Tổ chức lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tránh xâm phạm quyền công dân
Thêm chuyến bay đưa 570 công dân từ Nga, Đài Loan về nước Tất cả hành khách cũng đã được cách ly và kiểm tra y tế theo quy định khi máy bay hạ cánh xuống sân bay ... |
Đưa gần 700 công dân Việt Nam về nước an toàn Trong hai ngày 29 và 30/8, các cơ quan chức năng Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ, hãng Hàng ... |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. |
Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 48 có 5 chương và 35 điều.
Tại phiên họp, Bộ trưởng Công an Tô Lâm nhấn mạnh việc xây dựng và ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nhằm tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục sử dụng lực lượng công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ công an xã, tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của Luật Công an nhân dân năm 2018.
Trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án luật, ông Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh, cho biết, thường trực ủy ban cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nhưng đề nghị quy định cụ thể hơn phạm vi, phương thức thực hiện nhiệm vụ và xác định trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, tránh xảy ra “lạm quyền”, xâm phạm quyền con người, quyền công dân khi thi hành luật.
Nêu ý kiến sau đó, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng, về mặt nhân sự, khi triển khai dự án luật này sẽ tăng thêm khoảng 650 nghìn người. Hiện nay, quân số ở các đội dân phòng, tổ bảo vệ dân phố cũng như lực lượng công an xã bán chuyên trách lên đến khoảng 1,5 triệu. Những điều kiện bảo đảm chế độ bồi dưỡng và những quy định khác, như: chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định trong dự thảo luật sẽ làm tăng nguồn chi ngân sách so với hiện nay, nhất là với địa bàn nông thôn. Do vậy, cần rà soát các quy định về chế độ, chính sách cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở theo hướng tinh gọn tổ chức, giảm số lượng người tham gia hoạt động không chuyên trách, giảm chi ngân sách nhà nước nhưng không làm giảm chế độ, chính sách đối với họ trên cơ sở huy động nguồn lực của xã hội kết hợp hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm báo cáo làm rõ một số vấn đề Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm. |
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật sau đó đề nghị “cân nhắc kỹ” để có thể bảo đảm có nguồn lực duy trì hoạt động của lực lượng này, nhất là trong bối cảnh đang thực hiện chủ trương của Đảng về tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế.
“Qua tổng kết cuối năm 2019 liên quan đến tinh giản biên chế ở các cấp cơ sở theo Nghị quyết 18, sau hai năm mới chỉ tinh giản khoảng 100.000 người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở. Trong khi nếu theo dự án luật này sẽ tăng thêm 800.000 người hưởng chế độ bồi dưỡng thường xuyên, chưa kể còn chế độ khác BHYT, BHXH tự nguyện”- ông Tùng nhấn mạnh.
Đáng lưu ý, một số ý kiến tại phiên họp đề nghị cần có quy định cụ thể về mối quan hệ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở với các chủ thể khác, làm rõ vai trò lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý của Nhà nước, cơ chế sử dụng, huy động, phân công nhiệm vụ đối với lực lượng này vì đây là một chính sách lớn của dự án luật.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt vấn đề tại sao luật chỉ điều chỉnh 3 lực lượng mà chưa đề cập các mô hình tổ chức tự quản của quần chúng trong bảo đảm an ninh trật tự như “hiệp sĩ đường phố”, công nhân tự quản... mà thực tế cho thấy có hiệu quả. Luật này cần phải đặt ra mối liên hệ với các tổ tự quản đã có, phát huy hiệu quả để đúng với mục tiêu và tên gọi của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Dự thảo đưa ra 7 nhóm nhiệm vụ và thực chất đều là nhiệm vụ của công an xã. Do đó, phải xác định rõ hơn tính chất phối hợp, hỗ trợ của lực lượng này với công an xã chính quy để không chồng lấn, làm thay nhiệm vụ của lực lượng công an mà chắc chắn là không làm thay được.
Bộ Công an trả lời về tính bảo mật của thẻ căn cước công dân gắn chip Thẻ Căn cước công dân gắn chíp có khả năng lưu trữ sinh trắc học, thông tin cá nhân, chữ ký số hay nhận dạng ... |
Bảo hộ công dân Việt Nam quyết tâm "không bỏ lại ai ở phía sau" "Công tác bảo hộ công dân đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, trở thành điểm nhấn trong nỗ lực phòng chống dịch ... |