Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Tình đời nghĩa đạo
07:53 | 30/12/2022 GMT+7

Thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ dân tộc thiểu số

aa
Kể từ khi thông qua Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc năm 2000, Việt Nam đã chứng tỏ là một thành viên tích cực, có trách nhiệm. Cụ thể, Việt Nam đã sớm hoàn thành tám mục tiêu được đề ra trong văn bản quan trọng này, nổi bật là thành tựu về thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ trong đời sống xã hội. Những kết quả ấn tượng của Việt Nam được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Nâng vị thế cho lao động nữ vùng dân tộc thiểu sổ Nâng vị thế cho lao động nữ vùng dân tộc thiểu sổ
Of Dreams & Knowledge (Châu Á) giới thiệu thực phẩm chức năng mới giúp nâng cao chất lượng sức khỏe Of Dreams & Knowledge (Châu Á) giới thiệu thực phẩm chức năng mới giúp nâng cao chất lượng sức khỏe

Thực tế cho thấy, quan niệm lạc hậu "trọng nam, khinh nữ" ở các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam đã tồn tại dai dẳng trong lịch sử hàng nghìn năm qua, do đó việc xóa bỏ hoàn toàn tình trạng bất bình đẳng giới là một nhiệm vụ khó khăn và không ít thách thức. Ở Việt Nam, tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, nhiều tập tục lạc hậu của các dân tộc thiểu số vẫn duy trì, điển hình là nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, bắt vợ, đẻ nhiều con.

Báo cáo số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019 được UN Women (Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới), Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc tiến hành cho thấy: Tảo hôn vẫn chiếm tỷ lệ đáng lo ngại là 21,9%, tỷ lệ người dân tộc thiểu số kết hôn cận huyết chiếm 5,6%. Tình trạng tảo hôn, thậm chí còn gia tăng ở một số địa bàn trong giai đoạn đại dịch Covid-19 diễn ra. Bên cạnh đó, trong ba quý đầu năm 2022, Ban Dân tộc tại một số tỉnh, thành phố cũng thừa nhận tình trạng tảo hôn có giảm nhưng còn chậm, chưa bền vững và đồng đều. Tại Cao Bằng, trong quý III/2022 có 8/10 huyện, thành phố không có tình trạng tảo hôn nhưng riêng hai huyện Hà Quảng và Bảo Lạc lại phát sinh 59 trường hợp.

Tảo hôn không phải là hủ tục duy nhất cho thấy tình trạng bất bình đẳng giới đang diễn ra tại cộng đồng 53 dân tộc thiểu số. Sau khi lập gia đình, người phụ nữ tiếp tục phải đối mặt với hàng loạt khó khăn phát sinh từ những tục lệ cổ hủ. Theo khảo sát gần đây của UNPFA (Quỹ Dân số Liên hợp quốc) và Bộ Y tế, chỉ 11% số bà mẹ thuộc các dân tộc ít người tại 60 xã ở các tỉnh khó khăn nhất, đó là Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Đắk Nông, Kon Tum và Gia Lai được khám thai ít nhất bốn lần. Tỷ lệ bà mẹ sinh con tại các cơ sở y tế chỉ khoảng 30%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình cả nước là 96%. Xã nghèo Lùng Cải (Hà Giang) vẫn có hơn 75% số thai phụ sinh đẻ tại nhà. Tập quán sinh nhiều con và thích con trai cũng trực tiếp tạo ra mối nguy hiểm thường trực đối với sức khỏe, tính mạng của bà mẹ và trẻ em người dân tộc thiểu số.

Bên cạnh rào cản từ các định kiến cũ, thách thức của công tác bình đẳng giới còn đến từ khoảng cách địa lý, địa hình hiểm trở và giao thông không thuận lợi. Ở thời điểm hiện tại, phần lớn trẻ em gái vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có cơ hội học tiểu học tại các điểm trường gần nhà. Tuy nhiên ở các cấp học cao hơn, các em bắt buộc phải di chuyển một chặng đường dài để đến lớp.

