Trang chủ Chính trị - Xã hội
16:49 | 10/08/2021 GMT+7

TPHCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9/2021

aa
Để tiếp tục tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, không để xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế-xã hội, Chính phủ thống nhất ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV.
Lắp camera tại các chốt để kiểm soát phòng chống, dịch bệnh Lắp camera tại các chốt để kiểm soát phòng chống, dịch bệnh
Để công tác phòng chống dịch hiệu quả hơn, tỉnh Hải Dương vừa lắp 8 camera giám sát tại các chốt kiểm soát dịch trên địa bàn toàn tỉnh.
Tháo biển kiểm soát xe để đi mua ma tuý, đụng phải chốt kiểm dịch Tháo biển kiểm soát xe để đi mua ma tuý, đụng phải chốt kiểm dịch
Để che giấu hành vi “mua bán trái phép chất ma tuý”, 2 đối tượng đã tháo biển kiểm soát xe máy tuy nhiên vẫn không thoát khỏi sự kiểm tra của chốt kiểm soát dịch Covid-19.
TPHCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9/2021

Nghị quyết nêu rõ: Dịch bệnh COVID-19, với sự xuất hiện của biến chủng Delta đang diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh, lây lan nhanh và gây tử vong cao tại nhiều nước trên thế giới, nhất là tại khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, đợt bùng phát dịch lần thứ tư có tốc độ lây rất nhanh, đã lan rộng ra nhiều địa phương với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và tiếp tục diễn biến khó lường. Đặc biệt, dịch bệnh đã lan rộng, ngấm sâu vào cộng đồng ở nhiều khu vực thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam với số người bị nhiễm rất cao, gây tổn hại rất lớn về tính mạng, sức khỏe và đời sống nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản để tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thích ứng với tình hình; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, Nhân dân cả nước; với yêu cầu đặt tính mạng, sức khỏe của Nhân dân lên trên hết, trước hết, qua đó đã từng bước kiểm soát được tình hình dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái “bình thường mới”.

Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm, đoàn kết, đồng lòng chia sẻ để cùng nhau phòng, chống dịch của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước; đặc biệt biểu dương các lực lượng tuyến đầu chống dịch, đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, cán bộ, nhân viên y tế, cán bộ, chiến sỹ quân đội, công an, cán bộ ở cơ sở và đội ngũ tình nguyện viên đã tận tâm, nỗ lực vượt bậc trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Tuy nhiên, trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, không ít cơ quan, đơn vị, địa phương còn thực hiện chưa thật nghiêm, thật dứt khoát, thực chất các biện pháp theo quy định, thậm chí còn chủ quan, lơ là; thiếu đôn đốc, kiểm tra, giám sát. Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, chậm được khắc phục, nhất là ở cơ sở tại một số địa phương.

Việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” ở nhiều nơi còn chưa được quán triệt, chưa đúng, chưa đầy đủ trách nhiệm, còn bộc lộ nhiều hạn chế dẫn tới lúng túng khi tình hình, diễn biến dịch bệnh thay đổi. Việc tổ chức tiêm vaccine còn chậm, chưa thật sự khoa học, hiệu quả. Việc quản lý, kiểm soát người ra vào vùng có dịch chưa chặt chẽ, không ít nơi còn buông lỏng, chủ quan. Việc tổ chức vận tải, lưu thông hàng hóa vẫn còn tình trạng vừa thiếu an toàn, vừa ách tắc cục bộ. Một bộ phận tổ chức, doanh nghiệp, người dân chưa ý thức được sự nguy hiểm, lây lan nhanh của biến chủng mới Delta và chưa chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch bệnh.

Thời gian tới, tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó dự báo, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của Nhân dân và ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn cung ứng vaccine còn hạn chế, trước mắt chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, hàng đầu của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và của toàn dân trong giai đoạn hiện nay.

Thực hiện Kết luận số 11-KL/TW ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Hội nghị Trung ương 3 khóa XIII, Văn bản số 79-CV/TW ngày 29 tháng 01 năm 2020 của Ban Bí thư, Thông báo số 172-TB/TW ngày 21 tháng 3 năm 2020 về kết luận của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Kết luận của Bộ Chính trị tại Công văn số 50-CV/VPTW ngày 19 tháng 02 năm 2021 của Văn phòng Trung ương Đảng, Kết luận số 07-KL/TW ngày 11 tháng 6 năm 2021 của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Điện ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Thường trực Ban Bí thư, Lời kêu gọi phòng, chống đại dịch COVID-19 ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Tổng Bí thư và Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Nghị quyết của Chính phủ: số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021, số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 và số 79/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2021, các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 (Chỉ thị 15), số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 (Chỉ thị 16) và số 19/CT-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 (Chỉ thị 19), Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31 tháng 5 năm 2021 (Quyết định 2686) của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (Ban Chỉ đạo Quốc gia) và văn bản khác của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương.

