Trang chủ Chính trị - Xã hội
08:00 | 19/12/2021 GMT+7

TIN BÃO KHẨN CẤP VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

aa
Vị trí tâm bão số 9 (bão RAI) lúc 07 giờ ngày 19/12 ở vào khoảng 13.0N; 111.4oE, cách Bình Định khoảng 245km, cách Khánh Hòa khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất cấp 14-15 (150-185km/h), giật trên cấp 17. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 15-20km/h.
KHẨN CẤP ỨNG PHÓ BÃO RAI: Các địa phương cấm biển, lên kế hoạch sơ tán 240.000 dân KHẨN CẤP ỨNG PHÓ BÃO RAI: Các địa phương cấm biển, lên kế hoạch sơ tán 240.000 dân
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, chiều 17/12, bão Rai đã vượt qua phía Bắc đảo Pa-la-oan (Philippines) đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm 2021.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Quyết liệt ứng phó bão, tuyệt đối không được chủ quan Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Quyết liệt ứng phó bão, tuyệt đối không được chủ quan
Đây là cơn bão muộn, diễn biến nhanh và có cường độ rất mạnh diễn ra vào thời điểm cuối năm, có hướng di chuyển bất thường, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, “thường thì bão muộn rất dễ gây tâm lý chủ quan”.
TIN BÃO KHẨN CẤP VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
Dự báo vị trí và đường đi của bão số 9. Ảnh NCHMF

Do ảnh hưởng của rìa phía Tây Bắc bão số 9 kết hợp với không khí lạnh, trạm khí tượng tại đảo Lý Sơn đã quan trắc được gió mạnh cấp 7, giật cấp 8.

Hồi 04 giờ ngày 19/12, vị trí tâm bão ở khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, cách Bình Định - Phú Yên khoảng 270km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (165-185km/giờ), giật trên cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 04 giờ ngày 20/12, vị trí tâm bão ở khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 110,8 độ Kinh Đông, cách Quảng Nam - Bình Định khoảng 230km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 10 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản, đê, kè biển trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 04 giờ ngày 21/12, vị trí tâm bão ở khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 113,0 độ Kinh Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 340km về phía Nam Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

Vùng nguy hiểm trên biển, ven biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 13,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 108.0 đến 115,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc, mỗi giờ đi 10-15km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ ngày 22/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 250km về phía Nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Đông, mỗi giờ đi được 10-15km, suy yếu thành một vùng áp thấp.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai:

- Vùng biển phía Tây khu vực Giữa Biển Đông: cấp 4

- Ở vùng biển ven bờ từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên: cấp 3

Cảnh báo gió mạnh và sóng lớn trên biển: Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh, ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10; ở khu vực Giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 8-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-15, giật trên cấp 17; sóng biển cao từ 9,0-11,0m; biển động dữ dội.

Vùng biển ngoài khơi Thừa Thiên Huế - Phú Yên có gió mạnh dần lên cấp 7-8, sau tăng lên cấp 9-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 14; sóng biển cao từ 6,0-8,0m; biển động dữ dội; ở vùng biển ven bờ (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 13; sóng biển cao từ 4,0-6,0m; biển động dữ dội.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Từ hôm nay đến ngày 20/12, trên đất liền các tỉnh/thành phố Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, có gió mạnh cấp 5-6, giật cấp 7; trên đất liền các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên có gió mạnh cấp 6-7, vùng ven biển có nơi cấp 8, giật cấp 9.

Cảnh báo mưa lớn: Ngày và đêm nay (19/12), ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên sẽ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 150mm. Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

TIN BÃO KHẨN CẤP VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn trên biển và trên đất liền khi có lệnh.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ khi có lệnh

Để chủ động ứng phó hiệu quả với diễn biến của siêu bão RAI, Bộ Tổng Tham mưu vừa có điện khẩn, yêu cầu các cơ quan, đơn vị duy trì nghiêm chế độ ứng trực cứu hộ, cứu nạn ở các cấp, chủ động nắm chắc tình hình diễn biến bão; triển khai các biện pháp phòng, chống bảo đảm an toàn cho bộ đội, doanh trại, kho tàng và vũ khí trang bị.

Theo đó, các cơ quan, đơn vị chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư tại những nơi xung yếu để sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp và ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố, nhất là đối với các đơn vị đóng quân trong khu vực ảnh hưởng của bão.

Bộ Tổng Tham mưu yêu cầu Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo lực lượng biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển có khả năng ảnh hưởng bão phối hợp với chính quyền địa phương và chủ tàu tiếp tục rà soát, nắm rõ tất cả các phương tiện, tàu thuyền còn hoạt động trên biển và các hoạt động trên biển;

Tổ chức theo dõi sát diễn biến của bão, thông tin, hướng dẫn cho các phương tiện, tàu thuyền hoạt động trong vùng có nguy cơ ảnh hưởng của bão thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn.

Quân chủng Hải quân, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện đang làm nhiệm vụ trên biển, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn trên biển khi có lệnh.