Thống kê cho thấy đến nay, trẻ em của 14 dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái vẫn phải vượt quãng đường từ 20km đến hơn 50km đường rừng núi nguy hiểm để đến trường trung học phổ thông. Như trẻ em Ơ Đu (Nghệ An) phải vượt 52,2km mới đến được điểm trường. Học vấn thấp dẫn đến hệ quả phụ nữ người dân tộc thiểu số khó có cơ hội nhận được công việc ổn định, thu nhập cao khi chỉ có 8,9% lực lượng lao động nữ người dân tộc thiểu số đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên. Thực tế, 76,4% số lao động nữ người dân tộc thiểu số phải làm việc trong các môi trường nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại. Trường hợp, phụ nữ người dân tộc thiểu số là nạn nhân của tội phạm mua bán người và lao động cưỡng bức thời gian qua đã dấy lên hồi chuông báo động trong toàn xã hội.

Thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ dân tộc thiểu số
Cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Mường Khương (Lào Cai) đẩy mạnh tuyên truyền về bình đẳng giới.

Việt Nam luôn xác định thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ dân tộc thiểu số là một nội dung quan trọng, cần được ưu tiên thực hiện, góp phần bảo đảm quyền con người trong xã hội. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những động thái quyết liệt trong việc chỉ đạo, điều hành, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, xây dựng chính sách, chương trình về vấn đề này bao gồm: Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Lao động 2019, Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 (Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 3/3/2021)… Hệ thống văn bản nêu trên đã tạo ra một hành lang pháp lý quan trọng nhằm khẳng định, bảo vệ và phát huy vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong xã hội Việt Nam hiện đại.

Trong một vài năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước đã tích cực hoạch định đường lối, chính sách riêng, phù hợp phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số. Một số chính sách đã phát huy những tín hiệu tích cực khi triển khai trong đời sống như: Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025" (Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015); đề án "Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025" (Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017), Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021), Chương trình truyền thông về bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Quyết định số 849/QĐ-UBDT ngày 14/11/2021). Bên cạnh đó, nội dung bình đẳng giới cũng được lồng ghép trong nhiều chương trình quan trọng của Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022).

Như vậy, các chính sách hiện nay về cơ bản khẳng định vấn đề bình đẳng giới phải được bao trùm lên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế đến văn hóa thông tin trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các mục tiêu, nhiệm vụ với phương hướng, giải pháp về nâng cao bình đẳng giới được Đảng, Nhà nước đề ra. Nhưng ở chiều ngược lại, chúng cũng tạo ra thách thức không nhỏ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở cơ sở vốn chủ yếu làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bài bản, thiếu kỹ năng trình độ và am hiểu về văn hóa, tập quán, tiếng nói của các cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.

Ngoài ra, vấn đề quản lý, giải ngân và sử dụng ngân sách dành cho công tác bình đẳng giới cũng rất đáng lưu tâm, đặc biệt với một số lĩnh vực khó có thể đo lường chính xác về chất lượng, hiệu quả như văn hóa và thông tin. Không chỉ vậy, nhiều nội dung của các chương trình, đề án chưa phù hợp nhiệm vụ chi của từng địa phương, dẫn đến tốc độ giải ngân vốn đầu tư còn chậm. Điều này vừa gây ra rào cản cho các địa phương trong việc tiếp nhận nguồn vốn để thực thi công tác bình đẳng giới, đồng thời tạo thời cơ cho một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí tung ra luận điệu Nhà nước Việt Nam chỉ "giỏi làm chính sách, chủ trương trên giấy". Thêm vào đó, phải cẩn trọng trước các hành vi cổ xúy bất bình đẳng giới núp bóng nghiên cứu, bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.

Cùng với đó, để hiện thực hóa các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và nâng cao vị thế người phụ nữ ở các dân tộc thiểu số, cần có sự hỗ trợ, đồng thuận, giúp sức của các gia đình, cộng đồng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ở đây, tiếng nói của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đóng một vai trò quan trọng đến sự thành công của chính sách. Bởi vậy cần tích cực hơn nữa trong công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho những bậc cao niên, có vị trí, tầm ảnh hưởng trong cộng đồng. Đây vốn là một công tác đã được triển khai trong một thời gian dài và thu về những kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số điểm hạn chế như nội dung giảng dạy còn trừu tượng, ít trực quan, thiếu sinh động khiến người học khó tiếp thu và ứng dụng; địa điểm tổ chức khóa học còn chưa thuận tiện cho việc đi lại, nhất là khi đối tượng hướng đến là người cao tuổi. Các chế độ, chính sách hỗ trợ cho già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn chỉ mang tính tượng trưng, động viên, trong khi khối lượng công việc mà họ phải gánh vác lại tương đối lớn. Do đó, mỗi địa phương cần quan tâm, có những chính sách thỏa đáng với lực lượng nòng cốt này.