Để tiếp tục tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, không để xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế - xã hội, Chính phủ thống nhất ban hành Nghị quyết về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV với những nội dung chủ yếu sau đây:

Các giải pháp cấp bách

Nghị quyết nêu rõ các giải pháp cấp bách cần triển khai. Cụ thể:

Về áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, căn cứ Quyết định số 2686 của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh) chủ động quyết định và chỉ đạo cấp dưới áp dụng nghiêm các giải pháp theo quy định, tương ứng với các mức độ nguy cơ theo tinh thần Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ với phương châm có thể áp dụng sớm hơn, cao hơn nhưng không được chậm hơn, thấp hơn; trong đó cần đặc biệt lưu ý trong lãnh đạo, chỉ đạo:

Việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là thực hiện giãn cách xã hội phải được triển khai thực chất, nghiêm ngặt, mạnh mẽ, quyết liệt, chặt chẽ ngay từ đầu, xuyên suốt trong tất cả các cấp; làm việc gì phải dứt khoát việc đó, không chần chừ, do dự, chập chờn, thiếu cương quyết, thiếu bản lĩnh. Bám sát thực tiễn với tinh thần “hiệu quả trên hết” phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tính sáng tạo, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và từng bước mở rộng, hoàn thiện, điều chỉnh ngay bảo đảm sát với diễn biến tình hình theo tinh thần không cầu toàn, không nóng vội và tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác khi dịch đi qua; cấp trên phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra cấp dưới, rà soát các khâu, các điều kiện, biện pháp phòng, chống dịch bệnh để sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi.

Các địa phương căn cứ vào các quy định chung của Trung ương, chủ động ban hành theo thẩm quyền các quy định về phòng, chống dịch, bảo đảm đồng bộ, nhất quán, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn. Đặc biệt chú trọng chỉ đạo công tác phối hợp chặt chẽ, thông tin kịp thời giữa các ngành, các địa phương. Ủy ban nhân dân các cấp kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh phù hợp với tình hình cụ thể tại địa bàn và chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp.

Tất cả các địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, phát hiện, xử lý ngay người đến từ vùng có dịch hoặc đến từ địa bàn khác theo quy định của địa phương mà không khai báo, người rời khỏi địa phương đang giãn cách xã hội mà không được phép của cấp có thẩm quyền theo quy định.

Căn cứ tình hình và yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, chủ động áp dụng linh hoạt các biện pháp cần thiết như: Hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn nhất định trên nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”; dứt khoát không để người dân tự phát rời khỏi địa bàn đang có dịch làm lây lan sang các địa bàn, địa phương khác; tổ chức các lực lượng để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong vùng có dịch; thực hiện biện pháp đặc biệt về thông tin liên lạc và sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc; kêu gọi, thuyết phục, huy động, trưng dụng tài sản, phương tiện, trang thiết bị và các biện pháp khác có thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan trong phạm vi thẩm quyền quản lý. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi áp dụng.

Xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả xử lý hình sự theo quy định của pháp luật đối với mọi hành vi không tuân thủ, cản trở, chống đối việc thực hiện các quy định, biện pháp phòng, chống dịch bệnh của cơ quan có thẩm quyền.

Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an địa phương tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền và làm nòng cốt trong tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ này.

TPHCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9/2021

Chính phủ yêu cầu các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ phải quán triệt nghiêm “chủ trương 1, tổ chức thực hiện 10”, bảo đảm chặt chẽ, thực chất. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức hoặc “chặt ngoài, lỏng trong”. Kể từ ngày bắt đầu giãn cách: trong thời hạn 14 ngày phải xác định được cụ thể và bảo vệ được thật chắc các “vùng xanh”; có biện pháp, lộ trình cụ thể để chuyển “vùng vàng” thành “vùng xanh”, “vùng cam” thành “vùng vàng” và khoanh chặt, thu hẹp “vùng đỏ”; trong thời hạn 28 ngày phải kiểm soát được tình hình trên địa bàn, phải cô lập được các “vùng đỏ” ở phạm vi hẹp nhất.

Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15 tháng 9 năm 2021. Các tỉnh: Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 01 tháng 9 năm 2021. Các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25 tháng 8 năm 2021. Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Cùng với việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, Bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng và thực hiện phương án đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm thiết yếu, tuyệt đối không để ai thiếu đói, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng, chống dịch bệnh; kịp thời cấp cứu, chữa bệnh cho mọi người dân ở mọi lúc, mọi nơi.

Thực hiện đồng bộ xét nghiệm, chăm sóc, điều trị để giảm tối đa tử vong

Về công tác y tế, Chính phủ giao Bộ Y tế bám sát diễn biến dịch trong nước và trên thế giới, cập nhật các giải pháp tiến bộ trong phòng, chống dịch và điều trị để kịp thời ban hành hoặc đề xuất ban hành các văn bản điều chỉnh, quy định, hướng dẫn. Văn bản hướng dẫn phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ giám sát, kiểm tra và dễ đánh giá; phải nêu rõ những điểm bắt buộc thực hiện (cứng) và những điểm có tính nguyên tắc để trên cơ sở đó các địa phương nêu cao tinh thần chủ động, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm và vận dụng sáng tạo.

a) Về xét nghiệm:

Bộ Y tế cập nhật, bổ sung, hướng dẫn và kịp thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ xét nghiệm bảo đảm khoa học, thiết thực, hiệu quả, tránh lạm dụng, lãng phí. Hướng dẫn, khuyến nghị, khuyến cáo về các thiết bị và sinh phẩm xét nghiệm để các địa phương chủ động mua sắm. Bộ Y tế tổ chức mua sắm tập trung các vật tư, thiết bị cần thiết trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả; tăng cường giám sát, chấn chỉnh ngay những nơi tổ chức không khoa học, thiếu trọng tâm, trọng điểm, vừa không ngăn được dịch lây lan, vừa lãng phí.