Quân chủng Phòng không - Không quân, Binh đoàn 18 sẵn sàng lực lượng, phương tiện bay cứu hộ, cứu nạn trên biển và trên đất liền khi có lệnh.

Công điện yêu cầu Bộ Tư lệnh Quân khu 3, 4, 5, 7 tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp với các đơn vị đứng chân trên địa bàn tăng cường cập nhật diễn biến mới của bão;

Tham mưu, phối hợp với chính quyền các địa phương rà soát, chuẩn bị phương án để chủ động ứng phó với các tình huống; triển khai công tác ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”;

Sẵn sàng điều động lực lượng, phương tiện kịp thời sơ tán nhân dân ứng phó, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả do bão gây ra, không để bị động, bất ngờ.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ chú ý thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và bảo đảm an toàn cho lực lượng, phương tiện làm nhiệm vụ.

Các cơ quan, đơn vị khác theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thuộc quyền làm tốt công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, chuẩn bị bảo đảm tốt hậu cần, kỹ thuật phục vụ hoạt động ứng phó thiên tai.

TIN BÃO KHẨN CẤP VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
Dự báo vị trí và đường đi của bão số 9. Ảnh Hải quân Mỹ

Thừa Thiên Huế - Khánh Hòa khẩn trương ứng phó bão

Ngày 18/12, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản hỏa tốc số 603/VPTT gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa về việc triển khai phương án ứng phó với bão số 9.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khu vực từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa sẽ có mưa to, tổng lượng mưa phổ biến từ 100-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt.

Để chủ động ứng phó với diễn biến mưa, bão, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố nêu trên thực hiện nghiêm Công điện số 1737/CĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 26/CĐ-QG ngày 16/12/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ứng phó với mưa, bão.

Theo dõi chặt chẽ thông tin các tàu đang trú tránh trên đảo và trên biển, hướng dẫn neo trú, di chuyển để đảm bảo an toàn, nhất là số tàu đang trú tránh và ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Bắc Biển Đông.

Các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước, nhất là các hồ đập xung yếu, đang thi công; chủ động vận hành đón lũ, đồng thời phải đảm bảo an toàn công trình và hạ du; tiêu nước đệm bảo vệ sản xuất.

Đối với các đảo, tổ chức sắp xếp các phương tiện, tàu thuyền tại nơi neo đậu, không để người trên các phương tiện, tàu thuyền tại khu neo đậu và trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản để đảm bảo an toàn;

Chủ động triển khai phương án di dời, sơ tán người dân, đặc biệt là tại các nhà ở có nguy cơ cao xảy ra mất an toàn.

Các đơn vị nêu trên tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

TIN BÃO KHẨN CẤP VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
Bão số 9. Ảnh NCHMF

Bão số 9 vào gần đất liền vẫn còn cấp 12

Ngày 18/9, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã họp ứng phó bão số 9.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia lưu ý: Gió mạnh và mưa lớn sẽ bắt đầu từ đêm nay, vì vậy các công tác ứng phó phải tiến hành xong trước 18h tối nay, để muộn sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển tránh trú của ngư dân.

Mặc dù quỹ đạo bão không vào đất liền nhưng đây là cơn bão mạnh cấp 13 đến 14 khi vào gần đất liền vẫn còn cấp 12, ảnh hưởng đất liền vẫn còn gió cấp 8 tương đương như 1 cơn bão bình thường khi đổ bộ vào đất liền.

Đối tượng nguy cơ cao chịu tác động bởi bão gồm: Người và các phương tiện tàu cá, tàu vận tải hoạt động trên biển, phương tiện thủy nội địa, lồng bè nuôi trồng thủy sản; các dàn khoan, công trình dầu khí, hệ thống công trình đê, kè nhất công trình đang thi công; các hồ chứa nước… đòi hỏi công tác chỉ đạo ứng phó phải chủ động cả trên biển, ven biển và sẵn sàng trên đất liền.

Theo Đại tá Nguyễn Đình Hưng, Trưởng phòng Cứu hộ - cứu nạn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng: Còn khoảng 60 phương tiện với khoảng 500 lao động đang hoạt động ở khu vực Hoàng Sa và Bắc Biển Đông chủ yếu là của các tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, mặc dù không nằm trong vùng nguy hiểm nhưng do nằm trên hướng di chuyển của bão theo dự báo, vì vậy trong ngày hôm nay tiếp tục đôn đốc các đơn vị kêu gọi và hướng dẫn các phương tiện này thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú tránh an toàn.

Trong hôm nay và sáng ngày mai sẽ bắn pháo hiệu tại các điểm cảnh báo bão cho tàu thuyền hoạt động ven bờ và người dân trên các lồng bè chòi canh nuôi trồng thủy sản.

Không loại trừ tình huống bão sẽ đi gần bờ hoặc đổ bộ vào đất liền

Kết luận tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai đề nghị các Bộ ngành thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai và các địa phương tiếp tục triển khai nghiêm túc Công điện và Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 17/12; Công điện của Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai ứng phó bão số 9.

