Tiến sĩ Trà My: Hội DN Việt Nam tại TQ sẽ chia sẻ sớm nhất cơ hội kinh doanh
Doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng kết nối giao thương với Việt Nam Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiêt lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc, Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc - KOTRA Hà Nội đã tổ chức Tuần lễ giao thương trực tuyến từ ngày 21-25/3. |
Kết nối doanh nghiệp kiều bào tại Thái Lan với các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam Chiều 4/3/2022, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) và Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) tổ chức Diễn đàn đối thoại với doanh nhân kiều bào về đầu tư và thương mại. |
Kiều bào luôn hướng về quê hương
-Từng theo học, làm việc và có cuộc sống ổn định tại Trung Quốc nhiều năm, điều gì khiến bà luôn đau đáu với quê hương?
Tôi nghiên cứu, học tập, sinh sống và làm việc tại phía Bắc Trung Quốc đến nay hơn 13 năm. Nơi này gần Hàn, gần Nhật, gần Nga và gần Mông Cổ hơn về vị trí địa lý và có ít người Việt, vậy nên tôi cũng rất nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ người thân bạn bè, và do không quen với đồ ăn nơi đây, nên tôi nhớ cả những bữa cơm rau muống quê nhà.
Tại xứ người, mỗi hành vi, cử chỉ và phong cách của mỗi bà con Kiều bào, đều sẽ đại diện hình tượng cho cả 1 đất nước con người Việt Nam. Là 1 tiến sĩ, tôi càng coi trong điều đó, vậy nên khi lập nghiệp nơi xứ người, tôi đã chọn ngành nghề liên quan đến Cao su thiên nhiên – được mệnh danh là “vàng trắng” của Việt Nam.
Do đặc thù công việc thường xuyên phải tiếp xúc chuyện trò với quan chức bản địa, giới báo chí cũng như các nhà phân phối và khách hàng, nên họ thường cảm nhận được ở tôi, niềm tự hào toát lên từ hành vi ngôn ngữ, cử chỉ mỗi khi nhắc đến Việt Nam và sản phẩm thương hiệu Made In Vietnam. Bà con Kiều bào ta ở nước nào cũng vậy, đề tài nói không bao giờ hết chính là quê hương Việt Nam mình, tôi cũng như họ vậy.
Tiến sĩ Trà My, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc. |
- Là một trong những người đầu tiên có ý tưởng đứng ra thành lập Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Trung Quốc. Bà có thể nói gì về Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Trung Quốc, về các thành viên của Hiệp hội?
Sau nhiều năm hoạt động tại Trung Quốc, tôi tiếp xúc và thân quen với nhiều doanh nghiệp nước bạn và tham dự nhiều sự kiện xúc tiến thương mại đầu tư, hội trợ, triển lãm, hội nghị quốc tế ở nước sở tại. Tôi phát hiện, 19 quốc gia phát triển thì tại Trung Quốc họ đều có Hội Doanh nghiệp chính thống. Họ hoạt động rất mạnh và trở thành nhịp cầu nối kinh tế thương mại, đầu tư không thể thiếu giữa hai quốc gia. Bên cạnh đó, bản thân tôi và các doanh nhân Việt khác cũng vậy, chúng tôi thường được doanh nghiệp nước bạn tìm đến mỗi khi có nhu cầu với tất cả những sản phẩm liên quan đến Việt Nam.
Vì vậy, Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Trung Quốc sẽ là tổ chức chia sẻ kịp thời các thông tin thương mại kinh tế, chia sẻ cơ hội nhanh và sớm nhất. Ai cũng cần một tổ chức, nhất là khi ở nơi đất khách quê người, các anh chị em doanh nghiệp chúng tôi cũng vậy, chúng tôi cũng mong muốn có một mái nhà để về, có các anh chị em sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm để học hỏi.
Đem theo ý tưởng đó, sau khi về nước tham dự Xuân Quê hương 2020 và được gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tôi đã ngỏ ý xin được thành lập Hội và được Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV – Bộ Ngoại giao) nhiệt tình ủng hộ, hướng dẫn chỉ đạo và luôn quan tâm động viên tôi sớm hoàn thành nhiệm vụ.
Các thành viên trong Hội Doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc. |
Hiện nay, Hội chúng tôi là tổ chức lâm thời và đang thực hiện trình tự bài bản, khắt khe theo yêu cầu của chính phủ Trung Quốc. Chúng tôi hiện đã kết nối thành công được 38 doanh nhân và cá nhân người Việt sinh sống và làm việc nhiều năm tại Trung Quốc (theo Visa Z hoặc thẻ chuyên gia). Đại đa số trước đó, mọi người đến Trung Quốc học tập và nghiên cứu, họ rất rành về thị trường và thị hiếu nơi này, sau đó lập gia đình quyết định ở lại và lập nghiệp tại nơi đây.
Trong đội ngũ doanh nhân hiện tại, 80% có trình độ Đại học trở lên, trong đó 58% có học vị Thạc sĩ và Tiến sĩ, họ đều là những Kiều bào ưu tú, là tầng lớp trí thức có tấm lòng hướng về quê hương, đất nước. Đây chính là yếu tố thuận lợi bởi vì chúng tôi đại diện cho sức mạnh của trí tuệ, sáng tạo, nhiệt tình và năng động, là yếu tố con người quyết định sự thành công, lâu bền cho các hoạt động của Hiệp hội sau này.
