Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
11:41 | 08/04/2025 GMT+7

Trang phục khi đi du lịch Nhật Bản thế nào cho phù hợp?

aa
Nhật Bản là đất nước có bốn mùa rõ rệt vì vậy việc lựa chọn trang phục khi đi du lịch Nhật Bản cũng không hề dễ dàng. Vậy thì làm thế nào để lựa chọn trang phục đi du lịch phù hợp mà vẫn rất thời trang?
Nhật Bản áp dụng chế độ thu thuế lưu trú với khách du lịch nước ngoài
Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

1. Trang phục khi đi du lịch Nhật Bản

Phù hợp với thời tiết

Đi du lịch Nhật Bản nên mặc gì có lẽ là điều mà nhiều du khách quan tâm. Trang phục thích hợp trước tiên là phải thích hợp với thời tiết, mang lại sự thoải mái cho người mặc. Du lịch Nhật Bản bạn cần để ý tới thời tiết các mùa để có thể chuẩn bị trang phục phù hợp. Bởi Nhật Bản có khí hậu ôn đới điển hình với bốn mùa rõ ràng. Mỗi mùa lại mang những đặc điểm, những tiết trời khác nhau. Vì vậy tùy vào lịch trình mà bạn chuẩn bị trang phục cho phù hợp.

- Mùa xuân:

Khoảng thời kì mùa xuân ở Nhật bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 5. Mùa xuân ở Nhật Bản có thời tiết dễ chịu và thoải mái nhất. Lúc này thời tiết ở quốc gia mặt trời mọc là khí hậu se lạnh, mưa ít, nhiệt độ trung bình từ 10 độ C tới 20 độ C. Với thời tiết đẹp như vậy rất phù hợp với hoạt động tham quan của bạn.

Du lịch Nhật Bản nên mặc gì?

Vào mùa này bạn cần chuẩn bị những chiếc áo len, áo khoác mỏng hay là chiếc áo kaki đơn giản. Kết hợp với những chiếc áo là những chiếc chân váy kèm theo là những đôi giày thể thao năng động hay đôi boot thời thượng, nó sẽ giúp bạn trở nên phong cách hơn, cảm thấy thoải mái và dễ dàng di chuyển. Vì đây là khoảng thời gian đẹp nhất nên bạn có thể thoải mái lựa chọn những bộ trang phục tùy thích nhưng mà vẫn phải đảm bảo giữ ấm cho cơ thể nhé. Đừng quên mang theo ô hoặc mũ và áo khoác mỏng để phòng tránh những cơn mưa bất chợt.

- Mùa hè:

Mùa hè Nhật Bản bắt đầu từ tháng 6 đến tháng tháng 8 với đặc trưng thời tiết nắng nóng, có khi lên tới 30 độ C, mưa nhiều, khách du lịch chủ yếu đến Nhật Bản tắm biển, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí tại các trung tâm thương mại và các lễ hội truyền thống của người dân nơi đây.

Du lịch Nhật Bản nên mặc gì?

Nếu lựa chọn đi du lịch Nhật Bản mùa hè, bạn nên mặc các loại áo quần mỏng, áo ngắn tay, hoặc có thể mang theo ô dù, mũ để phòng các trường hợp trời quá nắng hay đổ mưa bất chợt, những chiếc váy Maxi, áo croptop hay những chiếc quần ngắn sẽ giúp bạn cảm thấy mát mẻ, thoải mái.

- Mùa thu:

Mùa thu ở Nhật Bản có thời gian kéo dài từ khoảng tháng 9 đến tháng 11. Mùa thu Nhật Bản là thời điểm khí hậu vô cùng dễ chịu, tiết trời mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên nhuộm sắc vàng vô cùng ấn tượng bởi lá đỏ rụng khắp các nẻo đường trông rất thơ mộng.

Du lịch Nhật Bản nên mặc gì?

Với thời tiết của mùa thu cũng giống như mùa xuân, bạn có thể chuẩn bị những chiếc áo khoác mỏng, hay những chiếc váy điệu đà kèm theo những chiếc áo kaki càng tôn lên sự sang trọng. Hãy chuẩn bị cho mình những chiếc mũ nồi phong cách, chiếc khăn quàng cổ mỏng. Chỉ cần như vậy, bạn đã có thể đi dạo phố và chụp được một bộ ảnh đẹp với tiết trời mùa thu Nhật Bản.

- Mùa đông:

Mùa đông Nhật Bản từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau thời tiết rất lạnh, nhiệt độ xuống thấp, trời có tuyết rơi. Mùa đông ở Nhật Bản lạnh hơn nhiều so với Việt Nam.

Du lịch Nhật Bản nên mặc gì?

