Tây. Để sản xuất ra sinh phẩm và vaccine, các nước phải nhập khẩu nhiều thiết bị đầu vào từ bên ngoài, song do bị Mỹ cấm vận, Cuba không chỉ không nhận được những thiết bị này của Mỹ mà còn từ nhiều đối tác khác. Thế nhưng, Cuba vẫn sản xuất được 5 loại vaccine, trong đó có Abdala từng được tiêm tại Việt Nam. Đây là thành tích rất kỳ diệu.

Lãnh tụ Fidel Castro chính là người trực tiếp chỉ đạo, chọn địa điểm để xây dựng Viện Kỹ nghệ biến đổi gen và Công nghệ sinh học từ 1961, chỉ hai năm sau khi cách mạng thành công. Thời điểm đó, khi nghe Fidel Castro nói về ý tưởng xây dựng viện này, nhiều lãnh đạo Cuba nhất trí, nhưng đều không hiểu tại sao ông lại quan tâm nhiều đến biến đổi gen và công nghệ sinh học ngay từ năm 1961. Nhưng vì đây là quyết định của Fidel Castro, nên lãnh đạo ở Cuba đều ủng hộ. Phải cho đến 50 - 60 năm sau, mọi người mới hiểu ông có tầm nhìn vượt trước thời đại.

Quá trình học tại Cuba, tôi thấy Fidel Castro thường xuyên nói về vấn đề môi trường, tin học, và tôi hỏi các bạn Cuba tin học là gì, nhưng mọi người đều không hiểu. Còn đối với vấn đề môi trường, tôi và bạn bè người Cuba không hiểu tại sao ông lại nhấn mạnh nhiều lần đến vậy. Nhưng chỉ cần 15 năm sau, tất cả những vấn đề đó đã trở thành chủ đề nóng bỏng và sống còn của cả thế giới.

Trong tôi một nửa Cuba, một nửa Việt Nam

- Ông đánh giá thế nào về mối quan hệ giữa Việt Nam và Cuba thời điểm hiện tại?

Có một chuyện vui nhỏ nhưng nói được rất nhiều về quan hệ hai nước. Tại Cuba, nhiều nhà trường, đại lộ, công viên mang tên Việt Nam, mang tên Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Bến Tre... Riêng ở thủ đô Havana, có hơn 150 cơ quan, trụ sở mang tên Việt Nam.

Khi tôi đến khách sạn liên doanh giữa Cuba và Ấn Độ, lúc trả chìa khóa phòng, một lễ tân khách sạn cho tôi xem chứng minh thư. Sau đó, anh ấy vỗ vào trái tim và giới thiệu mình tên là “Hà Nội”. Mới đầu, tôi nghĩ anh ấy chỉ mang bí danh “Hà Nội” nhưng sau đó mới biết là tên thật. Anh ấy nói bố mẹ anh ấy yêu Việt Nam nên mới đặt tên là “Hà Nội”. Những trường hợp người Cuba có tên Việt Nam rất nhiều, như Liên, Hà, Minh…

Trong tôi một nửa Cuba, một nửa Việt Nam

Quan hệ Việt Nam - Cuba trong suốt hơn 60 năm qua liên tục phát triển, không có khoảng trầm lắng hay đứt quãng, mà chỉ có đổi mới nội dung và hình thức thể hiện phù hợp với bối cảnh cụ thể.

Việt Nam và Cuba tiếp tục giúp đỡ nhau với những nội dung và hình thức mới, phù hợp với bối cảnh tình hình mỗi giai đoạn. Về nội dung, hai nước giúp đỡ nhau ở những vấn đề thiết thực. Nếu như trước kia Cuba san sẻ với Việt Nam từng cân đường thì ngày nay chúng ta sẵn sàng san sẻ cho Cuba từng hạt gạo. Cuba không chỉ khó khăn trong ngoại tệ mà khó khăn trong cả nhập khẩu vì bị cấm vận. Việt Nam đã góp phần để đảm bảo an ninh lương thực cho Cuba.

Vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sang thăm Cuba đã viện trợ tạm thời cho người dân nước này 500.000 tấn lương thực. Điều đó thể hiện quyết tâm cao của Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực cho Cuba, ít nhất là về mặt lúa gạo.

