Tình thân - sợi dây gắn kết để người lầm lỗi quay về
Bộ Công an bóc gỡ đường dây làm giả "vé máy bay về nước" lừa đảo người lao động Trao đổi với Thời Đại, ngày 25/1, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) - Bộ Công an cho biết, vừa phối hợp Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) triệt phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức "rao bán vé máy bay giả, thu tiền thật". |
Ksor Lý: quan tâm cảm hóa người lầm lỗi theo “Tin lành Đê ga“ trở về hòa nhập cộng đồng Bằng uy tín, nhiệt tình và trách nhiệm, ông Ksor Lý (buôn Ơi H’Ly, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã vận động, cảm hóa nhiều đối tượng lầm đường lạc bước theo “Tin lành Đê ga” trở về hòa nhập cộng đồng, sinh hoạt tôn giáo hợp pháp. Ông cũng là điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương. |
Cuộc sống mới
Chúng tôi tới nhà anh Thạch Mô Ni (40 tuổi), ấp Tân Ngại, xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh tầm 6h tối. Ở khu dân cư mới xây dựng, căn nhà của anh Thạch Mô Ni sáng ánh đèn điện. Trong căn nhà rộng khoảng 100m2, mẹ anh Ni đang ngồi xem truyền hình, vợ anh Ni đang trong bếp lo bữa cơm tối cho cả gia đình. Cô con gái út của anh Ni đang vui vẻ chơi ngoài cửa hàng – nơi bố làm việc.
Anh Thạch Mô Ni cắt tóc tại ngôi nhà mới xây ở ấp Tân Ngại, xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. |
Được biết, căn nhà gia đình anh Ni đang sống mới xây cách đây 2 tháng với chi phí gần 900 triệu đồng. Ngôi nhà vừa là nơi sinh sống của gia đình ba thế hệ cũng là cửa tiệm hớt tóc của gia đình anh.
Anh Thạch Mô Ni cho biết: Trước đây, anh có một cửa hàng trong thành phố. Trước khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, anh phải thuê thêm vài thợ phụ. Nhưng nay, khi xây xong nhà mới thì anh chị chuyển hẳn về nhà, hai vợ chồng cùng làm. Mỗi tháng, anh chị có thu nhập ổn định từ 3 đến 5 triệu, trang trải cuộc sống và cho con ăn học.
Khác với căn nhà lớn của anh Thạch Mô Ni xây ở ngoại thành, căn nhà của anh Kiên Thái Vũ (phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) lại nhỏ nhắn, gọn gàng nằm trong một con phố nhỏ. Từ ngoài cửa đến sàn trong nhà, bàn thờ cha mẹ đều được làm từ đá hoa cương. Đây là nghề đã giúp hai vợ chồng anh từ tay trắng xây dựng ngôi nhà, chăm lo cho cậu con trai 11 tuổi ăn học. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, hiện, nhiều công trình tư nhân khu vực Trà Vinh đều gọi anh Vũ thực hiện.
Trở về từ yêu thương
Nhìn thấy cuộc sống hiện tại, ít ai biết được rằng, trước đây, anh Thạch Mô Ni; Kiên Thái Vũ đã từng là những người lầm lỡ trở về.
Năm 2011, chỉ vì một phút nông nổi, cơn giận dữ đã biến anh Thạch Mô Ni thành người phạm trọng tội. Anh bị kết án 10 năm tù, chấp hành án tại trại giam trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nhờ cải tạo tốt, năm 2015 anh được đặc xá.
Anh Thạch Mô Ni chia sẻ: Lúc ở trại giam, cứ 4 đến 5 tháng mẹ tôi lại lên thăm một lần dù đường xa. “Gắng cải tạo, lao động cho tốt để về với gia đình”, mẹ tôi chỉ nói thế nhưng với tôi là động lực lớn. Cô con gái nhỏ hơn 3 tháng tuổi còn non nớt cũng giúp tôi nỗ lực mỗi ngày.