Ngoài quyết liệt đôn đốc đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu thuyền tại nơi neo đậu cần tiếp tục bắn pháo hiệu cảnh báo bão cho các tàu hoạt động ven bờ và ngư dân trên các lồng bè chòi canh nuôi trồng thủy sản.

Không loại trừ tình huống bão số 9 sẽ đi gần bờ hoặc đổ bộ vào đất liền khi chịu tương tác của khối không khí lạnh từ phía Bắc. Vì vậy phải sẵn sàng phương án cứu hộ cứu nạn trên biển và đất liền.

Phạm vi ảnh hưởng của bão rất rộng và cường độ bão rất lớn nên việc ứng phó phải khẩn trương và kịp thời. Đã có nhiều bài học khi tàu thuyền về nơi neo đậu rồi vẫn bị chìm đắm vì vậy tại nơi neo đậu trú tránh của tàu thuyền phải đặc biệt chú ý, trong đó có các nơi neo đậu tàu thuyền ở các đảo.

Tạo điều kiện cho các tàu cá và ngư dân các địa phương khác vào nơi tránh trú đi đôi với các biện pháp đảm bảo an toàn về dịch COVID-19, đặc biệt là không để người dân trên tàu, thuyền trên chòi canh trên lồng bè, nuôi trồng thủy sản khi có bão.

TIN BÃO KHẨN CẤP VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận trực tuyến về diễn biến bão số 9

Vùng biển Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên sẽ bị ảnh hưởng lớn

Tối ngày 17/12, Tổng cục Khí tượng Thủy văn tổ chức cuộc họp thảo luận trực tuyến các diễn biến mới nhất của cơn bão số 9. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành tới dự và chỉ đạo cuộc họp.

Sau khi nghe báo cáo, ý kiến phân tích, nhận định của các cơ quan chức năng, phát biểu tại cuộc họp, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn Trần Hồng Thái cho biết bão số 9 có thể là một trong những cơn bão cuối cùng năm 2021 và đây là một cơn có những điểm bất thường.

Theo Tổng cục trưởng Trần Hồng Thái, hiện nay, còn nhiều dự báo về đường đi của bão, thời điểm bão chuyển hướng lên phía Bắc nhưng luôn luôn phải đề phòng phương án hướng bão có thể đi sâu vào đất liền.

TIN BÃO KHẨN CẤP VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
Tổng cục trưởng Trần Hồng Thái: Vùng biển Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Ông Trần Hồng Thái nhấn mạnh, dù bão đi theo phương án nào, thì vùng biển từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên sẽ bị ảnh hưởng lớn, gió có thể lên cấp 8, cấp 9 và tác động của bão là rất lớn. Ông lưu ý công tác cảnh báo tác động gió mạnh, sóng lớn đến tàu thuyền, lồng bè ven biển.

Tổng cục trưởng Trần Hồng Thái đề nghị Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ liên tục bám sát, thông tin cụ thể, kịp thời đến Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh để có phương án chỉ đạo, điều hành.

Tổng cục trưởng Trần Hồng Thái cũng đề nghị các đơn vị lưu ý về tác động của gió mạnh, sóng lớn và nguy cơ sạt ảnh hưởng đến hệ thống đê điều.

TIN BÃO KHẨN CẤP VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
Thứ trưởng Lê Công Thành: Cần đặc biệt chú ý đến khu vực Bắc Khánh Hòa, Nam Phú Yên, Bình Định,....

Rủi ro bão ở Bắc Khánh Hòa, Nam Phú Yên, Bình Định rất cao

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành ghi nhận và đánh giá cao tinh thần làm việc của Hệ thống dự báo.

Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh, các đơn vị dự báo của Tổng cục cần sử dụng triệt để số liệu của các nhà giàn khoan DK và 2 ra đa để cập nhật liên tục vào cơ sở số liệu quan trắc, kịp thời đưa ra các dự báo, cảnh báo về các diễn biến bất thường của bão;

Thứ trưởng Lê Công Thành yêu cầu theo dõi sát sao và cảnh báo, đặc biệt khu vực các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, đảo Cù Lao Chàm, đảo Lý Sơn. Ông cũng lưu ý, rủi ro bão ở khu vực này rất cao, đặc biệt cần chú ý đến khu vực: Bắc Khánh Hòa, Nam Phú Yên, Bình Định, Cảng Quy Nhơn…

TIN BÃO KHẨN CẤP VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
Bộ đội Biên phòng đã thông báo, kiểm đếm cho 44.915 tàu/242.484 lao động của các địa phương từ Quảng Bình đến Bình Thuận.

11 địa phương cấm biển; lên kế hoạch sơ tán gần 240.000 dân

Sáng 18/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai cho biết, tính đến 07h sáng nay, lực lượng chức năng đã thông báo, hướng dẫn cho 44.915 tàu/242.484 lao động của các địa phương từ Quảng Bình đến Bình Thuận biết diễn biến của bão để di chuyển tránh trú hoặc neo đậu, hiện không còn tàu thuyền hoạt động trong khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tới. 11 tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận đã có lệnh cấm biển.