Về khó khăn, do từ khi trù bị đến nay đều trong thời gian dịch Covid-19, nên các thành viên trong khối Kiều bào doanh nghiệp gặp nhau trực tiếp khó khăn hơn. Ngoài ra, trình tự thành lập ở Trung Quốc là rất khắt khe với các hiệp hội tổ chức nước ngoài, vậy nên tôi đang nỗ lực triệu tập đủ 50 thành viên và chấp hành nghiêm túc các bước theo quy định nghiêm ngặt của nước bản địa.
Tiến sĩ Trà My giới thiệu về chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam tại Diễn đàn xúc tiến thương mại đầu tư Quốc tế Trung Quốc, tại Tây An, 2021. |
Chúng tôi cũng rất may mắn vì luôn được Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc nhiệt tình ủng hộ và sẵn sàng hỗ trợ.
Thời gian tới, đồng thời với việc tiếp tục các trình tự thành lập Hiệp hội chính thức theo yêu cầu của chính quyền nước bản địa, chúng tôi vẫn tiếp tục các hoạt động dưới danh nghĩa tổ chức trù bị. Hiệp hội vẫn sẽ chủ động tăng cường hỗ trợ xúc tiến đầu tư thương mại, hỗ trợ kết nối nhiều hơn nữa hàng nông sản và các mặt hàng thương hiệu Made in Vietnam đến thị trường khổng lồ Trung Quốc.
Ngoài ra, chúng tôi cũng hỗ trợ tổ chức và đồng tổ chức nhiều triển lãm thương mại quốc tế để kết nối nhiều hơn nữa doanh nghiệp 2 nước, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt - Trung giải quyết các vấn đề, tư vấn thương mại và tuyên truyền chính sách thu hút đầu tư về Việt Nam.
Tiến sĩ Trà My làm việc trực tiếp, hỗ trợ Tập đoàn LIC sẽ đến Việt Nam mở xưởng nhà máy dệt len trong năm 2022. |
Doanh nghiệp nên đăng ký sở hữu trí tuệ, đăng ký logo thương hiệu của mình tại Trung Quốc
- Làm cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc, giữa các địa phương của hai nước, vậy đâu là thuận lợi, khó khăn và hiệp hội có đề xuất gì để tăng cường hợp tác song phương giữa Việt Nam- Trung Quốc, thưa bà?
Về đề xuất tăng cường hợp tác song phương Việt -Trung, thế mạnh của chúng tôi là ở Trung Quốc, chúng tôi nắm bắt rất nhanh nhạy và có những thông tin rất sớm về nhu cầu và thị hiếu của thị trường khổng lồ tỷ dân này. Nhưng chúng tôi bị thiếu kênh thông tin đầu cầu Việt Nam, ví dụ, với những mặt hàng doanh nghiệp Trung Quốc cần, chúng tôi nên gởi đến ai? Đến tổ chức hay doanh nghiệp nào tại Việt Nam?
Chúng tôi cũng mong có những cầu nối kết nối trực tiếp với các tổ chức, hiệp hội các ngành nghề tại Việt Nam ta để tiếp nhận nhu cầu sớm từ doanh nghiệp Trung Quốc. Bên cạnh đó, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ nếu các doanh nghiệp Việt muốn giới thiệu đưa thương hiệu mặt hàng Việt Nam vào thị trường Trung Quốc này.
Tôi nhấn mạnh, các doanh nghiệp nên đăng ký sở hữu trí tuệ, đăng ký logo thương hiệu của mình tại Trung Quốc trước, nếu có ý định muốn đưa sản phẩm qua Trung Quốc. Và nếu cần hỗ trợ, chúng tôi luôn sẵn sàng.
- Xin cảm ơn bà!
13 năm vẫn chưa quen cơm Trung Quốc và luôn nhớ Tết Việt Những tưởng đã sống, học tập và làm việc ở Trung Quốc hơn 10 năm, TS.Trà My đã quen dần với cuộc sống và sinh hoạt nơi đây. Thế nhưng, mùi vị quê hương thân thuộc từ khi còn nằm trong bụng mẹ vẫn luôn theo đuổi khiến TS.Trà My luôn nhớ về những món ăn dân dã nơi quê nhà. “Nhiều năm nay, do không quen với đồ ăn bên này, tôi thuờng rất thèm một bữa cơm nhà, thèm cái mùi mặn của nước mắm, vị chua của quả cà pháo hay những niêu cá kho đồng. Nhiều khi nằm mơ, tôi cũng thường thấy mình quên chưa kịp mua bánh rán mang đi, trước mỗi chuyến bay rời xa đất nước", TS.Trà My chia sẻ. TS.Trà My cho biết, nếu không có dịch, mỗi năm chị thường về Việt Nam 5,6 lần. Giờ có lúc thèm món ăn quê nhà, chị phải bay xuống Quảng Tây, vùng đất Trung Quốc giáp biên Việt Nam, hoặc đến Thượng Hải, chỉ để ăn một bát phở hay bữa cơm gần như ở nhà.
|