Trang chủ Văn hóa - Du lịch
07:36 | 14/02/2021 GMT+7

Thương tiếng cồng chiêng

aa
Nền “Văn Minh Thảo Mộc” ở Tây Nguyên do đại ngàn sinh ra. Giờ, ở kỷ nguyên này, bỗng không gian văn hóa - xã hội đó như một báu vật hồi ức bởi do loài người khắp địa cầu này được khoác tấm áo “hiện đại” với mục tiêu hàng đầu là công nghiệp- đô thị - vật chất đã quá cách xa thiên tính thiện lành vốn là căn bản của giống loài. Dư vang kia hình như đang vật vờ đâu đó trên miền Thượng…
Lampard lên tiếng về việc bị Chelsea 'trảm' không thương tiếc Lampard lên tiếng về việc bị Chelsea 'trảm' không thương tiếc
Bộ Công thương: Hoa Kỳ tiếp tục áp thuế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại song phương Bộ Công thương: Hoa Kỳ tiếp tục áp thuế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại song phương

Nói đến Tây Nguyên là nói đến cái Exotique giá trị “Đại ngàn”, về không gian văn hóa cồng chiêng, nó đại diện, chi phối. “Exotique”(khái niệm dùng trong dân tộc học, nhân học với nghĩa là Lạ, bề mặt của cái lạ - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp) lớn đến nỗi dường như nhắc đến Tây Nguyên không thể có sự lựa chọn nào khác thế, cho dù ở thời đại nào, hoàn cảnh nào. Tinh thần ấy vang lên trong bối cảnh mà bên ngoài thực địa Tây Nguyên bằng mắt ai cũng thấy nó không còn điệp trùng rừng, ngút ngàn nguyên sinh, thẳm sâu huyền thoại, mà đã là bạt ngàn cà phê, bạt ngàn cao su, mênh mông tiêu, điều, bắp, đậu, cùng với cảnh trạng chật nêm làng xã mới với người nhập cư từ xa đến.

Thương tiếng cồng chiêng
Thương tiếng cồng chiêng.

Nhưng bỗng giờ đây, muốn nghe diễn xướng cồng chiêng ai cũng phải bỏ tiền, mua tour, mua vé, và giới hạn số người nghe xem.

Sẽ không sao cả. Vì với Tây Nguyên, việc đưa tiếng chiêng vào du lịch, thành “hàng hóa”, sản phẩm giải trí, sản phẩm du lịch là sự cần thiết để phát triển kinh tế, và thúc đẩy nền du lịch, là thức thời hóa những giá trị văn hóa mà ta có. Nhưng mọi thứ giá trị sinh lợi cần được nuôi dưỡng.

Dù ta có bênh vực cho việc lấy “chất liệu” đại ngàn làm phông nền kia cũng không làm cho mọi ngọn núi, cánh rừng, dòng sông, con suối … trùm lên màu xanh nguyên sinh, và khỏa lấp được sự thật là những chỏm rừng tự nhiên chỉ còn với diện tích ít ỏi, le lói và luôn phập phồng trong vài vườn quốc gia trên xứ sở này. Tiếng chiêng dịch vụ du lịch được đánh lên, không từ nhu cầu riêng tư của từ bà con sơn nguyên ở các plei, bon, buôn vẫn cứ ít nhiều lay động được du khách. Và đôi khi, đứng trước những “tour” dịch vụ cồng chiêng đó, bà con sơn nguyên và những người am hiểu sâu về không gian văn hóa cồng chiêng ngỡ như người ta đang tưởng niệm, làm kỷ niệm về ký ức của nền văn minh rừng, không gian văn hóa cồng chiêng, văn hóa Tây Nguyên, hơn là thực tiễn đời sống. Kêu gọi sự cần thiết phải biết ngượng khi nói về sự ăn khớp, ở đây là sử dụng chất liệu “đại ngàn”, sự thật đang diễn ra trong đời sống, sẽ là một câu chuyện khác, vì với khách du lịch thường thì chỉ là sự thỏa mãn, vui mắt, vui tai, lạ hơn những thứ văn nghệ giải trí ở Sài Gòn, Hà Nội, Qui Nhơn, Đà Nẵng là được, đủ. Du khách nào cũng nghe được tiếng chiêng, cũng thấy vui mắt trước các vũ điệu sơn cước, nhưng không phải ai cũng biết tiếng chiêng là thông điệp của bà con sơn cước sống và dùng nó để “trò chuyện” với trời đất, giao tiếp với thần linh, và để diễn ra sự giao tiếp đó phải cần vật chủ, rừng, cùng hệ thống giá trị sinh ra theo rừng.