Về nuôi trồng thủy sản, các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận có tổng 18.599 ha nuôi trồng thủy sản và 177.592 lồng bè (một số tỉnh có số lượng lớn Phú Yên: 3.390 ha và 81.177 lồng bè; Khánh Hòa: 2.014 ha và 87.409 lồng bè; Thừa Thiên Huế: 3.089ha và 2.000 lồng bè). Các địa phương đã chỉ đạo việc gia cố, chằng néo, di dời, sẵn sàng phương án đưa dân dân lên bờ để đảm bảo an toàn.

Về tình hình an toàn cho người và tàu thuyền tại một số đảo, tổng số dân trong khu vực nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của bão: 51.990 người trên 04 đảo lớn gần bờ (Cồn Cỏ: 500; Cù Lao Chàm: 2.091; Lý Sơn: 22.174; Phú Quý: 27.225).

Hiện nay các địa phương đã sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho tàu thuyền cũng như người dân trên các đảo; dự trữ lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm; cấm đi lại giữa đất liền và các đảo từ chiều 17/12.

Trong khu vực có 15 dàn khoan trên biển, có quy mô lớn với hàng nghìn lao động, các nhà giàn đã có phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Để ứng phó bão, các địa phương trong khu vực dự kiến kế hoạch sơ tán đảm bảo an toàn cho 51.032 hộ/238.345 người tại các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản, khu vực ven biển và đã có phương án đảm bảo an toàn. Hiện các địa phương tiếp tục rà soát cập nhật và sẽ sơ tán theo diễn biến thực tế của bão.

TIN BÃO KHẨN CẤP VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
Các địa phương trong khu vực dự kiến kế hoạch sơ tán đảm bảo an toàn cho 51.032 hộ/238.345 người tại các khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão.

Yêu cầu thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về ứng phó bão

Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai đề nghị các bộ ngành, địa phương tiếp tục triển khai Công điện và kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ (tại cuộc họp ngày 17/12), Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống thiên tai. Trong đó tập trung vào các nội dung sau:

Trước hết đối với tuyến biển, thông báo, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm tàu cá, tàu vận tải, tàu công trình) để di chuyển phòng tránh hoặc về nơi tránh trú an toàn; tạo điều kiện cho tàu cá và ngư dân các địa phương khác vào tránh trú, đồng thời với các biện pháp đảm bảo an toàn dịch COVID-19.

Không để người trên tàu thuyền, chòi canh, lồng bè nuôi trồng thủy sản khi bão ảnh hưởng và đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự.

Kiểm tra, hướng dẫn đảm bảo an toàn tàu thuyền tại khu neo đậu. Tổ chức bắn pháo hiệu cảnh báo bão cho tàu thuyền và ngư dân ven biển. Sẵn sàng phương án ứng phó với tình huống bão đổ bộ vào đất liền.

Đối với khu vực đất liền và hải đảo, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với bão, mưa lũ, sạt lở phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương, chú ý phương án sơ tán xen ghép tại chỗ để đảm bảo an toàn chống dịch COVID-19.

Đảm bảo an toàn cho người dân trên các đảo, khu neo đậu, nuôi trồng thủy sản. Triển khai các biện pháp bảo vệ diện tích lúa vừa xuống giống; bảo vệ trọng điểm đê điều xung yếu; vận hành điều tiết bảo đảm an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ thủy điện nhỏ.

Triển khai các hoạt động của lực lượng xung kích tại cơ sở; rà soát nhà ở không an toàn; kiểm soát hướng dẫn giao thông. Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn và khắc phục sự cố lưới điện.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, xác định vùng nguy hiểm do bão, gió mùa Đông Bắc; dự báo mưa và nguy cơ mưa lũ, lũ quét phục vụ chỉ đạo ứng phó.

Bộ Ngoại giao, liên hệ với các quốc gia, vùng lãnh thổ tạo điều kiện cho tàu thuyền vào tránh trú bão khi có yêu cầu. Bộ Y tế chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Công Thương chỉ đạo an toàn các giàn khoan, an toàn hệ thống thủy điện, lưới điện. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo đảm bảo an toàn các tàu vận tải. Bộ Công an chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại các khu neo đậu, khu dự kiến sơ tán dân.

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng chỉ đạo rà soát phương án ứng phó, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng cứu khi có yêu cầu, đặc biệt là trên tuyến biển; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với địa phương cương quyết kêu gọi tàu thuyền, không để người lại trên tàu thuyền, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai tổ chức trực ban 24/24, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra triển khai các phương án phù hợp với diễn biến của bão đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và tính mạng người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng;

Các Bộ, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc triển khai các biện pháp ứng phó với bão.