Sau khi đặc xá về địa phương, anh Thạch Mô Ni luôn mặc cảm với bản thân, bà con xa lánh, láng giềng chưa cảm thông. Nhưng được sự giúp đỡ của lực lượng Công an cơ sở và chính quyền địa phương, anh được giới thiệu hỗ trợ vay vốn làm ăn, phát triển kinh tế. Anh được vay vốn với tổng số vốn 35 triệu đồng. Với nghề hớt tóc được học từ năm 15 tuổi, anh Ni mở tiệm hớt tóc tại khóm 1, phường 7, thành phố Trà Vinh. Gương mặt thân thiện, tính tình siêng năng, bà con nhận ra sự thay đổi của anh nên ủng hộ ngày càng đông. Sau khoảng 3 năm thì anh trả hết vốn vay, bắt đầu có vốn tích lũy.
Thiếu tá Võ Tấn Đạt (bên trái) và anh Kiên Thái Vũ (áo phông vàng) trao đổi, chia sẻ thông tin với phóng viên. |
Vì gây ra tai nạn trong quá trình tham gia giao thông, Kiên Thái Vũ vướng lao tù năm 2005 khi còn là một thanh niên trẻ. Tại trại giam Mỹ Phước (Tiền Giang), Vũ chấp hành tốt các nội quy nên nhận được đặc xá, giảm án 20 tháng tù giam. Tái hòa nhập cộng đồng, Vũ làm thuê làm mướn khắp nơi để kiếm sống. Năm 2009, Vũ lấy vợ, hiện đã có một cậu con trai 11 tuổi.
Vũ kể: “Các giám thị trại giam Mỹ Phước (Tiền Giang) thương em dữ lắm (nhiều lắm – PV). Cán bộ tạo điều kiện cho em có thời gian học nghề, lao động nên em mới có ngày hôm nay”.
Thiếu tá Võ Tấn Đạt, công an phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, công an khu vực nơi Vũ sinh sống chia sẻ: “Chúng ta hãy đặt vị trí của chúng ta vào vị trí của họ để hiểu họ đã trải qua những điều gì và họ muốn bước ra xã hội như thế nào. Rồi từ đó, mình ở vị trí người anh, người con, người cháu trong nhà chúng ta sẽ có phương pháp nói chuyện tốt nhất, cảm hóa tốt nhất.”
Thiếu tá Võ Tấn Đạt cũng cho biết thêm, khi xuống địa bàn thăm hỏi, đầu tiên là vai trò của người quản lý nhân khẩu trên địa bàn; thứ hai là như người anh trong nhà thì nói chuyện, khuyên răn dễ dàng hơn. Khi mình chân thành thì họ sẽ bớt mặc cảm, dễ chia sẻ. Hiểu ra vấn đề rồi thì phấn đấu phát triển. Tùy người, từng hoàn cảnh để có biện pháp hỗ trợ, giáo dục, cảm hóa.
Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Công an thành phố Trà Vinh cho biết, thời gian đầu khi anh Mô Ni về địa phương thì gặp nhiều khó khăn. Công an phường đã phối hợp với chính quyền địa phương giúp làm lại hộ khẩu, hỗ trợ vay vốn đối với mô hình tái hòa nhập cộng đồng để anh phát triển kinh tế.
Dịp Quốc khánh năm 2022, tỉnh Trà Vinh có 5 trường hợp đủ điều kiện được xem xét đề nghị đặc xá tha tù trước thời hạn theo quy định của pháp luật Họ là những người chấp hành tốt các quy định của Cơ sở giam giữ, Trại tạm giam, thành khẩn hối cải, trung thực khai báo, tích cực ngăn chặn, chống lại các hành vi sai phạm; tự giác, gương mẫu, tích cực lao động, hoàn thành chỉ tiêu, định mức được giao; tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, có ý thức giúp đỡ phạm nhân khác cùng rèn luyện, học tập, phấn đấu tiến bộ… |
13 tỉnh, thành phố ĐBSCL chia sẻ thông tin về công tác nhân quyền Ngày 11/8, tại Trà Vinh, Bộ Thông tin và Truyền thông, Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ đã phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại về nhân quyền dành cho cán bộ của 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). |
Thoát nghèo nhờ làm nghề cũ theo cách mới Với những cách làm mới nhiều đồng bào dân tộc Khmer ở Trà Vinh đã thoát nghèo bằng nghề truyền thống như: trồng rau màu, đan các mặt hàng thủ công mỹ nghệ… |