Việt Nam đang khuyến khích các doanh nghiệp sang đầu tư, làm ăn ở Cuba, sản xuất những mặt hàng thiết yếu tại Cuba. Trong đó, Viglacera sản xuất mặt hàng đồ sứ, Công ty Thái Bình sản xuất xà phòng, nước gội đầu và sản phẩm từ xà phòng làm sao đủ cho Cuba dùng…

Trong những thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã cử rất nhiều đoàn chuyên gia sang triển khai các dự án. Trong đó, có dự án trồng lúa gạo, vì Cuba có mặt thổ nhưỡng tốt, có những vùng trồng lúa. Chuyên gia Việt Nam sang hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ để nước bạn tự trồng lúa.

Trong tôi một nửa Cuba, một nửa Việt Nam

Những dự án triển khai hợp tác kinh tế này đều nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Cơ chế kinh tế của hai nước hiện khác nhau và có độ vênh lớn. Mặc dù đã thừa nhận thị trường với nhiều cải cách, nhưng Cuba chưa thừa nhận kinh tế thị trường, vẫn duy trì cơ chế cũ. Còn Việt Nam lại đang áp dụng cơ chế thị trường.

- Luôn thể hiện tinh thần ủng hộ Cuba, Việt Nam đã có những hành động "kề vai, sát cánh" với Cuba thế nào, thưa ông?

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Việt Nam luôn đồng hành, sát cánh cùng Cuba không chỉ về quan điểm mà còn cả về tiếng nói. Việt Nam đi đầu trong việc lên tiếng mạnh mẽ, nhất quán trong việc yêu cầu Chính phủ Mỹ chấm dứt cấm vận. Nhiều nước cũng phân tích, chỉ ra rằng chính sách bao vây cấm vận của Mỹ đối với Cuba đã lỗi thời, không thể hiện vấn đề sinh hoạt chính trị thế giới văn minh.

Tôi đã dự nhiều diễn đàn quốc tế ủng hộ Cuba, phía đại biểu Mỹ, tổ chức chính trị xã hội tiến bộ của nước này đều lên tiếng mạnh mẽ, thậm chí họ còn cảm thấy xấu hổ vì những chính sách lỗi thời của nước mình. Cuba được cả thế giới đứng bên cạnh. Kể từ khi cách mạng Cuba thành công đến nay, hơn 10 đời Tổng thống Mỹ thực thi chính sách cấm vận với Cuba song đều thất bại.

- Làm thế nào để phát huy hơn nữa ngọn lửa cách mạng trong thế hệ trẻ Việt Nam và Cuba trong bối cảnh hiện nay?

Mỗi thế hệ sẽ có một bối cảnh riêng, sống cuộc đời riêng của mình. Hiện là thế giới hội nhập, hợp tác và phát triển. Bối cảnh này cũng làm cho thế hệ trẻ có cái nhìn, tâm thế và tư duy khác. Nhiệm vụ của chúng ta là trong bối cảnh mới mẻ như thế, cần phải chủ động xây dựng nội dung giáo dục phù hợp.

Đối với thế hệ trẻ hiện nay, trước hết cần phải tiếp cận với những giá trị cách mạng trong nhà trường. Cần nghiên cứu xây dựng, thẩm định, đánh giá để đưa nội dung giáo khoa phổ thông trong các môn về ngữ văn, chính trị, lịch sử phải đảm bảo thời lượng thông tin giáo dục truyền thống cách mạng.

Trong tôi một nửa Cuba, một nửa Việt Nam

Những nội dung trong sách giáo khoa học phổ thông rất quan trọng. Hiện nay, sách giáo khoa trung học phổ thông cũng có cung cấp cho các em tầm nhìn về toàn thế giới, nhưng cần chú trọng hơn những giá trị cách mạng. Cần đưa vào sách giáo khóa để tăng cường thông tin về các nước cho học sinh.

Năm 1962, Bác Hồ mới có điều kiện tiếp đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Cuba. Bác đã nói rằng, Việt Nam và Cuba tuy xa nhau hàng vạn dặm nhưng quý nhau như anh em một nhà. Tại sao Bác lại nói vậy? Vì là hai nước cùng chung lý tưởng và mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH và cùng chung kẻ thù trên chiến trường.