TIN BÃO KHẨN CẤP VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

BỘ CÔNG AN CHỈ ĐẠO QUYẾT LIỆT ỨNG PHÓ BÃO

Ngày 17/12, Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an (Ban Chỉ đạo ƯPT/BCA) có Công điện số 07/CĐ-BCĐ gửi Thủ trưởng các đơn vị: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Cục Truyền thông Công an nhân dân; Cục Trang bị và kho vận; Cục Viễn thông và cơ yếu; Cục Y tế, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang về việc ứng phó khẩn cấp với siêu bão sắp vào Biển Đông.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão RAI, Ban Chỉ đạo ƯPT Bộ Công an yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương triển khai kịp thời, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn về người, tài sản. Tập trung vào các nội dung sau:

Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Công an và chính quyền địa phương về công tác ứng phó thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Căn cứ diễn biến, nguy cơ ảnh hưởng của bão và thực tế tại địa phương, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các lực lượng sẵn sàng sơ tán khẩn cấp người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm; chỉ đạo, triển khai các biện pháp cần thiết đảm bảo an toàn cho người, tài sản trên các đảo, lồng bè nuôi trồng thủy hải sản, nơi neo đậu, tránh trú trong bối cảnh dịch COVID-19.

TIN BÃO KHẨN CẤP VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
Sẵn sàng sơ tán khẩn cấp người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Theo dõi sát diễn biến của bão để triển khai ngay các phương án, kế hoạch, lực lượng, phương tiện và điều kiện ứng phó với tình huống bão ảnh hưởng đến địa phương; kịp thời xử lý mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ, nhất là đảm bảo an toàn dân cư; bảo đảm phát huy vai trò xung kích, tuyến đầu của lực lượng Công an nhân dân trên mặt trận phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và là lực lượng tuyến đầu quan trọng trong an dân, giúp đỡ nhân dân.

Đồng thời, triển khai quyết liệt các mặt công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp theo chỉ đạo của đồng chí Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an.

Chủ động các phương án phòng, chống thiên tai, dịch bệnh trong chính cơ quan, đơn vị Công an; bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và an toàn trụ sở, tài liệu, trang thiết bị làm việc, các cơ sở giam giữ của lực lượng Công an nhân dân.

Bố trí lực lượng tổ chức kiểm soát, hướng dẫn, phân luồng bảo đảm an toàn giao thông qua các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở, ngập sâu; kiên quyết không cho người và phương tiện lưu thông khi chưa đảm bảo an toàn.

Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của lực lượng Công an cấp xã trong ứng phó với thiên tai, kết hợp với công tác phòng, chống dịch theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là trong công tác nắm hộ, nắm người, tuyên truyền, vận động nhân dân phòng tránh thiên tai; di dời, sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; giúp nhân dân khắc phục hậu quả, thiệt hại do thiên tai; giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự ngay từ đầu và tại cơ sở.

Các đơn vị chức năng của Bộ sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí để kịp thời chi viện cho các địa phương trong trường hợp siêu bão RAI gây ảnh hưởng nặng nề, vượt quá khả năng ứng phó của các địa phương; có phương án bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ huy, điều hành trong ứng phó với thiên tai, tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Phát huy mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Công an nhân dân với các ngành, các lực lượng chức năng trong công tác phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.

Kịp thời thông tin về hình ảnh, hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trong phòng, chống siêu bão RAI. Tổ chức trực ban, trực chỉ huy, bảo đảm quân số sẵn sàng triển khai các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và công tác phòng, chống thiên tai, dịch bệnh. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về Ban Chỉ đạo ƯPT/BCA (qua Văn phòng Bộ).

TIN BÃO KHẨN CẤP VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ YÊU CẦU KHẨN CẤP ỨNG PHÓ SIÊU BÃO

Ngày 16/12, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Công điện số 1737/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ứng phó khẩn cấp với siêu bão sắp vào Biển Đông.

Công điện nêu rõ, chiều 16/12, siêu bão có tên quốc tế là RAI đã ảnh hưởng trực tiếp đến ven biển phía đông của Philippines; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tối ngày 17/12/2021 bão sẽ vào Biển Đông với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đạt cấp 13-14, giật cấp 17, gây sóng biển cao từ 6-8 m ở khu vực bắc, giữa và nam Biển Đông; ngày 19 và 20/12, khu vực biển ngoài khơi các tỉnh Trung Bộ có thể có gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 14-15; đe dọa trực tiếp đến an toàn của tàu thuyền và các hoạt động trên biển, ven biển.

Đây là cơn bão cường độ rất mạnh, di chuyển nhanh, xảy ra vào cuối mùa mưa bão, diễn biến còn rất phức tạp. Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền và các hoạt động trên biển, an toàn tính mạng của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, quyết liệt chỉ đạo, triển khai kịp thời công tác ứng phó với bão theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển: Phối hợp với lực lượng biên phòng và các cơ quan có liên quan chỉ đạo rà soát, nắm rõ ngay tất cả phương tiện, tàu thuyền còn hoạt động trên biển (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải và phương tiện khác) và các hoạt động trên biển;

Tổ chức theo dõi sát diễn biến của bão, chỉ đạo thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền di chuyển về nơi tránh trú an toàn, kiên quyết không để tàu thuyền, phương tiện hoạt động trong vùng có nguy cơ ảnh hưởng của bão;

Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đối với các hoạt động trên biển, an toàn tính mạng và phòng chống dịch COVID-19 cho người dân tại nơi neo đậu, tránh trú.