Dẫu còn một vài hạn chế, không thể phủ nhận Việt Nam đã và đang làm tốt các chính sách về bình đẳng giới, từng bước nâng cao vị thế của người phụ nữ và trẻ em gái người dân tộc thiểu số trong gia đình, cộng đồng, xã hội. Năm 2022, dù điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2022 là 83/146 quốc gia, tăng bốn bậc so với năm 2021, trong đó các chỉ số về trao quyền cho phụ nữ, lĩnh vực sức khỏe và giáo dục có những bước tiến rõ rệt. Tuy mới được triển khai, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 đã đạt 6/20 chỉ tiêu cơ bản. Nhiều chỉ tiêu khác có thể sớm hoàn thành vào năm 2025. Từ những thành tựu đạt được, các cơ quan, bộ, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương vẫn cần phải đẩy mạnh công tác bình đẳng giới để phụ nữ và trẻ em gái của tất cả 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam luôn được bảo đảm, giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng cũng như phát triển, phát huy các giá trị, vai trò của mỗi cá nhân.

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch cho đồng bào dân tộc thiểu số Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch cho đồng bào dân tộc thiểu số
Từ ngày 19-22/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp tổ chức Lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch cho hơn 30 cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số trong cộng đồng tham gia phát triển, cung cấp dịch vụ du lịch tại buôn Ako Dhông (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột).
5 chính sách hỗ trỡ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định 5 chính sách hỗ trỡ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 84/2022/QĐ-UBND ngày 20/12/2022 về Quy định một số chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định. Theo đó, trong giai đoạn từ 01/01/2023-31/12/2025, có 5 chính sách được triển khai là: cấp không thu tiền muối i-ốt, hỗ trợ học sinh đi học, trợ giá sử dụng giống lúa lai, hỗ trợ người có uy tín, hỗ trợ bảo hiểm y tế.
Theo Báo Nhân dân
Nguồn: nhandan.vn

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy, trong giai đoạn 2017-2023, di cư lao động tiếp tục là loại hình di cư chủ yếu của Việt Nam với gần 860.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tương đương hơn 100.000 người mỗi năm, tập trung nhiều nhất tại Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc.
The DOVE Fund dành gần 3,7 tỷ đồng hỗ trợ phát triển giáo dục tại huyện Triệu Phong (Quảng Trị)

The DOVE Fund dành gần 3,7 tỷ đồng hỗ trợ phát triển giáo dục tại huyện Triệu Phong (Quảng Trị)

Ngày 25/10, UBND tỉnh Quảng có Quyết định số 2568/QĐ-UBND phê duyệt Văn kiện dự án “Hỗ trợ phát triển giáo dục tại huyện Triệu Phong giai đoạn 2024 - 2027” do Tổ chức The DOVE Fund (Hoa Kỳ) tài trợ với Tổng Vốn viện trợ không hoàn lại 150.000 USD, tương đương gần 3,7 tỷ đồng.
Plan International hỗ trợ Quảng Trị tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu cho cộng đồng

Plan International hỗ trợ Quảng Trị tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu cho cộng đồng

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 2549/QĐ-UBND ngày 22/10/2024 về việc phê duyệt văn kiện dự án “Tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu cho cộng đồng do tổ chức Plan International tài trợ” với tổng số tiền viện trợ không hoàn lại gần 7 tỷ đồng.
Mở cổng đăng ký giải chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Mở cổng đăng ký giải chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Giải chạy “Vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” sẽ là “điểm hẹn” của các cá nhân, gia đình, các nhóm cộng đồng cùng tham gia chạy và lan tỏa những thông điệp tích cực của tôn trọng, yêu thương, không có bạo lực giới.