Các địa phương chỉ đạo xét nghiệm “thần tốc” các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao trên địa bàn nhằm phát hiện F0 nhanh nhất phục vụ công tác truy vết và phân loại điều trị ngay; phải kiểm soát, tuyệt đối không bỏ sót, không để F0 tiếp tục tiếp xúc, di chuyển làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Các địa bàn thực hiện phong tỏa cần tập trung xét nghiệm để phát hiện F0 nhanh nhất, không để lây lan ra cộng đồng. Đối với các địa bàn có mức độ lây lan rộng, sâu như Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận cần thực hiện đồng bộ trong xét nghiệm, chăm sóc, điều trị, bảo đảm giảm tối đa tỷ lệ bệnh nặng, tỷ lệ tử vong và tuyệt đối không để lây lan sang các địa bàn khác.

b) Về sàng lọc, phân loại người nhiễm và điều trị bệnh nhân COVID-19:

Bộ Y tế hướng dẫn về chuyên môn; các địa phương, bộ ngành chỉ đạo cơ quan y tế, cơ sở y tế thuộc thẩm quyền tổ chức sàng lọc, phân loại người nhiễm theo tình trạng, diễn biến bệnh lý để có biện pháp theo dõi, chăm sóc, điều trị phù hợp, hiệu quả, bảo đảm giảm tỷ lệ người nhiễm có triệu chứng, tỷ lệ chuyển bệnh nặng hơn ở tất cả các tầng, các lớp điều trị. Đặc biệt chú trọng việc quản lý, chăm sóc người bị nhiễm chưa có triệu chứng; việc chủ động chuẩn bị oxy y tế (nhất là hệ thống oxy tập trung) ở các tầng điều trị. Điều phối phù hợp, tập trung mọi nguồn lực, trang thiết bị để cứu chữa giảm bệnh nhân nặng, nguy kịch, hạn chế tối đa tử vong. Duy trì hoạt động của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh an toàn. Bảo đảm hệ thống thường trực cấp cứu, xe cứu thương, oxy y tế, máy thở và các trang thiết bị y tế thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch bệnh, cấp cứu, điều trị người bệnh.

c) Về vaccine, thuốc điều trị COVID-19:

- Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao đẩy mạnh hoạt động “ngoại giao vaccine” bằng mọi biện pháp; thúc đẩy viện trợ, mua, nhập khẩu vaccine để đáp ứng yêu cầu tiêm nhanh nhất, nhiều nhất có thể, sớm đạt miễn dịch cộng đồng;

- Căn cứ chỉ đạo, chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế kịp thời phân bổ vaccine cho các tỉnh, thành phố, trong đó ưu tiên cấp cho địa phương có nhiều người nhiễm, nhiều ca tử vong, tình hình dịch bệnh phức tạp, lây lan nhanh, các đô thị lớn, đông dân cư, tập trung nhiều khu công nghiệp, phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch bệnh đối với từng địa phương và công khai việc phân bổ. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh hoặc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế điều chỉnh việc phân bổ. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc ưu tiên các đối tượng tiêm vaccine phù hợp, hiệu quả với tình hình dịch bệnh;

- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo tổ chức tiêm vaccine, bảo đảm tiến độ nhanh nhất, an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh ở từng nơi; huy động mọi lực lượng y tế công lập, tư nhân và các lực lượng hỗ trợ khác triển khai chiến dịch tiêm vaccine trên toàn quốc, nhất là tại các địa phương có nhiều ca nhiễm. Tăng cường tìm kiếm và khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động tìm kiếm nguồn và mua vaccine, thuốc điều trị COVID-19. Bộ Y tế có trách nhiệm kiểm định, cấp phép, bảo quản và chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức chiến dịch tiêm vaccine miễn phí cho người dân;

- Các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam và các bộ, cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, tổ chức thử lâm sàng cùng với các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vaccine, cấp phép sử dụng có điều kiện, sản xuất vaccine, thuốc điều trị COVID-19 và trang thiết bị, vật tư y tế trong nước để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh nhanh nhất, sớm nhất và với giá thấp nhất có thể; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, bảo đảm công bằng trong chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine và thuốc điều trị; tham khảo kinh nghiệm các nước và tham vấn chuyên môn với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi cần thiết;

- Trên cơ sở đề xuất của Bộ Y tế, các bộ, cơ quan, đơn vị, Bộ Tài chính chủ trì tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp, hiệu quả cho việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thuốc điều trị COVID-19 và trang thiết bị, vật tư y tế cần thiết trong nước.

d) Xây dựng kịch bản và bảo đảm công tác y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19:

- Căn cứ mức độ nguy cơ, diễn biến dịch bệnh, Bộ Y tế xây dựng cáckịch bản phòng, chống dịch ở mức thấp, mức trung bình, mức cao và các phương án ứng phó tương ứng bảo đảm công tác y tế trên toàn quốc. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách nhà nước để bố trí kinh phí mua sắm, dự trữ, tổ chức lực lượng phù hợp, hiệu quả phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong quý III năm 2021. Căn cứ yêu cầu thực tế phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng các kịch bản ở mức thấp, mức trung bình, mức cao và các phương án ứng phó tương ứng bảo đảm công tác y tế trên địa bàn theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ kịch bản, phương án của địa phương mình để phê duyệt, chủ động thực hiện việc thành lập, xây dựng cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế; dự trữ, bố trí nguồn lực và tổ chức lực lượng để phục vụ kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn;

- Bộ Y tế, các bộ, ngành, địa phương huy động hệ thống y tế công lập, tư nhân và các nguồn lực xã hội để kịp thời phối hợp trong triển khai công tác dự phòng, điều trị, tiêm vaccine, đầu tư cơ sở vật chất và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả và theo đúng quy định.

Kiểm soát chặt chẽ các biện pháp giãn cách xã hội

Về bảo đảm an ninh, trật tự, Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức các lực lượng, cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; có phương án chủ động ứng phó với các diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn.

Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với các cơ quan chức năng và các địa phương tăng cường bám sát địa bàn, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội và các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, chú trọng phát huy vai trò của công an cấp cơ sở, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn các cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng quân đội, nhất là lực lượng quân y, binh chủng hóa học, bộ đội biên phòng, dân quân tự vệ phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh; tham gia sản xuất, cung ứng trang thiết bị, vật tư và tham gia cứu trợ Nhân dân trong khu vực cách ly, phong tỏa; chú trọng quản lý chặt chẽ biên giới, đường mòn, lối mở, xuất cảnh, nhập cảnh; giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.

Tránh đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa

Về sản xuất, cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tập trung chỉ đạo:

Duy trì hoạt động sản xuất, tránh làm đứt gãy các chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa, dịch vụ, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nhưng phải bảo đảm, tạo điều kiện cao nhất các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và chỉ những cơ sở bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh theo quy định mới được phép hoạt động, trên tinh thần an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn.

Tạo điều kiện cao nhất để vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất, thông suốt giữa các tỉnh, thành phố, địa bàn; có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Chủ động có các giải pháp hỗ trợ bảo đảm sản xuất, cung ứng, lưu thông đối với nhóm hàng hóa là trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, hóa chất, ô xy y tế, phương tiện, dịch vụ phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, ổn định đời sống của người dân, đặc biệt là bảo đảm cung ứng trực tiếp đến người dân ở những khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội.

Huy động các lực lượng công an, quân đội, dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp, hội đồng hương… và Nhân dân cả nước tham gia sản xuất, cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ người dân.

Không bỏ sót đối tượng cần cứu trợ, không để ai bị thiếu đói

Về các chính sách hỗ trợ, bảo đảm an sinh xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung chỉ đạo:

- Triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; thường xuyên rà soát, cập nhật, không bỏ sót đối tượng cần cứu trợ, không để ai bị thiếu đói, bám sát tình hình và yêu cầu thực tế để tiếp tục mở rộng hoặc điều chỉnh phù hợp các đối tượng được trợ cấp khi gặp khó khăn và giảm tối đa các thủ tục hành chính khi thực hiện nhiệm vụ này;

- Chăm lo đời sống Nhân dân, đặc biệt là người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất việc làm do dịch bệnh COVID-19 và lực lượng tuyến đầu chống dịch, bảo đảm kịp thời, thực chất, hiệu quả.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, đề xuất chính sách hỗ trợ phù hợp và bảo đảm trang thiết bị phòng hộ đối với lực lượng tham gia tuyến đầu chống dịch, đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, nhân viên y tế; cán bộ, chiến sỹ quân đội, công an, cán bộ cơ sở và đội ngũ tình nguyện viên.

Các địa phương đẩy mạnh việc thành lập, tổ chức các trung tâm, tổ, nhóm hỗ trợ, cứu trợ với hình thức tổ chức, phương thức hoạt động phù hợp, kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân và yêu cầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn; lập và duy trì đường dây nóng 24/24 giờ để kịp thời tiếp nhận thông tin cần hỗ trợ của người dân về chăm sóc y tế và sinh hoạt thiết yếu; có hệ thống giám sát y tế tại cộng đồng để kịp thời hỗ trợ người dân; bảo đảm trang thiết bị phòng hộ cho đội ngũ tình nguyện viên của các trung tâm hỗ trợ, cứu trợ ...

Xử lý nghiêm thông tin xấu độc trên mạng

Về thông tin, truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin, Chính phủ giao Bộ Y tế, Sở Y tế, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các cấp là đầu mối cung cấp kịp thời thông tin chính thức về dịch bệnh và các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cho người dân, doanh nghiệp; tổ chức đội ngũ chuyên gia, tình nguyện viên kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ người dân phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là đối tượng F0, F1.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện thống nhất một đầu mối về truyền thông, tăng cường hệ thống thông tin cơ sở, thường xuyên cung cấp các bản tin tuyên truyền, phổ biến, vận động, hướng dẫn, kêu gọi người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; cải chính, phản bác, đấu tranh với các thông tin xấu độc, bịa đặt, thông tin giả mạo, xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch bệnh của các cấp, các ngành, các địa phương.

Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo triển khai có hiệu quả các nền tảng công nghệ dùng chung đã được các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Công an, Quốc phòng và các cơ quan có thẩm quyền công bố; chủ động triển khai các ứng dụng công nghệ khác phù hợp với các nền tảng công nghệ dùng chung, đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn; tổ chức, phân công đầu mối để phối hợp, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu kịp thời, hiệu quả với các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Công an, Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác.

Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm:

- Chỉ đạo các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng ứng trực 24/24 giờ, bảo đảm thông suốt, an toàn, an ninh mạng, đặc biệt là các hệ thống thông tin, nền tảng công nghệ phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19;

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng, các doanh nghiệp viễn thông phối hợp với các lực lượng khác ứng trực 24/24 giờ, sẵn sàng các phương án kỹ thuật, biện pháp, công cụ cần thiết để ngăn chặn, xử lý nghiêm thông tin xấu độc trên không gian mạng;

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Ban Tuyên giáo Trung ương và các bộ, ngành, địa phương thực hiện thống nhất đầu mối, chủ động cung cấp, xử lý thông tin kịp thời, chính xác; chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường các hình thức truyền thông, tuyên truyền, truyền cảm hứng, nêu gương người tốt, việc tốt, cách làm hay, mô hình hiệu quả, đồng thời đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động, sai sự thật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Ưu tiên ngân sách và các nguồn lực hợp pháp bảo đảm kinh phí cho phòng, chống dịch

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương ưu tiên sắp xếp, bố trí ngân sách nhà nước và các nguồn lực hợp pháp khác để bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và cơ sở điều trị người bệnh COVID-19; giao Bộ Y tế tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ chi thường xuyên cho các cơ sở y tế công lập thu không đủ chi do tác động của dịch. Thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% chi phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương (trừ kinh phí hoạt động quan trọng, cấp bách và phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, kinh phí hoạt động ngoại giao của Bộ Ngoại giao) và tiết kiệm thêm 10% kinh phí chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 không tính tiền lương và các khoản thu nhập khác; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tập trung kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19;

Đối với việc điều chỉnh, cắt giảm kinh phí của các nhiệm vụ chi chưa thật sự cần thiết để tập trung kinh phí phòng, chống dịch bệnh và việc chuyển nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh chưa sử dụng hết sang năm sau: Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền thì đề xuất Bộ Tài chính để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền theo quy định.

Căn cứ yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, sau khi đã rà soát, huy động, sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn lực hợp pháp khác mà vẫn còn khó khăn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện. Bộ Tài chính chủ trì rà soát thẩm định, đề xuất cấp thẩm quyền quyết định mức hỗ trợ, tạm cấp từ ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương.

Bộ Y tế chủ trì, rà soát nhu cầu kinh phí mua, nhập khẩu và phương án sử dụng vaccine, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19.

Bộ Y tế xác định số lượng vaccine, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, hóa chất, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 mua sắm tại Trung ương đã phân bổ, đã thực cấp cho các địa phương và chi phí liên quan, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, theo dõi, xác định số kinh phí ngân sách địa phương phải chi theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 và khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2021. Bộ Tài chính công khai, minh bạch việc sử dụng Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 trên phương tiện thông tin đại chúng.

Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị được chủ động quyết định sử dụng, mua sắm theo các kịch bản và phương án ứng phó đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; được phép mua sắm với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng trường hợp dịch bệnh có diễn biến phức tạp, phát sinh, hạn chế tối đa lãng phí nguồn lực.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất việc xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để kịp thời phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đối với những vấn đề luật quy định thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến kinh phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì Bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương đề xuất Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước khi thực hiện theo quy định tại điểm 3.2 Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.

Xem xét, quyết định thành lập trung tâm chỉ huy để chỉ đạo tập trung thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch

Về tổ chức, nhân lực, Bộ Y tế khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tiểu ban thuộc Ban Chỉ đạo bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Các bộ, ngành, cơ quan có liên quan cử người tham gia và bảo đảm để người được cử tập trung tham gia công việc của Ban Chỉ đạo Quốc gia.

Các địa phương khẩn trương kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp trên địa bàn cho phù hợp với tình hình và yêu cầu phòng, chống dịch bệnh; có bộ phận thường trực chỉ đạo, điều phối 24/24 giờ, tổ chức theo từng nhóm chuyên môn để giải quyết kịp thời các vướng mắc, yêu cầu về vật tư, thiết bị, nhân lực, truyền thông, giao thông vận tải, cứu trợ, hỗ trợ...

Căn cứ tình hình và yêu cầu thực tế, các bộ, ngành, địa phương xem xét, quyết định việc thành lập trung tâm chỉ huy để chỉ đạo tập trung, thống nhất các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo và huy động các cơ sở y tế, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhưng phải bảo đảm các điều kiện an toàn phòng, chống dịch bệnh phù hợp với tình hình, diễn biến dịch bệnh.