Căn cứ diễn biến, nguy cơ ảnh hưởng của bão và thực tế tại địa phương chỉ đạo, triển khai các biện pháp cần thiết đảm bảo an toàn cho người và tài sản trên các đảo và trên lồng bè nuôi trồng thủy hải sản.

Rà soát, chuẩn bị sẵn phương án để chủ động ứng phó với tình huống bão ảnh hưởng đến địa phương; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng ứng phó, xử lý mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ, nhất là đảm bảo an toàn dân cư trong bối cảnh dịch COVID-19, bảo vệ đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất.

Thứ hai, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cung cấp thông tin kịp thời về diễn biến bão để Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương và người dân biết chủ động chỉ đạo và triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với diễn biến của bão.

Thứ ba, Bộ Ngoại giao theo dõi, chủ động liên hệ với các quốc gia, vùng lãnh thổ tạo điều kiện cho tàu thuyền Việt Nam vào trú tránh bão khi có yêu cầu.

Thứ tư, Bộ Y tế chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là các khu vực dự kiến sơ tán dân cư khi có tình huống.

Thứ năm, các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Quốc phòng và các bộ ngành khác có liên quan theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc triển khai các biện pháp ứng phó với bão, bảo đảm an toàn đối với lĩnh vực được phân công theo dõi, nhất là bảo đảm an toàn cho tàu thuyền và các hoạt động trên biển, ven biển.

Thứ sáu, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo rà soát phương án, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương ứng phó bão khi có yêu cầu.

Thứ bẩy, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin kịp thời diễn biến của bão, công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.

Thứ tám, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban 24/24, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các địa phương triển khai các phương án ứng phó cụ thể phù hợp với diễn biến của bão, nhất là bảo đảm an toàn cho tàu thuyền và các hoạt động trên biển, ven biển, an toàn tính mạng người dân; kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.

TIN BÃO KHẨN CẤP VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
Chủ động ứng phó bão RAI, hạn chế thiệt hại về người, tài sản của nhân dân

Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai Lê Minh Hoan vừa ký ban hành Công điện số 26/CĐ-QG, hồi 12.00, ngày 16/12/2021 gửi Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang; Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ ngành và các cơ quan thông tấn, báo chí về chủ động ứng phó với bão RAI, hạn chế thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

Công điện nêu rõ, bão RAI duy trì cường độ rất mạnh, di chuyển nhanh; đêm 17/12/2021 sẽ đi vào biển Đông, khi vào sát bờ có thể đổi hướng. Khu vực đất liền ven biển và các đảo sẽ có gió mạnh cấp 9 đến cấp 11.

Để chủ động ứng phó với bão, hạn chế thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố triển khai một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

Thứ nhất, Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố:

Đối với tuyến biển: Theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của bão; thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm tàu cá, tàu vận tải, tàu công trình) để di chuyển phòng tránh hoặc về nơi tránh trú an toàn; tạo điều kiện cho tàu cá và ngư dân các địa phương khác vào tránh trú;

Kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền tại khu neo đậu; sẵn sàng triển khai công tác đảm bảo an toàn về người và tài sản trên các đảo và lồng bè nuôi trồng thủy hải sản trên biển và ven biển.

Đối với đất liền, hải đảo: Rà soát, sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với bão, mưa lũ, sạt lở phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương, nhất là phương án di dời, sơ tán dân để đảm bảo an toàn, đồng thời phòng chống dịch COVID-19; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để ứng phó với bão mạnh, ngập lụt khu vực thấp trũng, lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi, nhất là tại các khu vực đã từng xảy ra ngập lụt; giao thông từ đất liền ra các đảo và phương án cung cấp nhu yếu phẩm cho các đảo.

Sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất, phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu; tổ chức vận hành phù hợp, bảo đảm an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ thủy điện nhỏ, công trình đang thi công, sửa chữa; bố trí lực lượng, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có tình huống.

Sẵn sàng triển khai các hoạt động của lực lượng xung kích tại cơ sở; rà soát nhà ở không an toàn; phương án kiểm soát, hướng dẫn phân luồng giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Chỉ đạo đài phát thanh, truyền hình và truyền thông cơ sở tăng cường thông tin về thiên tai, hướng dẫn kỹ năng ứng phó cho người dân, nhất là tại các thôn, bản.

TIN BÃO KHẨN CẤP VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
Siêu bão RAI. Ảnh Hải quân Mỹ

Các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Nắm bắt và có kế hoạch, phương án đảm bảo an toàn cho người dân tại khu vực nhà yếu; phương án quản lý, số liệu tàu thuyền neo đậu tránh bão tại các khu vực cửa sông, lạch; phương án đảm bảo an toàn cho những tuyến đê biển xung yếu để sẵn sàng ứng phó trong tình huống bão đổi hướng.

Thứ 2, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, dự báo mưa và nguy cơ mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan có liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Thứ ba, Bộ Công Thương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn dàn khoan trên biển; chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn hồ đập thuỷ điện, đặc biệt là các thủy điện nhỏ; hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, hệ thống lưới điện.

