Thu hẹp khoảng cách giới về kỹ thuật số trong di cư
Tạo cơ hội cho phụ nữ trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
Ngày nay, thế giới đang phát triển với tốc độ "số hóa" nhanh chưa từng có, đặc biệt đại dịch Covid-19 đã trở thành chất "xúc tác" thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn. Chỉ trong hai thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, số người kết nối internet trên khắp thế giới đã gia tăng từ 350 triệu lên hơn 4 tỷ và số người sử dụng điện thoại di động cũng tăng từ 750 triệu lên hơn 5 tỷ người.
|
Việt Nam nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong tiến trình hòa bình và an ninh tại Jordan và Anh
Từ ngày 6 - 11/3, Đoàn công tác từ Việt Nam bắt đầu chuyến thăm đến Jordan và Vương quốc Anh để nghiên cứu về Kế hoạch Hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh (NAP WPS), với sự hỗ trợ của Chính phủ Vương quốc Anh và Canada.
|
Theo khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Việt Nam chiếm 55,5% dân số di cư trên cả nước. Năm 2020, có 3,4 triệu người Việt Nam di cư (chiếm 3,3% tổng dân số), trong đó có 1,71 triệu phụ nữ (chiếm 50,3% tổng số người di cư). Trong khi di cư mang đến cho người phụ nữ cơ hội cải thiện cuộc sống và gia đình, thì người phụ nữ Việt Nam di cư cũng phải đối mặt với những thách thức, đặc biệt là trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).
Với gần 80% phụ nữ trong độ tuổi lao động ở Việt Nam có trình độ thấp hoặc không có trình độ chuyên môn cao, lao động nữ di cư chiếm một tỷ lệ khá lớn trong lực lượng lao động tham gia vào các ngành kinh tế có trình độ thấp hoặc các công việc cần sử dụng nhiều lao động, chiếm gần 74 % tổng số việc làm tại Việt Nam. Khi cuộc CMCN 4.0 bắt đầu, những tiến bộ về tự động hóa và công nghệ được dự báo sẽ khiến nhu cầu về lao động phổ thông và trình độ thấp giảm nhanh chóng. Có tới 86% lao động trong ngành dệt may và da giày của Việt Nam có nguy cơ mất việc làm trong vòng 15 năm tới. Trong bối cảnh đó, lao động nữ di cư là một trong những đối tượng chịu tác động lớn nhất của cuộc CMCN 4.0 do chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động trình độ thấp.
Ở một khía cạnh khác, phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ di cư để tìm kiếm việc làm phải đối mặt với rủi ro ngày càng tăng trên không gian mạng. Điều này là do nền tảng trực tuyến đã trở thành một kênh ngày càng phổ biến để tìm kiếm cơ hội việc làm; mặt khác, công nghệ cho phép những đối tượng mua bán người dễ dàng tiếp cận nạn nhân hơn. Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ và trẻ em gái không có trình độ chuyên môn hoặc trình độ thấp đã trở thành mục tiêu của những kẻ buôn lậu và các đối tượng mua bán người có hoạt động tội phạm xuyên quốc gia.
Tôn trọng phụ nữ và trẻ em!
Hãy cùng chung tay tạo ra những thay đổi tích cực nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam.
|
Quảng Nam: Tôn vinh phụ nữ ve chai góp phần bảo vệ môi trường
Vừa qua, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam phối hợp với một số tổ chức quốc tế USAID, GreenHub... đã tổ chức tôn vinh những người phụ nữ làm ve chai.
|