Đẩy mạnh hoạt động “ngoại giao vaccine”

Về tăng cường hợp tác quốc tế, Bộ Ngoại giao tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp tục triển khai và đẩy mạnh hoạt động “ngoại giao vaccine”; vận động, thúc đẩy các đối tác cung cấp vaccine đúng hoặc sớm hơn thời gian cam kết; tăng cường hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong sản xuất vaccine và thuốc điều trị COVID-19; hỗ trợ trang thiết bị, vật tư và sinh phẩm y tế; chủ trì đề xuất chính sách xuất cảnh, nhập cảnh phù hợp với tình hình mới; nghiên cứu, tham mưu việc công nhận và cho phép “hộ chiếu vaccine nước ngoài” được sử dụng tại Việt Nam; làm tốt công tác bảo hộ công dân; tăng cường thông tin đối ngoại về những nỗ lực và kết quả phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam, về sự chủ động, tích cực hợp tác quốc tế của Việt Nam trong phòng, chống dịch.

Các cơ chế, chính sách đặc thù

Chính phủ cũng quyết nghị về các cơ chế, chính sách đặc thù. Cụ thể, việc cấp giấy đăng ký lưu hành và thông quan thuốc, vaccine phòng COVID-19 được áp dụng các cơ chế sau đây:

a) Khi nộp hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc, vaccine, trường hợp không có giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm đối với thuốc, vaccine nhập khẩu thì được thay thế bằng giấy tờ pháp lý do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp chứng minh thuốc, vaccine đã được cấp phép lưu hành.

b) Đối với thuốc điều trị, vaccine phòng COVID-19 được sản xuất tại Việt Nam:

- Thuốc điều trị, vaccine phòng COVID-19 sản xuất trong nước đang thực hiện thử lâm sàng nhưng đã có kết quả đánh giá giữa kỳ giai đoạn 3 về tính an toàn và hiệu quả điều trị của thuốc hoặc hiệu quả bảo vệ của vaccine dựa trên dữ liệu về tính sinh miễn dịch của vaccine được sử dụng để xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp quốc gia đối với thuốc, vaccine thực hiện thử lâm sàng tại Việt Nam và ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với từng thuốc, vaccine cụ thể, có tham khảo hướng dẫn hoặc khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

- Thuốc, vaccine được cấp trong các trường hợp trên phải được tiếp tục theo dõi về tính an toàn, hiệu quả, kiểm soát về đối tượng, số lượng, phạm vi sử dụng sau khi cấp giấy đăng ký lưu hành.

c) Bộ Y tế xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc cho miễn phiếu kiểm nghiệm (COA) cho từng lô thuốc, vaccine khi thông quan trong trường hợp cần nhập khẩu khẩn cấp phục vụ yêu cầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Ngoài quy định tại các điểm a, b, c nêu trên, các nội dung khác liên quan đến việc đăng ký lưu hành và thông quan thuốc, vaccine phòng COVID-19 phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

d) Việc nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất thuốc điều trị, vaccine phòng COVID-19 đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh theo Điều 85 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược được miễn văn bản phê duyệt danh mục thuốc của Bộ Y tế.

Một số cơ chế, chính sách đặc thù khác được quyết nghị là: Các Bộ Y tế, Quốc phòng, Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tiễn quyết định thành lập, giao nhiệm vụ cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm COVID-19. Quyết định thành lập, giao nhiệm vụ cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm COVID-19 đồng thời là giấy phép hoạt động.

Bộ Y tế được quy định thủ tục hành chính trong thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc áp dụng thí điểm kỹ thuật, thuốc trong chẩn đoán, điều trị COVID-19 và cấp phép nhập khẩu, cấp giấy đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế, hóa chất phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Cơ chế đặc thù trong mua sắm thuốc, hóa chất, trang thiết bị phòng, chống dịch

Nghị quyết nêu rõ, về cơ chế, hình thức mua sắm:

a) Các Bộ, ngành quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ.

b) Các địa phương quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ.

Trường hợp lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được tổ chức lập, thẩm định và quyết định phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu.

c) Khi xây dựng giá gói thầu mua sắm hóa chất, trang thiết bị, vật tư, phương tiện, dịch vụ phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cần căn cứ vào ít nhất một (01) trong các tài liệu sau:

- Báo giá hàng hóa, dịch vụ cần mua của ít nhất ba (03) nhà cung cấp khác nhau;

- Dự toán mua sắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (gồm: chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá hoặc toàn bộ dự toán được bố trí để mua sắm một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong năm);

- Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật Giá;

- Giá thị trường tại thời điểm mua sắm tham khảo từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố được khai thác qua mạng Internet;

- Giá trúng thầu mua sắm loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ tương tự trong khoảng thời gian sáu (06) tháng trước đó.

Riêng đối với giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế thì căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu nêu trên hoặc giá trúng thầu trong vòng sáu (06) tháng trước được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu hoặc Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (muasamcong.mpi.gov.vn).

d) Trường hợp không xác định được giá các loại hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện, dịch vụ phòng, chống COVID-19 do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các bộ ngành, địa phương căn cứ giá do doanh nghiệp công bố theo yêu cầu của Bộ Y tế trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và được cập nhật hàng tuần để xác định giá gói thầu.