Thứ tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập thủy lợi, nhất là công trình xung yếu, đang thi công sửa chữa; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với vụ lúa Đông Xuân vừa xuống giống.

Thứ năm, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo thông tin tới tàu vận tải trong và ngoài nước, kể cả tàu đang neo đậu tại các cảng; các chủ kho bãi biết diễn biến của bão để chủ động ứng phó.

Thứ sáu, Bộ Y tế chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là các khu vực dự kiến sơ tán tập trung, khu cách ly; chỉ đạo đảm bảo an toàn và tạo điều kiện cho lực lượng phòng, chống thiên tai thực hiện nhiệm vụ; sẵn sàng cơ số thuốc, hóa chất lọc nước để hỗ trợ các địa phương khi có yêu cầu.

Thứ bẩy, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo rà soát phương án ứng phó, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác sơ tán, di dời dân, tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu. Bộ Quốc phòng chỉ đạo bộ đội biên phòng kiểm đếm, kêu gọi, hướng dẫn đảm bảo an toàn tàu thuyền.

Thứ tám, Bộ Ngoại giao chủ động công hàm gửi các quốc gia, vùng lãnh thổ tạo điều kiện cho tàu Việt Nam vào trú tránh và hỗ trợ khi có yêu cầu.

Thứ chín, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thời lượng, đưa tin kịp thời diễn biến của bão và nguy cơ mưa lũ, công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.

Thứ mười, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét; xác định các nguy cơ rủi ro thiên tai, xây dựng kịch bản điều hành ứng phó để chỉ đạo các biện pháp cụ thể, ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại, trước hết tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân; chuẩn bị sẵn sàng công tác chỉ đạo tại hiện trường.

TIN BÃO KHẨN CẤP VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

Rất mạnh và hiếm gặp

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, khoảng chiều cho đến tối 17/12, cơn siêu bão này sẽ suy yếu và đi vào Biển Đông. Khi đi vào Biển Đông cường độ của cơn bão này sẽ giảm 2 cấp so với hiện tại, tức là khoảng cấp 14.

Mặc dù bão có giảm cấp khi đi qua miền Trung Philippines do ma sát với địa hình, tuy nhiên khi vào Biển Đông thì đây vẫn là cơn bão rất mạnh và cũng hiếm gặp trong một vài năm trở lại đây.

Vùng biển chịu ảnh hưởng trực tiếp là vùng biển phía Đông, giữa và Nam Biển Đông trong đó có cả vùng biển phía Bắc của quần đảo Trường Sa. Như vậy, toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong khu vực này trong khoảng thời gian từ 24-48 giờ tới tới sẽ rất nguy hiểm.

Phân tích về tính bất thường so với quy luật của cơn bão RAI, ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng trong khoảng 50 năm gần đây, theo thống kê có 8 siêu bão (đạt từ cấp 16 trở lên) xuất hiện trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương. Trong đó, năm 2016 có một siêu bão.

Mặc dù khi vào Biển Đông, siêu bão Rai suy yếu, song trước đó trên vùng biển Philipines thì cơn bão này cũng đạt cấp 16. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu thì những vấn đề thiên tai dị thường hoặc thiên tai lớn có thể xuất hiện với tần suất nhiều hơn và chúng ta cần phải tập trung ứng phó.

Lý giải về hướng đi và phạm vi ảnh hưởng của bão, ông Năng cho rằng theo dự báo và tính toán mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, với sự đồng thuận giữa các trung tâm dự báo thời tiết trên thế giới, bão sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc trong 24-48 giờ đầu và khi vào đến kinh tuyến 110 độ - 111 độ thì sẽ có xu hướng dịch chuyển lên phía Bắc, hướng về quần đảo Hoàng Sa và sau đó hướng về phía Trung Quốc.

Như vậy có thể thấy, nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực vùng biển phía Nam từ Bình Thuận trở vào là chưa cao. Tuy nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu thì cũng có rất nhiều kịch bản có khả năng xảy ra.

Theo nhận định của Trung tâm, kịch bản có thể xảy ra nhất đó là bão sẽ di chuyển về phía Bắc và các cơ quan chức năng sẽ tập trung ứng phó với tình huống này. Nếu có những diễn biến đặc biệt có thể xảy ra trong thời gian tới thì Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia sẽ cập nhật kịp thời.

TIN BÃO KHẨN CẤP VÀ CÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
Khẩn trương kêu gọi tàu, thuyền di chuyển khỏi nơi nguy hiểm, tránh trú an toàn.

Khẩn trương kêu gọi tàu thuyền di chuyển khỏi vùng nguy hiểm, tránh trú an toàn

Ông Năng lưu ý, đây là cơn bão rất mạnh, có di chuyển nhanh đặc biệt ảnh hưởng tới khu vực vùng biển phía Đông, giữa và Nam Biển Đông nên các cơ quan chức năng cần phải thông báo, kêu gọi tàu, thuyền đang hoạt động tại khu vực này di chuyển khỏi nơi nguy hiểm, tránh trú an toàn.