Cồng chiêng dịch vụ du lịch thì không có đời sống thật của bà còn sơn nguyên ở đó. Nên mỗi khi tiếng cồng chiêng không từ nhu cầu trao đổi tâm tư của người sơn cước vang lên, những ai hiểu về nó cứ day dứt cho tiếng chiêng thật - có quan hệ trực tiếp với không gian sinh nở ra nó và đối tượng gắn bó với nó.

Giờ đây, 450.000 hécta cà phê của vùng mỗi năm đã đưa về 3,5 tỉ USD, cùng hàng trăm ngàn hécta tiêu, cao su… đưa thêm về vài tỉ USD nữa. Đó là niềm vui vật chất lớn. Nhưng cùng lúc cũng có một cái hao tổn rất nặng, sâu, là mất mát về văn hóa, tinh thần, không gian đặc trưng của xứ sở. Bởi tất cả số vật chất có được đều là đánh đổi từ rừng, thay rừng bằng cây công nghiệp. Trước kia mỗi năm mất trên trăm ngàn hécta rừng nguyên sinh. Cho đến những năm gần đây cũng mất thêm mỗi năm ít nhất hai vạn hécta rừng tự nhiên. Tình cảnh nhiều nơi ở Tây Nguyên giờ phải khoan giếng sâu cả trăm mét mới tìm thấy nước uống và nước tưới là điều chưa từng thấy trên xứ sở. Qui hoạch cây trồng nào cũng vỡ qui hoạch, mất kiểm soát, thậm chí gọi đúng tên phải là “rơi” tự do. Chính bão lực của những cây trồng đó cùng cơn lốc dân nhập cư không dừng đã xua đi những cánh rừng nguyên sinh của Tây Nguyên, lột trần xứ sở. Rừng là sinh mạng văn hóa Tây Nguyên lẫn không gian sinh tồn của cộng đồng dân ở Tây Nguyên, và cả sự an toàn cho miền xuôi, cũng như sự ổn định chính trị, xã hội cho Tây Nguyên. Tất cả có được từ rừng. Những gì diễn ra không khoa học, hài hòa, vênh lệch, tắc trách, bất cập mấy chục năm qua là một cuộc đổi chác nghiệt ngã. Còn trong từng tổ nhà, đến cấu trúc xã hội của cộng đồng bản địa bị rạn vỡ ở nhiều khía cạnh đời sống lẫn tinh thần. Bởi, rừng đẻ ra văn hóa Tây Nguyên, từ cái lễ thổi tai để hình thành nên kiếp con người, cho đến lễ cúng rừng, rẫy, mưa, bến nước, lúa mới, mừng tuổi, bỏ mả…

Thương tiếng cồng chiêng

Tiếng cồng, tiếng chiêng mà khi nói về Tây Nguyên ai cũng biết chỉ “sống” đúng nghĩa, thiêng, thật, bền khi nó được đánh lên trong không gian của rừng, con người được đối thoại trực tiếp với rừng, chan hòa vào thiên nhiên xứ sở, vọng đến Yàng Bri (thần, rừng). Tây Nguyên quí báu, huyền thoại là ở chỗ này. Nhưng giờ đây, những lễ hội đó, tiếng cồng tiếng chiêng đó đã vắng bóng dần trong đời sống thật của cộng đồng ở các (làng) bon, buôn, plei… Nói sáng rõ hơn, nó chỉ còn xuất hiện thường trong các tour du lịch, điểm dịch vụ du lịch, hay các chương trình sân khấu hóa, lên “kịch bản”. Nghĩa là không từ tự thân cộng đồng, hoặc họ không thuộc về. Và cả Sử thi (Ót n’rông, Khan, H’mon) mà Chính phủ đang hướng đến đưa ra thế giới công nhận di sản văn hóa phi vật thể thế giới lại càng thế, phụ thuộc vào rừng.

