Trang chủ Chính trị - Xã hội
09:52 | 17/03/2021 GMT+7

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp trực tuyến toàn quốc về COVID-19

aa
Sáng nay (17/3), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và 63 tỉnh, thành phố về việc đánh giá kết quả công tác phòng, chống dịch thời gian qua, bàn các giải pháp lớn để phòng, chống dịch hiệu quả thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không đồng thuận xã hội, khó có thể thành công Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không đồng thuận xã hội, khó có thể thành công
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tổng động viên mọi sức mạnh tiềm ẩn trong nhân dân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tổng động viên mọi sức mạnh tiềm ẩn trong nhân dân
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp trực tuyến toàn quốc về COVID-19
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và 63 tỉnh, thành phố. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại cuộc họp Thường trực Chính phủ đầu tiên về phòng, chống dịch COVID-19 vào ngày mùng 3 Tết Canh Tý năm 2020. Khi đó, xuất hiện ca nhiễm đầu tiên ở nước ta vào ngày 23/1/2020, sau đó tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc mới là người trở về từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

Trong 3 đợt dịch liên tiếp, chúng ta đã tập trung chỉ đạo, đưa ra phương thức, cách làm quyết liệt với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, với tinh thần thực hiện “mục tiêu kép”, “thần tốc, thần tốc hơn nữa trong truy vết, khoanh vùng”. Các chỉ đạo này được các cấp, các ngành, các địa phương, người dân hưởng ứng. Do đó, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đã ngăn chặn hiệu quả các đợt dịch lây lan trong cộng đồng trong suốt 1 năm, chính xác là 14 tháng qua. Việc ngăn chặn COVID-19 của nước ta đã được thế giới đánh giá cao, được ca ngợi trên nhiều diễn đàn, phương tiện thông tin.

Theo Thủ tướng, COVID-19 vẫn còn tồn tại ở nơi này nơi khác tại các nước, thậm chí tại ASEAN nhưng chúng ta có kinh nghiệm tốt trong phòng chống. Hiện các địa phương tiếp tục theo dõi chỉ đạo, nhất là vùng vừa trải qua dịch. Thủ tướng đánh giá, nhìn lại công tác phòng chống dịch, sự phối hợp của các bộ, ngành với Ban Chỉ đạo quốc gia rất nghiêm túc, chưa bao giờ họp định kỳ nhiều như thế để chỉ đạo chống dịch.

Thủ tướng đề nghị các thành viên dự họp thảo luận, đánh giá xem sắp tới làm gì tốt hơn để chủ động ngăn chặn hiệu quả nếu có dịch trong cộng đồng, làm sao đưa đất nước tiến bước trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trên thế giới, trong nước còn có nguy cơ lây nhiễm, những kinh nghiệm cần thiết phải rút ra và “trước hết là động viên nhân dân, cả hệ thống chính trị, đặc biệt lực lượng trực tiếp có nhiều đóng góp như y tế, quân đội, công an, ngoại giao, giao thông vận tải, công thương, thông tin và truyền thông…”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp trực tuyến toàn quốc về COVID-19
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Trước hết, Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia, báo cáo về tình hình thời gian qua và những biện pháp sắp tới.

Theo báo cáo do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, tính đến nay, cả nước ghi nhận tích lũy 2.560 trường hợp mắc, trong đó có 1.564 trường hợp lây nhiễm trong nước (61,1%). Trong số các trường hợp mắc được ghi nhận, đã có 2.186 trường hợp được điều trị khỏi (85,4%), hiện còn 339 đang được điều trị (13,2%) và 35 trường hợp tử vong (1,4%).

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và có thể còn kéo dài trong 1-2 năm tiếp theo. Tại khu vực châu Âu, châu Á, châu Mỹ dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm với sự xuất hiện của nhiều chủng biến thể mới của virus, mặc dù nhiều nước đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. Một số quốc gia đã đạt được kết quả ban đầu khả quan trong nghiên cứu, phát triển vaccine, song phần lớn các quốc gia chưa tiếp cận được vaccine do khan hiếm nguồn cung; ngay tại các quốc gia đang tiêm vaccine cũng chưa thể tiêm đầy đủ cho dân số trong nước.