Bên cạnh đó, theo dự báo, bão di chuyển về phía Bắc, tại đây đang có không khí lạnh. Do vậy, cần căn cứ vào tình hình của cơn bão cũng như không khí lạnh để yêu cầu tàu thuyền trú tránh khẩn trương, kịp thời.

Các chuyên gia khuyến cáo ngư dân và các thuyền viên: Cần thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin, hệ thống tín hiệu báo bão, đồng thời chú ý quan sát bầu trời và mặt biển để nhận biết thời tiết.

Khi nhận được tin bão, áp thấp nhiệt đới thì tùy thuộc vào vị trí của tàu, thuyền đang hoạt động, vị trí cường độ hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới mà kịp thời cho tàu, thuyền vào bờ hoặc tránh xa vùng ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới.

Cần điều khiển tàu, thuyền tránh xa vùng bão, áp thấp nhiệt đới có khả năng đi tới. Nếu tàu, thuyền đang nằm ở phía bên phải hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới thì phải cho tàu thuyền chạy ngược gió, gió thổi lệch mũi trước mạn phải, góc lệch lớn hay nhỏ tùy thộc vào sức đẩy của tàu thuyền, tức là chạy về hướng Bắc - Đông Bắc.

Nếu tàu, thuyền đang nằm ở phía bên trái hoặc ở ngay trên đường bão, áp thấp nhiệt đới đang di chuyển tới thì cho tàu, thuyền chạy xuôi gió, gió thổi vào đuôi tàu thuyền từ mạn phải, tức là chạy về hướng Nam - Tây Nam.

Cần chú ý rằng khi điều khiển tàu, thuyền tránh bão, áp thấp nhiệt đới trên biển phải luôn luôn giữ cho tàu, thuyền cách tâm bão, áp thấp nhiệt đới một khoảng tối thiểu từ 350 đến 400 km - khoảng 200 hải lý.

Khi không thể tránh xa vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới mà lọt vào vùng gió bão, áp thấp nhiệt đới thì người điều khiển phương tiện phải bình tĩnh, tập trung mọi khả năng đưa tàu, thuyền nhanh chóng thoát ra khỏi vùng bão, áp thấp nhiệt đới./.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng khó khẩn cấp với siêu bão RAI Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng khó khẩn cấp với siêu bão RAI
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Công điện số 1737/CĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ứng phó khẩn cấp với siêu bão sắp vào Biển Đông.
CÔNG ĐIỆN chỉ đạo ứng phó bão RAI, hạn chế thiệt hại về người và tài sản của nhân dân CÔNG ĐIỆN chỉ đạo ứng phó bão RAI, hạn chế thiệt hại về người và tài sản của nhân dân
Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai Lê Minh Hoan vừa ký ban hành Công điện số 26/CĐ-QG, hồi 12h00, ngày 16/12/2021 gửi Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang; Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ ngành và các cơ quan thông tấn, báo chí về chủ động ứng phó với bão RAI, hạn chế thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.
Tiêu chí xác định xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo Tiêu chí xác định xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 36/2021/QĐ-TTg về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025.
Theo Baochinhphu.vn
Nguồn: baochinhphu.vn

Tin bài liên quan

Việt Nam trao tặng 200 tấn gạo hỗ trợ Philippines khắc phục hậu quả bão Rai

Việt Nam trao tặng 200 tấn gạo hỗ trợ Philippines khắc phục hậu quả bão Rai

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều 1/4/2022, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trao tượng trưng 200 tấn gạo, trị giá gần 100.000 USD, là quà tặng của Chính phủ và nhân dân Việt Nam gửi tặng Chính phủ và nhân dân Philippines để hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Rai.
100 ngư dân Quảng Ngãi đang kẹt giữa 'eo' bão RAI

100 ngư dân Quảng Ngãi đang kẹt giữa 'eo' bão RAI

Hiện chính quyền địa phương phối hợp với nghiệp đoàn nghề cá hướng dẫn 11 tàu cá chạy tránh hướng đi của bão RAI– bão số 9.
73 tàu cá cùng 700 ngư dân vào âu tàu đảo Song Tử Tây và Sinh Tồn tránh trú bão RAN

73 tàu cá cùng 700 ngư dân vào âu tàu đảo Song Tử Tây và Sinh Tồn tránh trú bão RAN

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão RAI, hai ngày qua, cán bộ chiến sĩ (CBCS) đảo Sinh Tồn và Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã đón 73 lượt tàu cá với gần 700 ngư dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… vào tránh, trú an toàn.

Các tin bài khác

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam-Dominica: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa hai khu vực

Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam-Dominica: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa hai khu vực

Chiều 21/11 (theo giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Học viện Giáo dục cấp cao về đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa Dominica với chủ đề: "Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Dominica: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa Đông Nam Á và Mỹ Latinh".
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Sáng 21/11, theo giờ địa phương (tức tối cùng ngày giờ Hà Nội), tại thủ đô Santo Domingo, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bí thư tỉnh Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương

Bí thư tỉnh Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương

Ngày 20/11 tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước giữ chức Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.

Đọc nhiều

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ phối hợp Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ”.
World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường internet an toàn, hiệu quả”.
Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024).
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động