Không phải ngẫu nhiên mà quá mười năm trước, UNESCO công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng” là Di sản văn hóa đại diện của nhân loại, chứ không phải là chiếc cồng, chiếc chiêng, với tư cách nhạc cụ, tiếng chiêng, việc biểu diễn nó. Họ thừa nhận nó ở cái bao trùm, giá trị tích hợp, đi cùng, không tách rẽ. Rừng không còn, thì không gian di sản đó trú ở đâu (!?). Bỗng một ngày tôi le lói hy vọng vào sự hồi sinh của không gian văn hóa cồng chiêng, chứ không phải kiểu hùa heo nói leo theo tiếng cồng chiêng son phấn dịch vụ, rằng không gian văn hóa cồng chiêng đang rất mong manh, chênh vênh. Nên năm kia, khi đến Tây Nguyên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra vấn đề phát triển mới cho Tây Nguyên: “Phải làm cho hồi sinh trở lại vẻ đẹp đại ngàn”, và ông dùng từ “tội ác” để chỉ những hành động phá rừng, vi phạm lâm luật.

Đối với các hoạt động biểu diễn, cần có phương án để hoạt động diễn xướng cồng chiêng không bị biến tướng, và thương mại hóa vô lối. Trước tiên là phải bớt giả trang và son phấn lên các chương trình biểu diễn cồng chiêng, dù là phục vụ lễ lạt hay hoạt động kinh doanh du lịch. Trả lại giá trị đích thực của tiếng cồng tiếng chiêng. Và dĩ nhiên, văn hóa cồng chiêng cần được quảng bá sâu rộng hơn, không chỉ trong nội quốc mà cần phải hướng ra ngoại quốc để giá trị của nó được lan tỏa, hồi sinh sức sống, và nhân đó tìm kiếm thêm cơ hội cho huy động nguồn lực tài chính, những dự án tài trợ, nhất là phát triển không gian rừng, để phục vụ việc bảo tồn cho được nó.

Còn rừng thì Tây Nguyên còn khỏe mạnh, vững chãi. Tây Nguyên quan trọng lắm, vẫn cứ đang là mái nhà của Đông Dương, lá phổi xanh, tấm áo tự nhiên và Tô Dà - nơi tạo ra nguồn nước (tiếng các dân tộc bản địa xứ này) nhân từ để cân bằng, che chở và nuôi dưỡng cho đồng loại mình ở dọc duyên hải Miền Trung, Sài Gòn-TP.HCM, và cả miền Tây Nam Bộ (nhiều con sông chảy về dòng Mê Kông phía bên Lào, Campuchia để tụ về đó) xưa nay mà. Và bằng cái nhìn thực dụng cho tương lai, Tây Nguyên là “của để dành” cho đất nước, giữa thời buổi biến đổi khí hậu, và mối nguy “Biển tiến” đang hé lộ dần từ đại dương dưới kia.

Giá trị cao cả của “đại ngàn” đang thách thức lương tâm và sự tận tình của chúng ta, mà trước hết cho cộng đồng gắn bó máu thịt, ngàn đời ở đó. Những lúc thế này, tiếng vọng của sử thi Dam San-một trong hàng trăm bộ sử thi đặc sắc ở Tây Nguyên - từ trong mù xa lại vang lên thứ ký ức đại ngàn của xứ sở: “Đánh cho tiếng chiêng vượt qua nhà sàn vang xuống đất. Đánh cho tiếng chiêng vượt qua mái nhà vọng lên trời và lan ra khắp cả xứ. Hãy đánh cho đến lúc voi và tê giác phải lắng nghe mà quên cho con bú. Đánh cho ếch nhái và dế cũng phải lắng nghe mà không kêu nữa…”.

