Tin mới sức khoẻ phi công Anh tiếp tục hồi phục thần kỳ, giảm sốt
UNICEF hỗ trợ 500 hộ dân chịu ảnh hưởng của hạn hán và dịch COVID-19 tại 3 xã thuộc tỉnh Ninh Thuận |
ĐH Havard nói Covid-19 'nhen nhóm' ở Vũ Hán từ tháng 8/2019 |
Ban lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy vào hỏi thăm nam phi công -bệnh nhân 91 Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp. |
Sáng 11/6, thông tin cập nhật về sức khỏe của phi công người Anh đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, Tiểu ban điều trị - Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVD-19 cho biết: Bệnh nhân có những chuyển biến tích cực. Hiện phi công Anh tỉnh táo, giảm sốt, ngừng dùng một loại kháng sinh.
Trước đó, ngày 10/6, Thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, nam phi công người Anh- bệnh nhân 91 đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục có những phục hồi kỳ diệu.
Sau 1 tuần ngừng ECMO, hiện bệnh nhân tỉnh, trí nhớ vẫn tốt dù hôn mê thời gian dài (nhớ password điện thoại, máy tính bảng), tay có thể thực hiện các động tác tinh tế như bấm bàn phím điện thoại, tuy nhiên chân bệnh nhân còn yếu chưa chống để nâng người được.
Đánh giá sơ bộ cho thấy, bệnh nhân đáp ứng với kháng sinh và kháng nấm, ngày qua đã giảm sốt.
Phổi của bệnh nhân cải thiện nhiều, chỉ cần sử dụng oxy nồng độ thấp, tuy nhiên sức cơ hô hấp còn yếu. Về chức năng tiêu hoá: tình trạng chướng bụng của bệnh nhân đã giảm, cho ăn qua đường tiêu hoá bệnh nhân dung nạp, cóthể nuôi ăn qua đường tiêu hoá 1000 ml súp xay/ ngày.
Chức năng thận đã hồi phục, chức năng tim, gan tốt. Đến nay bệnh nhân ngưng lọc máu được 2 tuần.
Các bác sĩ đã tiến hành ngưng máy thở cho bệnh nhân tập thở ngắt quãng. Thở máy mode PSV để tập cai máy thởdần, tần số thở bệnh nhân 32-35/ phút, Vt 240 - 360 ml với mức áp lực 12 cmH2O.
Bệnh nhân cũng đã ngưng dùng 1 loại kháng sinh vì kết quả vi sinh không ra vi khuẩn Gram dương. Đồng thời vẫn sử dụng kháng đông dự phòng đường uống xarelto.
Các bác sĩ cũng tiến hành tập vật lý trị liệu cho người bệnh 2 lần/ngày, điều chỉnh nước điện giải và săn sóc vết loét cùng cụt.
Đến thời điểm hiện tại, mạch của bệnh nhân là 110 lần/ phút; huyết áp: 130/70 mmHg; T 37oC, SpO2: 95%.
Trước đó, bệnh nhân đã lần đầu mỉm cười với các nhân viên y tế vào ngày 4/6, đến ngày 8/6, bệnh nhân đã có thểngồi dậy, đung đưa hai chân, đồng thời, nam bệnh nhân đã tự viết vào bảng và tự bấm nút điều chỉnh độ cao của giường bệnh.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho hay, khi xem những hình ảnh về sựphục hồi của bệnh nhân từ Bệnh viện Chợ Rẫy gửi ra, không chỉ cá nhân ông mà các thầy, các chuyên gia trong hội đồng chuyên môn và Tiểu ban Điều trị đều ngỡ ngàng, không thể tin bệnh nhân có thể tiến triển nhanh đến vậy.
Đây là kết quả của sự phối hợp, sự tư vấn, trao đổi chuyên môn trong điều trị của Hội đồng chuyên môn, của Tiểu ban Điều trị; đồng thời là sự nỗ lực, cố gắng và tận tuỵ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh trước đó và tiếp theo là Bệnh viện Chợ Rẫy.
“Với những bệnh nhân khác, những tiến triển nhỏ về sức khoẻ đó là bình thường nhưng với bệnh nhân 91 là một nỗ lực lớn, là sự tiến bộ lớn của cả “team” điều trị và Hội đồng chuyên môn cũng như các chuyên gia của hai bệnh viện đã cố gắng chăm sóc, điều trị, đưa ra phương án điều bệnh nhân phù hợp với từng giai đoạn sức khoẻ”- Cục trưởng Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Mặc dù có những tiến triển kỳ diệu về mặt sức khoẻ, nhưng các chuyên gia tổ điều trị cho hay bệnh nhân hiện tiên lượng còn nặng (dù đã ngưng được ECMO), bệnh nhân vẫn còn cần nhiều tuần để cai máy thở và phục hồi chức năng vận động, trong quá trình hồi phục có thể bị những đợt nhiễm trùng mới.
Tính đến nay, bệnh nhân 91 đã trải qua 84 ngày điều trị (hiện là bệnh nhân COVID-19 có số ngày điều trị dài nhất ở nước ta), bắt đầu từ ngày 18/3. Bệnh nhân đã được ngưng ECMO từ sáng ngày 3/6, đồng thời cũng đã được hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế chỉ định ghép phổi.
Bộ Y tế đã quyết định thành lập ban chỉ đạo tổ chuẩn bị ghép phổi cho bệnh nhân 91, tổ chăm sóc sau ghép phổi cho bệnh nhân. Các thành viên sẽ tuỳ vào diễn biến của bệnh nhân để tìm các phương án ghép phổi như tìm nguồn hiến phổi.
Tuy nhiên, PGS.TS Lương Ngọc Khuê chia sẻ, từ sự phục hồi kỳ diệu này của bệnh nhân đến nay, có thể nói phương án ghép phổi được đưa ra trước đây để có thể là một trong những giải pháp chính để “cứu” bệnh nhân, hiện đã có khả năng sẽ trở thành phương án dự phòng...
Tính đến nay, tại Việt Nam đã có 49/50 bệnh nhân quốc tịch nước ngoài được công bố khỏi bệnh. Hiện cả nước chỉ còn duy nhất bệnh nhân 91 là phi công người Anh đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Anh quốc cảnh báo bạo loạn do dịch Covid-19 Anh có thể đối mặt với làn sóng bạo động vào hè này do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cố vấn khoa học cho Chính ... |
Phòng chống Covid-19: Thế giới thận trọng nối lại hoạt động kinh tế Dịch Covid – 19 tạm lắng tại các quốc gia châu Âu giúp các nền kinh tế dần mở cửa trở lại. Tuy nhiên, tình hình dịch ... |
Karaoke, vũ trường mở lại thế nào sau khi Thủ tướng cho phép? Thủ tướng đồng ý với các đề xuất tại phiên họp, cho phép mở cửa trở lại các dịch vụ vũ trường và karaoke sau ... |