Nếu ghé thăm Nhật Bản vào thời điểm này, bạn nhớ chú ý trang phục phải thật ấm, bạn cần chuẩn bị nhiều các loại áo dạ, áo len, áo hoodie, áo phao, áo giữ nhiệt, áo khoác ấm,... để đảm bảo giữ ấm cho cơ thể khi đi du lịch mùa đông Nhật Bản những cũng không kém phần thời trang để có thể check in tại những địa điểm đẹp.

Chắc chắn bạn cần chuẩn bị thêm mũ len, găng tay, khăn quàng cổ và giày cao cổ. Hãy giữ cơ thể bạn thật ấm để có thể tận hưởng trọn vẹn những đặc trưng riêng của mùa đông bạn nhé.

Phù hợp với văn hoá

Người Nhật thường ưa chuộng ăn mặc gọn gàng, kín đáo, do đó nên tránh những loại trang phục quá hở hang, “thiếu vải”, đặc biệt là khi đến những nơi linh thiêng như đền chùa. Ăn mặc khiêm tốn là điều quan trọng để duy trì các phong tục và chuẩn mực văn hóa. Tránh những thứ như áo ba lỗ, quần short và váy ngắn. Lựa chọn trang phục kín đáo hơn luôn là lựa chọn an toàn ngay cả khi bạn không có ý định đến thăm đền chùa hoặc đền thờ. Phụ nữ thường bị chỉ trích vì để lộ khe ngực.

2. Hành lý khi di du lịch Nhật Bản

- Phụ kiện: Ngoài việc chuẩn bị quần áo, giày thể thao vẫn luôn là người bạn đồng hành số 1 trong tất cả các chuyến du lịch. Tránh mang theo các loại giày cao gót, vừa không thuận tiện vừa dễ xảy ra sự cố (như vấp ngã, chẹo chân) khi di chuyển. Một vài phụ kiện nhỏ như kính mát (nếu đi vào mùa hè), khăn, mũ, găng tay cũng rất hữu ích. Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo một túi đeo chéo hay balo nhỏ để đựng một số thứ lặt vặt như ví tiền, điện thoại, máy ảnh. Đừng mang theo quá nhiều thứ bên người vì bạn rất dễ dàng để quên chúng khi dừng chân ở đâu đó và việc mang vác lỉnh kỉnh cũng không thuận tiện nếu phải di chuyển một quãng đường xa.

- Đồ dùng cá nhân: Tại các khách sạn cũng như nhà nghỉ của Nhật thường không trang bị sẵn các vật dụng cá nhân như bàn chải hay là kem đánh răng, dao cạo, dép lê. Vì thế mà du khách cần chuẩn bị trước các đồ dùng này khi đi du lịch Nhật Bản. Thêm nữa bạn có thể chuẩn bị thêm các loại đồ ăn nhanh như mì tôm là một biện pháp dự phòng hữu ích khi đi đến những vùng đất mới, vì có thể bạn sẽ không ăn được một số món của Nhật Bản hoặc không hợp khẩu vị.

- Thuốc men: Chắc chắn thuốc men là thứ không thể thiếu trong bất kỳ chuyến du lịch nào, bạn nên trang bị túi thuốc cá nhân gồm các loại thuốc đặc trị cho bệnh của bạn vì ở Nhật và nhiều nước khác khi mua thuốc điều trị cần phải có đơn của bác sỹ địa phương. Một số loại thuốc nên chuẩn bị sẵn như: thuốc tiêu hóa, thuốc cảm, viêm họng, hạ sốt, kem chống côn trùng, dị ứng da, vitamin, băng cứu thương, thuốc chống say xe...

- Đồ đổi chấu và biến áp (electric adaptors): Ở Nhật các ổ cắm đều có điện áp nguồn 110V và chỉ tiếp nhận đầu cắm có chấu dẹt. Trong khi ở Việt Nam, chấu cắm điện có dạng tròn và điện áp 220V. Vì thế, hãy nhớ mang theo đồ đổi chấu (rắc chuyển chân sạc) để đảm bảo các thiết bị điện của bạn luôn trong tình trạng đầy pin. Ngoài ra, các quán ăn ở Nhật Bản thường không có ổ cắm sạc, vì vậy hãy đem theo pin sạc dự phòng để đảm bảo chuyến đi diễn ra suôn sẻ.