Trong nước hiện cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh, ngăn chặn lây lan trên diện rộng, tuy nhiên nguy cơ bùng phát dịch vẫn luôn thường trực, đặc biệt đối với các đô thị lớn, nơi tập trung đông người, có mật độ dân số cao; bên cạnh đó là nguy cơ xâm nhập dịch bệnh do tình trạng nhập cảnh trái phép.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp trực tuyến toàn quốc về COVID-19
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Trong thời gian tới, việc kiểm soát dịch phụ thuộc nhiều vào việc phát triển vaccine. Tuy nhiên, nguồn cung ứng vaccine nhập khẩu còn hạn chế và vaccine trong nước dự kiến phải tới quý IV năm 2021 Việt Nam mới có. Trước mắt cần tiếp tục duy trì thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo 5K, đây là những biện pháp phòng, chống dịch đơn giản, kinh tế và hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

Về xét nghiệm, hiện nay, số phòng có khả năng xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR là 157 phòng, công suất xét nghiệm tối đa khoảng 62.593 mẫu/ngày. Số phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định là 101 phòng với công suất xét nghiệm tối đa khoảng 50.663 mẫu/ngày.

Tính đến ngày 15/03/2021, cả nước đã thực hiện xét nghiệm RT-PCR được 2.482.302 mẫu, tương đương 3.248.873 lượt người được xét nghiệm, trong đó xác định 2.559 người dương tính.

Về vấn đề vaccine, tính đến hết ngày 16/3/2021, hơn 16.000 người là các lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch đã được tiêm vaccine đảm bảo an toàn, các trường họp đã tiêm vaccine đều có tình trạng sức khỏe ổn định. AstraZeneca sẽ cung cấp lịch giao hàng dự kiến cho Việt Nam trong tháng 3/2021.

Bộ Y tế tiếp tục đàm phán với các công ty khác để đa dạng hóa nguồn cung. Bộ Y tế đang làm việc với Pfizer, dự kiến nhà sản xuất có thể cung cấp 30 triệu liều trong năm 2021. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng làm việc để mua vaccine của Johnson & Johnson, Modema, Quỹ Đầu tư Nga (Sputnik-V)...

Ngoài nguồn vaccine nhập khẩu, Bộ Y tế đang thúc đẩy tiếp độ nghiên cứu, phát triển vắc xin trong nước. Vaccine do Việt Nam sản xuất dự kiến sẽ được sử dụng trong năm 2022 để chủ động được vaccine, bảo đảm nguồn cung, bảo đảm an ninh y tế, chủ động ứng phó khi có các đại dịch trong tương lai.

Năm 2021, tiêm chủng vaccine đang được triển khai rất khẩn trương nhưng cuộc chiến chống đại dịch chưa có điểm kết thúc, nhiều chủng mới nguy hiểm hơn của vi rút đã xuất hiện, nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn thường trực. Do đó, Bộ Y tế kiến nghị, tiếp tục kiên định 5 nguyên tắc phòng chống dịch đã đề ra từ đầu và xuyên suốt các giai đoạn là “Ngăn chặn-Phát hiện-Cách ly-Khoanh vùng và Dập dịch” theo phương châm 4 tại chỗ; chú trọng vai trò của chính quyền địa phương và phát huy bài học huy động sức dân hoạt động hiệu quả của các tổ COVID-19 dựa vào cộng đồng. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục thông tin về cuộc họp này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không đồng thuận xã hội, khó có thể thành công Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không đồng thuận xã hội, khó có thể thành công
Chiều 11/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Hội nghị đánh giá việc thực hiện Quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tổng động viên mọi sức mạnh tiềm ẩn trong nhân dân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tổng động viên mọi sức mạnh tiềm ẩn trong nhân dân
Muốn dân giàu, nước mạnh, chúng ta phải chú trọng phát triển quốc kế dân sinh. Muốn vẻ vang, sánh vai với cường quốc năm châu chúng ta phải có những doanh nghiệp lớn mạnh, những thương hiệu có sức cạnh tranh khu vực và toàn cầu, đặc biệt có nguồn nhân lực xuất sắc để đảm đương những công việc lớn của đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là một mốc lớn, bước tiến quan trọng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là một mốc lớn, bước tiến quan trọng
Việc khai trương Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là một mốc lớn, là bước tiến quan trọng của chúng ta trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số; tạo nền tảng hình thành công dân số trên không gian mạng. Thủ tướng tin tưởng, Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Hệ thống Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân sẽ được người dân, doanh nghiệp đón nhận, nhiệt tình hưởng ứng và ủng hộ.