Đọc nhiều

Tiếng Việt kết nối thế hệ trẻ Việt Nam - Nhật Bản

Tiếng Việt kết nối thế hệ trẻ Việt Nam - Nhật Bản

Ngày 2/11, tại trường Đại học Ngoại ngữ Kanda (tỉnh Chiba, Nhật Bản) đã diễn ra Cuộc thi hùng biện tiếng Việt lần thứ 18. Cuộc thi góp phần thiết thực tăng cường truyền bá tiếng Việt tại Nhật Bản nói riêng và thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt - Nhật nói chung.
Sôi động trước thềm Đại hội bóng đá tranh cup vô địch toàn quốc người Việt tại Nhật “FAVIJA CHAMPIONS CUP 2024

Sôi động trước thềm Đại hội bóng đá tranh cup vô địch toàn quốc người Việt tại Nhật “FAVIJA CHAMPIONS CUP 2024

Ngày 24/11, tại thành phố Saitama, Nhật Bản sẽ diễn ra Vòng chung kết vô địch toàn quốc “FAVIJA CHAMPIONS CUP 2024”. Sự kiện được tổ chức bởi Tổ chức giao lưu quốc tế Việt Nam Nhật Bản – FAVIJA dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Nhật Bản và chính quyền nước sở tại.
Sinh viên Nhật Bản trầm trồ trước hương vị ẩm thực Huế

Sinh viên Nhật Bản trầm trồ trước hương vị ẩm thực Huế

Mới đây, đoàn sinh viên Trường Đại học Kyoto Seika (Nhật Bản) đã có dịp đến Huế và cùng các bạn sinh viên Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế tham gia workshop trải nghiệm văn hóa địa phương với chủ đề: “Kiến trúc chợ truyền thống trong bối cảnh hiện đại”.
Nhật Bản, Hàn Quốc đối mặt với nguy cơ mưa bão, lũ lụt

Nhật Bản, Hàn Quốc đối mặt với nguy cơ mưa bão, lũ lụt

Theo cảnh báo của Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA), khu vực miền Tây nước này có thể có nguy cơ lở đất, lũ lụt do nước sông tràn bờ, sét đánh và lốc xoáy.
Đắk Lắk: người dân có cơ hội hiểu hơn về chủ quyền 'Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam'

Đắk Lắk: người dân có cơ hội hiểu hơn về chủ quyền 'Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam'

Diễn ra từ ngày 01-3/11 tại huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk), Triển lãm lưu động “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND huyện Krông Năng tổ chức với hơn 7.000 người đăng ký đến tham quan, tìm hiểu.
Các tỉnh thành cao điểm chống khai thác IUU

Các tỉnh thành cao điểm chống khai thác IUU

Các tỉnh, thành trên cả nước đang thực hiện đợt cao điểm chống khai thác IUU để chuẩn bị đón đợt thanh tra lần thứ 5 của EC.
Bệnh xá đảo Song Tử Tây điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị bỏng

Bệnh xá đảo Song Tử Tây điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị bỏng

Ngày 30/10, Bệnh xá đảo Song Tử Tây, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi.
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
infographics 70 nam giai phong thu do ha noi danh gan 100 ty dong tham hoi tang qua doi tuong chinh sach
infographics viet nam dong gop tich cuc chu dong trach nhiem trong cong dong phap ngu
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (3/11): Không khí lạnh tăng cường tại miền Bắc

Thời tiết hôm nay (3/11): Không khí lạnh tăng cường tại miền Bắc

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 3/11, khu vực Bắc Bộ trời lạnh, có nơi trời rét vào đêm và sáng sớm.
Thời tiết hôm nay (1/11): Bắc Bộ trở rét

Thời tiết hôm nay (1/11): Bắc Bộ trở rét

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay bộ phận không khí lạnh đã báo tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Khoảng chiều tối và đêm 1/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh lên cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4.
Cảnh báo lũ quét khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Cảnh báo lũ quét khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Do mưa lớn kéo dài, nhiều khu vực thuộc tỉnh Hà Tinh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cảnh báo có lũ quét, sạt lở.
Thời tiết hôm nay (28/10): Hà Nội lạnh về đêm và sáng sớm, miền Trung mưa to

Thời tiết hôm nay (28/10): Hà Nội lạnh về đêm và sáng sớm, miền Trung mưa to

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 27/10, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đã có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa tính từ 7 giờ ngày 27/10 đến 4 giờ ngày 28/10, phổ biến 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm…
Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, miền Trung mưa to

Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, miền Trung mưa to

Chiều 27/10, sau khi đi sâu vào đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Thời tiết hôm nay (27/10): Bão số 6 gây mưa lớn ở miền Trung

Thời tiết hôm nay (27/10): Bão số 6 gây mưa lớn ở miền Trung

Do ảnh hưởng của bão số 6 (bão Trà Mi), từ sáng sớm 27/10 đến đêm 28/10, khu vực Quảng Bình đến Quảng Trị có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 200-400mm, cục bộ có nơi trên 600mm.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động