Việt Nam và Cuba hiện có mục tiêu chung là kiên định con đường CNXH, vừa sáng tạo, đổi mới, vừa kế thừa thành tựu và kinh nghiệm đã có. Do đó, cần phải biết đầu là mục tiêu lâu dài, đâu là mục tiêu trước mắt, không được phiêu lưu, duy ý chí, thực hiện ngay trong mọi hoàn cảnh.

Trong tôi một nửa Cuba, một nửa Việt Nam

Trong bối cảnh XHCN không còn là hệ thống, không có chỗ dựa vững chắc, chúng ta phải có bước đi thực tế. Đối với Cuba, các bạn gọi là cập nhật mô hình phát triển kinh tế xã hội theo con đường CNXH. Rõ ràng mục tiêu hai nước rất giống nhau, biện pháp, các bước đi có thể khác nhau ở mỗi đất nước, do điều kiện cụ thể.

Cho nên, cần có sợ dây gắn kết thường xuyên, sâu sắc, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hỗ trợ lẫn nhau. Các lực lượng cách mạng thế giới cũng nhìn vào quan hệ Việt Nam - Cuba, coi đó là nguồn động viên, tạo cảm hứng. Nhiều hoạt động, diễn đàn Cuba đứng ra tổ chức, Việt Nam đóng góp tích cực không chỉ vì quan hệ với Cuba mà còn góp phần củng cố quan hệ giữa các lực lượng cách mạng trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.

Trong tôi một nửa Cuba, một nửa Việt Nam

- Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba đã có những đóng góp gì cho mối quan hệ hai nước trong những năm qua, thưa ông?

Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba trao đổi với Cuba một số kinh nghiệm của Việt Nam trong việc khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức. Những năm qua, Cuba cử nhiều đoàn sang Việt Nam, không chỉ có lãnh đạo cấp cao mà còn có chuyên viên cao cấp, cán bộ tư vấn tham mưu. Mỗi lần sang, Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba luôn đề nghị cơ quan Việt Nam cho họ đi trải nghiệm thực tế, quan sát đời sống xã hội Việt Nam để Cuba có thêm căn cứ lý luận áp dụng vào thực tiến.

Tôi nghĩ, thời gian qua Việt Nam cũng đã đóng góp nhiều trong vấn đề đổi mới tư duy, đổi mới chủ trương chính sách ở Cuba. Ví dụ, cách đây hai năm, khi ban hành Hiến pháp mới, Cuba đã cử nhiều đoàn chuyên gia, cán bộ sang Việt Nam học tập kinh nghiệm nội dung Hiến pháp mới ở Việt Nam.

Sau đó, Cuba tiếp tục gửi rất nhiều chuyên gia sang Việt Nam để nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta. Mới đây, khi sang Cuba tôi thấy rất phấn khởi khi nhìn thấy kinh nghiệm của Việt Nam đã được nước bạn áp dụng vào mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong tôi một nửa Cuba, một nửa Việt Nam

Việt Nam - Cuba có quan hệ anh em rất đặc biệt. Vì vậy, cả trong đại dịch COVID-19, hai nước luôn duy trì mối thâm giao thông qua hoạt động hỗ trợ y tế lẫn nhau. Việt Nam cung cấp vật tư y tế thiết yếu giúp Cuba phòng, chống dịch. Ngược lại, Cuba gửi những liều vaccine COVID-19 đầu tiên giúp Việt Nam cũng như các loại thuốc điều trị ngăn ngừa dịch bệnh.

Sau khi kiểm soát dịch thành công, hoạt động trao đổi đoàn diễn ra tích cực. Đầu năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam chính thức sang thăm Cuba và có lời phát biểu tại phiên đầu tiên của Quốc hội Cuba mới thành lập vào ngày 19/4. Điều này chưa từng xảy ra trước đây và có ý nghĩa rất đặc biệt với Cuba.

