Thu phí rác sinh hoạt theo cân: Người dân phải tự phân loại
Lý do bác bỏ đề xuất 'nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2020' tới 5 ngày |
Hà Nội đề xuất giữ lại số thu từ cổ phần hóa để làm đường sắt đô thị |
Dự thảo quy định tính phí rác sinh hoạt theo kilogam (Ảnh minh hoạ: VOV Giao thông) |
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tổ. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà đã giải trình một số vấn đề được các ĐBQH quan tâm trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường.
Trong dự thảo, có quan niệm chất thải rắn sinh hoạt không phải là bỏ đi mà là một dạng tài nguyên. Đây là quan niệm mới, xuất phát từ kết quả nghiên cứu cho thấy 40% rác thải sinh hoạt là thành phần thực phẩm, hữu cơ và vật liệu có thể tái chế.
Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, dự thảo luật xác định không thu phí thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của người dân theo bình quân mấy nghìn đồng một hộ nữa mà thu theo khối lượng, theo kilogam. Người dân càng thải ra nhiều thì càng nộp phí nhiều hơn.
Theo người đứng đầu Bộ TN-MT, trước mắt và hiện tại, Nhà nước chi trả phần chính trong kinh phí thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, người dân chỉ chịu phần nhỏ. Tuy nhiên, khi đời sống người dân tăng lên, sẽ điều chỉnh dần dần để người dân trả cả chi phí này.
Nhằm thúc đẩy phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn, dự thảo đưa ra nhiều quy định bắt buộc: Yêu cầu các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải mua túi, bao bì, thiết bị chứa chất thải sinh hoạt; tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển có quyền từ chối việc thu gom, vận chuyển đối với các hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác sinh hoạt.
Theo dự thảo, chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân sẽ được phân thành 4 loại: Chất thải rắn có khả năng tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải cồng kềnh và chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác.
Hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định, chi trả một phần kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng phát sinh. Phần kinh phí còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Đối với các loại chất thải rắn có khả năng tái chế được phân loại đúng quy định, dự thảo quy định miễn phí thu gom, vận chuyển và xử lý đối với hộ gia đình, cá nhân.
Kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân ở các đô thị được thu thông qua giá bán bao bì, thiết bị chứa chất thải. Bảo đảm tối thiểu 20% chi phí cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý.
Ngày 23/5, Quốc hội cho ý kiến về Luật Cư trú, Luật Xây dựng Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, ngày 23/5, các đai biểu Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến về nhiều nội dung, ... |
Bỏ kiểm tra một tiết, tối đa 6 đầu điểm/môn trong 1 năm học? Dự thảo mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định kiểm tra định kỳ ở cấp THCS, THPT sẽ giới hạn ... |
Đề xuất bỏ quy định ô tô từ 4 chỗ phải lắp bình cứu hoả Bộ Công an đề xuất bỏ quy định ô tô từ 4 chỗ phải lắp bình cứu hoả, chỉ bắt buộc với xe từ 10 ... |