Các phương tiện di chuyển phổ biến tại Thái Lan Các phương tiện di chuyển phổ biến tại Thái Lan
Thái Lan có hệ thống giao thông đa dạng, nhưng nếu không tìm hiểu trước, bạn có thể mất khá nhiều thời gian trong việc di chuyển. Dưới đây là những lựa chọn phù hợp tùy vào nhu cầu của bạn.
Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản
Bên cạnh checklist những điểm tham quan hấp dẫn hay những món ăn “phải thử”, du khách đừng quên mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết cho chuyến đi.
PV
Nguồn:

Tin bài liên quan

Du lịch Indonesia: Kinh nghiệm mua SIM du lịch

Du lịch Indonesia: Kinh nghiệm mua SIM du lịch

Việc sử dụng SIM du lịch Indonesia có nhiều điểm lợi và lựa chọn phù hợp sẽ giúp chuyến đi của bạn trở nên trọn vẹn hơn. Hãy chuẩn bị sẵn cho mình một SIM du lịch khi đến Indonesia để không bỏ lỡ những khoảnh khắc đáng nhớ trên hành trình khám phá của bạn.
12 điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Indonesia

12 điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Indonesia

Indonesia luôn là điểm đến hấp dẫn của hàng triệu du khách thập phương muốn khám phá những cảnh quan thiên nhiên hoang dã và tìm hiểu về một đất nước đầy điều kỳ bí. Dưới đây là tổng hợp những địa điểm du lịch Indonesia nổi tiếng hàng đầu mà bất cứ ai cũng không nên bỏ qua.

Các tin bài khác

Khi nào thí sinh được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT 2025 tạm thời?

Khi nào thí sinh được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT 2025 tạm thời?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ diễn ra chính thức từ ngày 26-27/6/2025. Bên cạnh các thông tin về thủ tục và quy trình dự thi, thí sinh cũng cần nắm rõ thời gian khi nào được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT 2025 tạm thời.
12 điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Indonesia

12 điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Indonesia

Indonesia luôn là điểm đến hấp dẫn của hàng triệu du khách thập phương muốn khám phá những cảnh quan thiên nhiên hoang dã và tìm hiểu về một đất nước đầy điều kỳ bí. Dưới đây là tổng hợp những địa điểm du lịch Indonesia nổi tiếng hàng đầu mà bất cứ ai cũng không nên bỏ qua.
Du lịch Indonesia: Kinh nghiệm mua SIM du lịch

Du lịch Indonesia: Kinh nghiệm mua SIM du lịch

Việc sử dụng SIM du lịch Indonesia có nhiều điểm lợi và lựa chọn phù hợp sẽ giúp chuyến đi của bạn trở nên trọn vẹn hơn. Hãy chuẩn bị sẵn cho mình một SIM du lịch khi đến Indonesia để không bỏ lỡ những khoảnh khắc đáng nhớ trên hành trình khám phá của bạn.
Cách đổi tiền tệ khi đi du lịch Indonesia

Cách đổi tiền tệ khi đi du lịch Indonesia

Indonesia là một trong những điểm đến du lịch được nhiều du khách quốc tế săn đón nhất hiện nay. Nếu bạn đang có kế hoạch đến với xứ sở vạn đảo này thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm đổi tiền khi đi du lịch Indonesia nhé.

Đọc nhiều

Hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025.
Thanh niên Việt - Trung tiếp nối lý tưởng, vun đắp tình hữu nghị

Thanh niên Việt - Trung tiếp nối lý tưởng, vun đắp tình hữu nghị

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội) diễn ra lễ khai mạc Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 24 năm 2025 với chủ đề “Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng”. Sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, "Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung" và nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Cơ hội bứt phá

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Cơ hội bứt phá

Việt Nam đang trên hành trình trở thành nền kinh tế có thu nhập cao với tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất Đông Nam Á.
[Ảnh] Đại biểu thanh niên Trung Quốc tìm hiểu văn hoá các dân tộc Việt Nam

[Ảnh] Đại biểu thanh niên Trung Quốc tìm hiểu văn hoá các dân tộc Việt Nam

Ngày 13/4, trong khuôn khổ chương trình Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 24, đoàn đại biểu thanh niên Trung Quốc đã thăm Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Khu du lịch Đồng Mô – Ngải Sơn, Hà Nội), nơi tái hiện sinh động bản sắc của 54 dân tộc anh em.
Nhiều công trình thiết thực hỗ trợ bà con biên giới Thành phố Huế

Nhiều công trình thiết thực hỗ trợ bà con biên giới Thành phố Huế

Ngày 14/4, tại xã Quảng Nhâm (huyện A Lưới, Thành phố Huế), Ban Thanh niên Công an Thành phố Huế phối hợp với Đoàn Thanh niên Cục Đối ngoại (Bộ Công an) và các đơn vị liên quan khởi công xây dựng căn nhà nhân ái, khánh thành công trình “Thắp sáng bước chân em - Đường cờ Tổ quốc” và công trình “Camera an ninh”, góp phần nâng cao đời sống và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Ngày 12/4, tại huyện Cao Lộc (tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam) đã diễn ra chương trình khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân địa phương. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.
Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt  - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Ngày 11/4, tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) phối hợp Tổng trạm Kiểm tra Biên phòng xuất nhập cảnh Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức chương trình giao lưu sĩ quan, cán bộ trẻ hai bên.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Phiên bản di động