Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
11:31 | 31/03/2025 GMT+7

Trên bàn ăn với người Trung Quốc đừng làm những điều này

aa
Nếu bạn đi du lịch tới Trung Quốc và được mời ăn cơm, hãy tránh phạm phải những điều dưới đây.
Những quy tắc ứng xử cơ bản ở các nước cần phải lưu ý
Quy tắc trên bàn ăn của một số quốc gia cần lưu ý
Trên bàn ăn với người Trung Quốc đừng làm những điều này

Vị trí chỗ ngồi

Khi bạn đến du lịch, thăm người thân hay đi công tác tại Trung Quốc và được mời đến một bữa tiệc nào đó, đầu tiên nên giới thiệu về bản thân. Để người chủ tiệc giới thiệu bạn với những người khác chưa biết, sau đó ngồi vào chỗ theo thứ tự sắp xếp trước.

Ở một số bữa tiệc sẽ có những người ở bậc kính trọng, khách danh dự, khách cao cấp... Nếu khách danh dự hoặc cao cấp chưa ngồi, thì những vị khách khác cũng chưa được ngồi. Nếu họ chưa ăn thì những người khác cũng chưa được ăn. Khi nâng ly, người đầu tiên nâng ly cũng từ những người danh dự, cao cấp rồi tiếp tục theo thứ tự về vị trí ngồi.

Không cắm đũa vào bát cơm

Hành động cắm đũa thẳng đứng vào bát cơm khiến người ta nhớ tới các lư hương thờ cúng tổ tiên, hoặc các bát cơm cúng trong đám tang. Chính vì thế, với những ai mê tín thì hành động này chẳng khác gì mang lại điều xui xẻo. Vậy nên khi không còn dùng đến đũa thì hãy để ngay ngắn xuống bàn, đặt cạnh bát cơm.

Trên bàn ăn với người Trung Quốc đừng làm những điều này
Căm đũa thẳng đứng trên bát cơm là điều kiêng kị trong bữa ăn của người Trung Quốc

Không gõ đũa vào bát đĩa

Ngày xưa, những người ăn xin ở Trung Quốc thường gõ đũa vào bát đĩa để tạo tiếng ồn trước cửa nhà người khác để thu hút sự chú ý và mong được bố thí. Vì thế, hành động này có ý nghĩa mang lại sự nghèo khổ.

Những đứa trẻ nghịch ngợm như vậy trên bàn ăn thường bị nhắc nhở ngay lập tức, người lớn cho rằng chúng sẽ không có tương lai, số khổ, bi đát hơn là sau này sẽ trở thành một kẻ ăn xin.

Dùng tay bưng bát khi ăn

Khi đưa thức ăn lên miệng, cần phải dùng tay bưng bát cơm lên cùng, thay vì chỉ gắp mỗi thức ăn cho vào miệng. Người Trung Quốc cho rằng, đây là một kiểu thái độ đối với cuộc sống, một người nếu ngay cả bát cơm cũng không thể cầm nổi thì sao có thể gánh vác sự nghiệp, tương lai khó trở thành người tài.

Khi ăn thì nâng bát lên, không cúi mặt xuống. Vì khi nếu cúi mặt xuống bàn và úp mặt vào bát của mình sẽ thể hiện thái độ bất lịch sự và phản cảm với những người ngồi cùng.

Người lớn chưa động đũa, người nhỏ không được ăn trước

Tôn trọng, kính trọng người lớn được thể hiện trong mọi mặt của cuộc sống. Chẳng hạn như khi gia đình ăn cơm với nhau, người lớn phải được mời và họ phải là người động đũa trước rồi mới tới lượt người nhỏ tuổi ăn, hoặc nếu bạn nghe người lớn nói “chúng ta ăn thôi” thì bạn mới bắt đầu ăn. Không nên ăn trước khi người lớn hô bắt đầu.

Không há to miệng khi húp canh

Khi ăn canh, chú ý không được há to miệng, không được phát ra tiếng động. Người Trung Quốc cho rằng, chỉ có ngạ quỷ (ma đói) mới ăn uống như vậy. Khi ăn thì nên ngậm miệng lại, nhai kỹ, nuốt chậm.

Không nên vừa ăn vừa nói

Khi ăn, nên nhai kỹ thức ăn rồi mới nuốt. Đây không phải chỉ là phép lịch sự xã giao mà còn tốt cho tiêu hóa.

Không nên mở to miệng, nhét thức ăn vào đầy miệng rồi ăn ngấu ăn nghiến, vừa ăn vừa nói chuyện.

Cũng đừng cho quá nhiều thức ăn vào miệng cùng lúc để tránh gây ấn tượng xấu với người đối diện. Cũng không chồm tới chỗ đĩa thức ăn để xúc đưa vào miệng.