Thời gian gần đây, chỉ trong thời gian ngắn, liên tiếp nhiều Ủy viên Bộ Chính trị, lãnh đạo cấp cao của Cuba dẫn đầu đại biểu cấp cao sang thăm Việt Nam, gồm Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Cuba, Tổng thư ký Phụ nữ Cuba, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Cuba và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Cuba.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen

KÔNG ANH - MINH PHAN - NGÔ NHUNG (Thiết kế: Huy Mạnh)

Theo VTC News

https://vtc.vn/trong-toi-mot-nua-cuba-mot-nua-viet-nam-ar807102.html?gidzl=PLxeBX5Pad9cHUih64wQT6T5uYyFGyzsVaJYVGeIo2frGUPs0a6NA2SIxI9J49GiB4FjT6H6CaXl4bcKSW

Theo VTC News

Tin bài liên quan

Việt Nam - Cuba củng cố quan hệ hợp tác toàn diện

Việt Nam - Cuba củng cố quan hệ hợp tác toàn diện

Ngày 31/10 tại Hà Nội, ông Vũ Hải Hà, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Cuba đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.
Ghi nhận đóng góp của Đại sứ Orlando Nicolás Hernández Guillén trong việc thắt chặt quan hệ Việt Nam - Cuba

Ghi nhận đóng góp của Đại sứ Orlando Nicolás Hernández Guillén trong việc thắt chặt quan hệ Việt Nam - Cuba

Trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam từ năm 2021 đến nay, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén đã có những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy và củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt giữa Việt Nam và Cuba. Ghi nhận những nỗ lực đó, ngày 24/10 tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao tặng Đại sứ kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc”.
Tình hữu nghị Việt Nam - Cuba là tấm gương trong quan hệ quốc tế và ngoại giao nhân dân

Tình hữu nghị Việt Nam - Cuba là tấm gương trong quan hệ quốc tế và ngoại giao nhân dân

Đó là nhận định của bà Ariadne Feo Labrada, Tổng lãnh sự Cộng hòa Cuba tại Thành phố Hồ Chí Minh tại Lễ kỷ niệm 71 năm ngày khởi nghĩa vũ trang của Cuba - ngày tấn công pháo đài Moncada (26/7/1953 - 26/7/2024). Buổi lễ do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (HUFO) và Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Cuba tại Thành phố phối hợp tổ chức ngày 3/10.

Tin mới

Giới thiệu di sản văn hóa Việt Nam đến bạn bè Ấn Độ

Giới thiệu di sản văn hóa Việt Nam đến bạn bè Ấn Độ

Đoàn Nghệ thuật Dân gian gồm 12 thành viên từ Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (NUAE), Việt Nam đã tham dự Lễ hội Bộ lạc Quốc tế từ ngày 15–24 tháng 11 năm 2024 tại các thành phố lớn thuộc khu vực phía Bắc và Đông Ấn Độ như Lucknow, Kolkata, Shillong, và Guwahati.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều nay, 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tin khác

Sinh viên Thái thi nói tiếng Việt

Sinh viên Thái thi nói tiếng Việt

Chiều ngày 20/11, tại trường Đại học Srinakharinwirot đã tổ chức “Cuộc thi nói tiếng Việt bậc đại học tại Thái Lan” nhằm cổ vũ và lan tỏa tiếng Việt tại đất nước Chùa Vàng.
Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Chương trình “Ươm mầm hữu nghị” do Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia khởi xướng và triển khai đã hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho hàng trăm sinh viên Campuchia đang học tập tại Việt Nam. Từ sự hỗ trợ đó, sinh viên Campuchia có thêm nền tảng tốt khi đi làm, nhiều cơ hội phát triển và đóng góp tích cực cho tình hữu nghị hai nước. Thạc sĩ Uch Leang, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á - Phi và Trung Đông, Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), Chủ tịch Hội cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên tạp chí Thời Đại.
Việt Nam – Lào: Chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới

Việt Nam – Lào: Chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới

Phòng, chống cháy rừng, làm đường băng cản lửa trước khi đốt nương, hỗ trợ, giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; tham gia bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền an ninh biên giới và đường biên, mốc giới của mỗi nước... Đó là những hoạt động chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới Việt - Lào.
5 nhiệm vụ trọng tâm của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2024-2029

5 nhiệm vụ trọng tâm của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2024-2029

Ngày 19/11, tại Đồng Nai đã diễn ra Đại hội đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Nai khóa III, nhiệm kỳ 2024-2029 với chủ đề: Đoàn kết - Đổi mới - Linh hoạt - Sáng tạo. Chương trình có sự tham gia của 250 đại biểu chính thức đại diện cho 11.000 hội viên của 10 hội hữu nghị thành viên thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Nai.
Phiên bản di động