Trường hợp không có doanh nghiệp công bố giá, để giảm tải khối lượng công việc cho Bộ Y tế tập trung phòng, chống dịch, Chính phủ thống nhất giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Công an, Tư pháp thành lập Tổ công tác thực hiện việc đàm phán thống nhất về giá với doanh nghiệp để Bộ Y tế công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế; trên cơ sở đó các bộ, ngành, địa phương, đơn vị xác định giá gói thầu.

đ) Trong quá trình xây dựng giá gói thầu, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị được lựa chọn một trong các quy định tại điểm c hoặc quy định tại điểm d khoản này, trình người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền xem xét, quyết định giá gói thầu theo quy định.

e) Căn cứ tình hình dịch bệnh COVID-19 và kịch bản ứng phó, Bộ Y tế kịp thời công bố, cập nhật danh mục vật tư, trang thiết bị, hóa chất, thuốc thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch bệnh để các địa phương, đơn vị thực hiện mua sắm theo phương châm “4 tại chỗ”.

g) Bộ Y tế khẩn trương tổ chức mua sắm một số trang thiết bị, vật tư y tế thiết yếu để trang bị cho một số cơ sở y tế trực thuộc, trung tâm hồi sức tích cực do Bộ Y tế thành lập và dự phòng để sẵn sàng chi viện, hỗ trợ cho các địa phương trong trường hợp vượt quá khả năng đáp ứng tại chỗ của địa phương.

h) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, xử lý kịp thời, hiệu quả những vướng mắc trong việc thực hiện quy định của pháp luật đấu thầu để mua sắm phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

i) Tài sản phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong thời gian có dịch theo Quyết định công bố dịch của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng quy định như sau:

- Không áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với trường hợp nhận viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân;

- Có thể mua sắm tài sản với số lượng cao hơn tiêu chuẩn, định mức nhưng phải bảo đảm phù hợp với phương án, kịch bản ứng phó dịch bệnh và hạn chế tối đa lãng phí, không để xảy ra tiêu cực;

- Sau khi công bố hết dịch thì xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Chi phí khám, chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị do NSNN bảo đảm theo chi phí thực tế

Cũng theo Nghị quyết của Chính phủ, việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế; chi phí điều trị các bệnh khác trong quá trình điều trị COVID-19 thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh.

Về tổ chức, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế: Bộ trưởng Bộ Y tế được ban hành văn bản hướng dẫn việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Bộ Y tế ban hành quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật các loại xét nghiệm COVID-19; trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện theo đúng quy định.

Các Bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra để sớm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19

Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Quốc gia, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại Nghị quyết này.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết này, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu; bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn, nghiêm cấm tình trạng tham nhũng, tiêu cực, hạn chế tối đa lãng phí trong phòng, chống dịch; kịp thời động viên, khen thưởng những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, chủ động đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao và các cá nhân, tập thể có thành tích trong phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người dân thực hiện các quy định, xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý và theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện Nghị quyết này tại địa phương; quyết định các biện pháp, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; trường hợp cần thiết xin ý kiến cấp ủy, đề xuất Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp phát sinh vướng mắc hoặc vượt thẩm quyền, các bộ, ngành, địa phương kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, các cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp cần thiết phải ban hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh khác với quy định của luật hiện hành và ngoài phạm vi quy định tại mục 3.1, mục 3.2 Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp, các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương đề xuất gửi Bộ Y tế để tổng hợp, trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn trước khi thực hiện theo quy định tại điểm 3.3 Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.

Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, căn cứ tình hình và yêu cầu thực tế, các bộ, ngành, địa phương đề xuất gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước khi thực hiện theo quy định tại điểm 3.4 Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết này và các quy định có liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh.

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, công tác phòng, chống dịch là chưa có tiền lệ. Trong quá trình thực hiện, các bộ, ngành, địa phương cần bám sát thực tiễn, kịp thời xử lý vướng mắc phát sinh theo thẩm quyền, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định, gửi Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ trân trọng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước tiếp tục chung tay, góp sức, tích cực phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra để sớm kiểm soát tình hình, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của Nhân dân, tạo thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Đà Nẵng – Quảng Nam lên kế hoạch đón người dân gặp khó khăn trong dịch bệnh tại TPHCM trở về Đà Nẵng – Quảng Nam lên kế hoạch đón người dân gặp khó khăn trong dịch bệnh tại TPHCM trở về
Lãnh đạo Đà Nẵng và Quảng Nam đã quyết định chi hàng chục tỉ đồng để giúp người dân gặp khó khăn ở TP HCM. Ngoài ra, các địa phương này cũng vận động nguồn kinh phí xã hội hóa để giúp bà con vượt qua đại dịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Các tỉnh đang có dịch phải ưu tiên số 1 cho việc kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh"
Sáng 15/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với 27 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam từ Phú Yên đến Cà Mau về công tác phòng chống dịch bệnh.
Quyết tâm kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh tại TPHCM và các tỉnh trong thời gian sớm nhất Quyết tâm kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh tại TPHCM và các tỉnh trong thời gian sớm nhất
Mục tiêu thống nhất của Chính phủ và Thành ủy TPHCM trong thời gian tới là: Quyết tâm kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh tại TPHCM và các tỉnh trong thời gian sớm nhất; đặt sức khỏe, tính mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết; không để ai thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhu yếu phẩm tối thiểu, thiết yếu, không để xáo trộn lớn đời sống nhân dân; điều trị tích cực, cứu chữa người mắc bệnh COVID-19, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất có thể các trường hợp tử vong.
Theo Baochinhphu.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