Không rung chân khi ăn

Người Trung Quốc có câu: “Nam mà rung chân thì cùng cực, nữ mà rung chân thì hèn hạ”. Nếu một người có thói quen xấu này khi ăn cơm, lúc nào họ cũng ở trong trạng thái không yên ổn, “rụng” dần phúc khí, tương lai khó phát đạt. Chính vì thế, người Trung Quốc thường nhắc nhở con cháu trong nhà tránh thói quen xấu này.

Không để thừa cơm

Phải ăn hết cơm trong chén, không để sót dù chỉ một hột. Vì người Trung Quốc quan niệm nếu làm như vậy thì vợ/chồng sau này của bạn sẽ bị mặt rổ. Ngoài ra điều này cũng là không tôn trọng các bác nông dân đã cực khổ dày công cày bừa.

Bạn sẽ nhận thấy có nhiều nét tương đồng trong văn hoá ăn uống của người Trung Quốc và người Việt. Tuy nhiên, có nhiều điều rất được coi trọng tại Trung Quốc bạn phải thận trọng hơn.

Những lưu ý nhỏ giúp bạn ứng xử văn minh hơn khi du lịch Những lưu ý nhỏ giúp bạn ứng xử văn minh hơn khi du lịch
Đi du lịch không chỉ là đến đó và thư giãn, bạn cần phải trở thành những khách du lịch văn minh từ những hành động nhỏ. Bất kì hành động nào của bạn cũng có thể gây mất thiện cảm hoặc mang lại thiện cảm cho người dân địa phương và góp phần làm đẹp hình ảnh của chính bản thân bạn.
Quy tắc trên bàn ăn của một số quốc gia cần lưu ý Quy tắc trên bàn ăn của một số quốc gia cần lưu ý
Mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau sẽ có những quy tắc, quy chuẩn văn hóa khác nhau, trong đó có quy tắc trên bàn ăn. Bạn nên tìm hiểu một số quy tắc cơ bản trên bàn ăn ở một số quốc gia vì nhiều khi, đến những nơi này, bạn sẽ bị người địa phương nhìn với ánh mắt kỳ lạ chỉ vì hành xử không chuẩn.
PV
Nguồn:

Tin bài liên quan

9 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đức

9 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đức

Nước Đức được mệnh danh là "trái tim của Châu Âu" với bề dày lịch sử và nền văn hóa độc đáo là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách. Dưới đây là 9 địa điểm du lịch Đức nổi tiếng mà bạn không thể bỏ qua cho chuyến du lịch đầy trọn vẹn của bạn.
Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

Việc xin visa Đức khá phức tạp và đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc chuẩn bị hồ sơ là bước quan trọng nhất. Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh sẽ tăng khả năng đậu visa của bạn.
Đi du lịch Đức cần chuẩn bị những gì?

Đi du lịch Đức cần chuẩn bị những gì?

Đức luôn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá châu Âu. Tuy nhiên, để có một hành trình du lịch châu Âu suôn sẻ, đặc biệt là đến Đức, bạn cần lưu ý chuẩn bị giấy tờ kỹ càng.

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (07/7): Bão số 2 ra khỏi biển Đông

Thời tiết hôm nay (07/7): Bão số 2 ra khỏi biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 07/7, bão số 2 di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, cường độ suy yếu dần và không còn có khả năng quay trở lại Biển Đông.
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 04/7, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.

Đọc nhiều

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã gửi thư mời Bộ Quốc phòng 8 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Cuba, Belarus, Kazakhstan, Azerbaijan tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, đồng thời mời 5 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại Lễ kỷ niệm.
Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
4 giải pháp để Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi Công ước ICCPR

4 giải pháp để Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi Công ước ICCPR

"Đoàn Việt Nam đã đưa ra thông điệp rõ ràng để khẳng định quan điểm, chủ trương nhất quán của Việt Nam với phương châm đặt con người ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển". Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh trong phần trả lời phỏng vấn của báo chí sau phiên đối thoại với Uỷ ban nhân quyền về báo cáo quốc gia thực thi công ước ICCPR lần thứ 4.
Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Chặng đường 30 năm hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển từ đối đầu thành đối tác toàn diện, mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược và kinh tế.
Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

6 tháng đầu năm nay, lượng khách xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh rõ nét nhu cầu giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã tăng cao.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Vào lúc 17 giờ 00 phút ngày 8/7, cán bộ, chiến sĩ Trạm 535 thuộc Trung đoàn 351, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn xã Phú Trạch, tỉnh Quảng Trị đã khống chế hoàn toàn đám cháy rừng, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động