Triển lãm Minh văn trên gốm Nam Bộ
Từ ngày 3 – 13/8, tại Bảo tàng TP. HCM sẽ diễn ra trưng bày mỹ thuật ứng dụng sản phẩm gốm Nam Bộ, chuyên đề "Minh văn trên gốm Nam Bộ". Đây là sự kiện do Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội kết hợp với hơn 70 nhà sưu tập tư nhân (Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Sóc Trăng, Đồng Tháp, TP. HCM, Cà Mau...) tổ chức.
Gốm Thành Lễ - bình trưng
Gốm Nam Bộ hiện nay được tạm phân chia thành 4 dòng: Cây Mai, Sài Gòn, Lái Thiêu và Biên Hòa.
Từ xưa gốm Nam bộ đã trở thành hàng hóa thiết yếu trong sinh hoạt của cư dân ở miền Đông và Tây Nam bộ. Đó là các lu, hũ, khạp, đèn, tô, chén, muỗng, đĩa, chun, khay trà, hũ, lọ, lư hương, bình trà, bình cắm hoa...
Gốm Lái Thiêu - chóe đựng nước
Từ năm 2011 tại 1 quán cà phê nhỏ ở TP. HCM đã diễn ra do nhà sưu tập Mai Công Chánh khởi xướng và tổ chức. Sự kiện này thực sự là một cột mốc đánh dấu bước đầu phát triển của phong trào sưu tập gốm Nam Bộ.
Gốm Biên Hòa - bình tùng hạc cao 76cm
Sau sự kiện này, các nhà sưu tập tâm huyết đã tiên phong, cổ động phong trào, làm dấy lên làn sóng sưu tập gốm Nam Bộ trên khắp cả nước. Đã có rất nhiều hiện vật gốm Nam Bộ được giới thiệu rộng rãi và làm cho cuộc chơi gốm Nam Bộ thêm sôi động, thú vị. Tiếp theo đó là nhiều cuộc trưng bày với tên gọi “Hội ngộ gốm Nam Bộ” 1, 2, 3… Các sự kiện trên đã lần lượt diễn ra cho tới ngày hôm nay và không ngừng tiếp nối với tên gọi có khác nhau nhưng tựu trung cũng gói trọn 3 chữ “gốm Nam Bộ” thân thương.
Năm 2017 là năm phong trào sưu tập được phát triển mạnh mẽ. Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội kết hợp với hơn 70 nhà sưu tập tư nhân (Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Sóc Trăng, Đồng Tháp, TP. HCM, Cà Mau...) để trưng bày các hiện vật nhằm bảo tồn và phát triển các hiện vật gốm Nam Bộ mà họ đã dày công sưu tầm, đưa các hiện vật đang ẩn khuất từ mọi nơi, quy tụ thành những bộ sưu tập có quy mô và đầy đủ.
Gốm Cây Mai - trụ rồng
Triển lãm có chú trọng đến yếu tố “Minh văn trên gốm Nam Bộ”.
Minh văn trên gốm tức là những câu chữ được họa sĩ vẽ gốm viết lên: có thể là niên đại, tên lò hay tên người chế tác, tên người đặt hàng hay tên địa danh, chức năng hay công dụng của sản phẩm, câu chúc, lời chúc hay một bài thơ cổ...
Những hiện vật có “minh văn” phản ảnh rõ nét hơn về lịch sử gốm nam bộ cũng như lịch sử phát triển của vùng đất nam bộ những năm đầu thế kỷ 20.
Gốm Sài Gòn - dĩa cổ bồng với minh văn "Đề Ngạn Nam Phong tạo"
Chữ viết trên gốm là một dạng văn tự đốc đáo, dựa vào đó có thể hiểu được đời sống kinh tế, văn hóa cũng như nhu cầu thực tế của xã hội đương thời. Đối với các nhà nghiên cứu gốm, chữ viết là một chi tiết hết sức quan trọng trong việc giám định đồ gốm. Nội dung, thể chữ, cách thức, kỹ thuật để viết trên món đồ mang đặc trưng của từng thời kỳ rõ ràng.
Biết rằng tổ chức triển lãm ở một đầu đất nước là vất vả và khó khăn, nhưng đó chính là nơi sản sinh, nuôi dưỡng gốm Nam Bộ. Để phong trào sưu tập được phát triển đồng thời cũng lưu giữ giá trị văn hóa của dân tộc.
Hoàng Hà