Lampard lên tiếng về việc bị Chelsea 'trảm' không thương tiếc Lampard lên tiếng về việc bị Chelsea 'trảm' không thương tiếc
Là huyền thoại của CLB Chelsea và vinh dự được dẫn dắt đội bóng cũ gây được ấn tượng mạnh, Frank Lampard vẫn bị sa thải không thương tiếc. Cựu tuyển thủ người Anh đã lên tiếng về việc bị "bay ghế" ở Stamford Bridge.
Bộ Công thương: Hoa Kỳ tiếp tục áp thuế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại song phương Bộ Công thương: Hoa Kỳ tiếp tục áp thuế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại song phương
Thông tin từ Bộ Công Thương, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang chuẩn bị tiếp tục áp thuế lên hàng hóa của Việt Nam từ tháng 12 này dựa trên cáo buộc Việt Nam định giá thấp tiền đồng.
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép hoạt động của Thuỷ điện Thượng Nhật Bộ Công Thương thu hồi giấy phép hoạt động của Thuỷ điện Thượng Nhật
Chiều ngày 27/11/2020, Cục Điều tiết điện lực đã ban hành Quyết định số 108 về việc thu hồi giấy phép hoạt động điện lực của Công ty cổ phần Đầu tư Thủy điện miền Trung Việt Nam đối với hoạt động phát điện Nhà máy thủy điện Thượng Nhật.

Kra Jan Bri
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đặc sắc Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai 2023

Đặc sắc Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai 2023

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lao vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh năm 2023 với chủ đề “Gia Lai-những sắc màu văn hóa”. Đây sẽ là sự kiện văn hóa đặc sắc, hứa hẹn nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút du khách.
Cồng chiêng và những chiếc áo vỏ cây: Báu vật của người dân Đăk Long

Cồng chiêng và những chiếc áo vỏ cây: Báu vật của người dân Đăk Long

Xã biên giới Đăk Long, huyện Đăk Glei (Kon Tum) là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Đồng bào các dân tộc Xơ Đăng, Gié Triêng nơi đây không chỉ nỗ lực vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc mà còn gìn giữ di sản của cha ông như báu vật.
Nhiều ấn tượng tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk năm 2022

Nhiều ấn tượng tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk năm 2022

Sau ba ngày diễn ra sôi nổi (từ ngày 23-25/11), Liên hoan Văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ 2, năm 2022 đã bế mạc tại Trung tâm Văn hóa tỉnh. Qua đó, liên hoan đã để lại nhiều ấn tượng tích cực với những người tham dự.

Các tin bài khác

CNN: Phở bò là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới

CNN: Phở bò là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới

CNN đã bình chọn phở bò của Việt Nam trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới.
Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Ngày 20/11, Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh tại Hà Nội đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Nhịp cầu ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa” nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Gần 60 tay đua tranh tài tại Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng 2024

Gần 60 tay đua tranh tài tại Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng 2024

Ngày 21/11, tại Cụm Tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp UBND huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng năm 2024 gắn với hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Cà Mau: Kết nối giao thương, chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương

Cà Mau: Kết nối giao thương, chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương

Ngày 20//11, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, họp mặt doanh nghiệp du lịch kết hợp Talkshow chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch hiệu quả trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024.

Đọc nhiều

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ phối hợp Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ”.
Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024).
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV hiện đang xem xét những dự luật quan trọng về kinh tế, tác động trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, dư luận hiện đang rất hy vọng vào sự thay đổi này, để từ đó có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn về thể chế như Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lên. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn về nội dung trên.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 23/11 khu vực Bắc Bộ tiếp tục hạ nhiệt, vùng núi có nơi xuống dưới 15 độ. Trời rét về đêm và sáng sớm, ban ngày nắng hanh.
Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động