TP HCM sẵn sàng hỗ trợ Lào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

TP HCM sẵn sàng hỗ trợ Lào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi tại buổi làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh ngày 25/3 tại TP HCM.
WHO: Các nước tăng cường giám sát và các biện pháp phòng ngừa virus SARS-COV-2

WHO: Các nước tăng cường giám sát và các biện pháp phòng ngừa virus SARS-COV-2

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa kêu gọi các nước trên thế giới tăng cường theo dõi và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh COVID-19.
Thúc đẩy thương mại đầu tư, văn hóa du lịch giữa TP.HCM và Belarus

Thúc đẩy thương mại đầu tư, văn hóa du lịch giữa TP.HCM và Belarus

Đó là nội dung trao đổi giữa Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan và ông Evgeny Shestakov, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Belarus ngày 7/12 tại TP.HCM.

Các tin bài khác

Những bước tiến sau 6 tháng nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ

Những bước tiến sau 6 tháng nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ

Ngày 25/3, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.
Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia

Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), Tháng Thanh niên năm 2024, sáng 26/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại cùng thanh niên với chủ đề “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia”.
Phần Lan coi Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng nhất trong ASEAN

Phần Lan coi Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng nhất trong ASEAN

Chiều 25/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-Aho đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Việt Nam luôn sẵn sàng phối hợp trong việc triển khai các sáng kiến thuộc Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN

Việt Nam luôn sẵn sàng phối hợp trong việc triển khai các sáng kiến thuộc Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN

Ngày 24/3, tại Luang Prabang, Bắc Lào đã diễn ra Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN lần thứ 31 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào. Đây là kỳ họp đầu tiên trong năm 2024 với sự tham dự của các Bộ trưởng, Trưởng đoàn phụ trách Cộng đồng Văn hoá - Xã hội 10 nước thành viên ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN. Đoàn đại biểu đến từ Timor Leste tham gia hội nghị với tư cách quan sát viên.

Đọc nhiều

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế

Tối 27/3, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Gặp gỡ Hữu nghị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Gần 200 khách mời là các Tổng lãnh sự, đại diện đoàn ...
Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương ...
Học giả Thái Lan đánh giá các yếu tố làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

Học giả Thái Lan đánh giá các yếu tố làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

“Cá nhân tôi rất tin tưởng và ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi Người có tinh thần yêu nước, đức hy sinh và tôn vinh nền độc lập của Việt Nam”.
Tạo điều kiện để kiều bào đầu tư mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực nhà ở và bất động sản tại Việt Nam

Tạo điều kiện để kiều bào đầu tư mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực nhà ở và bất động sản tại Việt Nam

Ngày 26/3/2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao (Ủy ban NNVNVNONN) đã phối hợp với Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ ...
Nghệ An: Hỗ trợ khoan giếng và xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho xã biên giới ở huyện Tương Dương

Nghệ An: Hỗ trợ khoan giếng và xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho xã biên giới ở huyện Tương Dương

Mới đây, Đồn Biên phòng Tam Quang (BĐBP Nghệ An), UBND xã Tam Quang (huyện Tương Dương) phối hợp với các nhà hảo tâm tổ chức Lễ khởi công khoan giếng, sửa chữa, xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho các trường học, các em học sinh THCS của hai bản Tân Hương, Tùng Hương với số tiền gần 250 triệu đồng.
Lan tỏa lòng yêu nước qua Triển lãm “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” tại Đà Nẵng

Lan tỏa lòng yêu nước qua Triển lãm “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” tại Đà Nẵng

Diễn ra từ ngày 27 đến 31/3, Triển lãm tư liệu, hình ảnh và báo cáo chuyên đề “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” do Thành Đoàn Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp tổ chức tại Nhà trưng bày Hoàng Sa nhằm bồi đắp tình yêu, lòng tự hào, ý thức, trách nhiệm đối với biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bình Thuận: Khẩn trương hỗ trợ tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển

Bình Thuận: Khẩn trương hỗ trợ tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận vừa thông tin về việc một lao động trên tàu cá bị mất liên lạc trên biển.
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
hoc sinh mai chau hoa binh no luc ngan chan khung hoang khi hau
Xin chờ trong giây lát...
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Màn đẩy gậy kịch tích của Khách Tây với chàng trai H'Mông
45 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc:
Người bạn Mỹ và khúc hát vì hòa bình cho Việt Nam
Mãn nhãn với màn 3D mapping tại Lễ hội Hai Bà Trưng
Kiều bào Thái Lan đoàn kết, hướng về Đảng, về quê hương
Du khách nước ngoài trải nghiệm Thiền Tịnh Xuân tại chùa Tam Bảo Đà Nẵng
Phiên bản di động