VGP News
Nguồn:

Tin bài liên quan

Cùng hành động vì một thế giới khỏe mạnh

Cùng hành động vì một thế giới khỏe mạnh

Nhân Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các nước tiếp tục rút kinh nghiệm từ đại dịch Covid-19, nỗ lực xây dựng một thế giới công bằng và lành mạnh hơn. Bức tranh y tế toàn cầu thời gian qua ghi nhận những gam màu sáng với việc kiểm soát thành công một số dịch bệnh nguy hiểm.
WHO: Các nước tăng cường giám sát và các biện pháp phòng ngừa virus SARS-COV-2

WHO: Các nước tăng cường giám sát và các biện pháp phòng ngừa virus SARS-COV-2

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa kêu gọi các nước trên thế giới tăng cường theo dõi và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh COVID-19.
Nhiều dấu ấn của Công đoàn Việt Nam trong công tác tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Nhiều dấu ấn của Công đoàn Việt Nam trong công tác tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, các cấp công đoàn đã chi hỗ trợ cho gần 82.000 đoàn viên, người lao động đủ điều kiện với tổng số tiền hỗ trợ là hơn 114 tỷ đồng. Dự kiến sẽ có hơn 90.000 đoàn viên, người lao động tiếp tục được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ với tổng số tiền ước khoảng 145 tỷ đồng.

Các tin bài khác

Việt Nam - Indonesia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân

Việt Nam - Indonesia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân

Ngày 24/4/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam – Indonesia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Chiều 23/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Theo Thủ tướng, sau gần 6 thập kỷ hình thành và phát triển, có thể khẳng định chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay và cũng chưa bao giờ phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay.
Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Đọc nhiều

Hơn 1 triệu tỷ đồng tiền của các ngân hàng đang đổ vào thị trường bất động sản

Hơn 1 triệu tỷ đồng tiền của các ngân hàng đang đổ vào thị trường bất động sản

Tính đến 28/02/2024, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.113.673 tỷ đồng, tăng gần 21.000 nghìn tỷ đồng so với ngày 31/12/2023.
Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Tối 27/4, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), 15 tác phẩm văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân” do hội viên và cộng tác viên của ...
Helmut Kutin - người cha đặc biệt của hàng nghìn em nhỏ tại các Làng trẻ SOS qua đời

Helmut Kutin - người cha đặc biệt của hàng nghìn em nhỏ tại các Làng trẻ SOS qua đời

Helmut Kutin, nguyên Chủ tịch Làng trẻ em SOS Quốc tế vừa qua đời do bệnh nặng tại bệnh viện ở Bangkok, Thái Lan, hưởng thọ 83 tuổi. Ông đã cống hiến cả cuộc đời ...
Nghệ An tri ân những chuyên gia Đức đã tham gia tái thiết thành phố Vinh

Nghệ An tri ân những chuyên gia Đức đã tham gia tái thiết thành phố Vinh

Ngày 28/4, Hội hữu nghị Việt - Đức tỉnh Nghệ An phối hợp với Hội kiến trúc sư tỉnh Nghệ An và nhóm Vinh Xưa tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày tái thiết ...
Nghĩa tình quân dân trong ngày nắng hạn

Nghĩa tình quân dân trong ngày nắng hạn

Đến với huyện Trần Văn Thời, U Minh và Thới Bình của tỉnh Cà Mau những ngày cuối tháng 4/2024, nhiều kênh, rạch cạn khô, nhiều công trình giếng khoan cũng đã cạn kiệt, hoa màu héo khô, bà con thiếu cả nước ngọt để ăn, uống. Không khí cỗi cằn nơi đây đã trở nên xốn xang, thấm đẫm hơn khi đón nhận dòng nước mát được trao gửi từ những người lính Hải quân.
Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Tối 27/4, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), 15 tác phẩm văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân” do hội viên và cộng tác viên của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kiên Giang sáng tác đã được giới thiệu đến đông đảo cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị thuộc Vùng 5 Hải quân trên địa bàn TP. Phú Quốc.
Bạn bè quốc tế tham gia cuộc thi cứu hộ biển tại Đà Nẵng

Bạn bè quốc tế tham gia cuộc thi cứu hộ biển tại Đà Nẵng

Ngày 27/4, tại Đà Nẵng diễn ra Hội thi cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2024. Sự kiện thu hút 48 vận động viên đến từ 12 đội thi, trong đó có 5 đội thi quốc tế đến từ Úc, Myanmar, Phillipines, Malaysia tham gia.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Phiên bản di động