Thông tin pháp luật chiều 15/12: Truy bắt cựu Chủ tịch Đại học Đông Đô
Thông tin pháp luật sáng 15/12: Bắt khẩn cấp thanh niên bị "tố" hiếp dâm nhiều trẻ em ở Cà Mau |
Thông tin pháp luật chiều 14/12: Sang nhà hàng xóm chơi và ngủ lại qua đêm, bất ngờ bị tẩm xăng đốt |
Truy bắt cựu Chủ tịch Đại học Đông Đô
Ảnh: Báo Giao thông |
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về vụ việc cấp và sử dụng bằng giả tại Trường Đại học Đông Đô. Văn bản được gửi tới Bộ Công an, Bộ GD&ĐT, Viện KSND Tối cao và TAND Tối cao.
Theo đó, qua xem xét báo cáo của Bộ Công an về kết quả điều tra vụ án "giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường Đại học Đông Đô, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan chỉ đạo khẩn trương truy bắt bị can Trần Khắc Hùng (cựu chủ tịch HĐQT Trường Đại học Đông Đô, đã bỏ trốn).
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về vụ việc cấp và sử dụng bằng giả tại Trường Đại học Đông Đô. Văn bản được gửi tới Bộ Công an, Bộ GD&ĐT, Viện KSND Tối cao và TAND Tối cao.
Theo đó, qua xem xét báo cáo của Bộ Công an về kết quả điều tra vụ án "giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường Đại học Đông Đô, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan chỉ đạo khẩn trương truy bắt bị can Trần Khắc Hùng (cựu chủ tịch HĐQT Trường Đại học Đông Đô, đã bỏ trốn).
Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo cần xác minh, làm rõ những sai phạm liên quan của các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ GD&ĐT, nếu có dấu hiệu của tội phạm phải khởi tố điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm.
Thủ tướng cũng yêu cầu mở rộng điều tra vụ án, tiếp tục làm rõ số cá nhân được Trường Đại học Đông Đô cấp, sử dụng văn bằng cử nhân ngành ngôn ngữ Tiếng Anh giả và các văn bằng, chứng chỉ khác (nếu có) không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc chưa đủ điều kiện cấp bằng để thu hồi và kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét xử lý vi nghiêm vi phạm theo quy định.
Về phía Bộ GD&ĐT, Thủ tướng đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục đào tạo trong việc cấp văn bằng, chứng chỉ; kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các cá nhân cho phép Đại học Đông Đô thông báo tuyển sinh hệ văn bằng hai; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm, không để xảy ra sai phạm tương tự.
Đối với Viện KSND Tối cao và TAND tối cao, Thủ tướng yêu cầu hai cơ quan này chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an sớm đưa các đối tượng phạm tội ra xét xử nghiêm minh.
Phá đường dây lừa đảo gần 400 tỷ đồng qua mạng internet
Nhân khai với công an, kẻ này đóng giả nhân viên sân bay khi tham gia đường dây lừa đảo với số tiền phạm tội lên đến gần 400 tỷ đồng. Ảnh: Tiền phong |
Chiều 15/12, thông tin từ Công an tỉnh TT-Huế cho biết, lực lượng nghiệp vụ thuộc ngành Công an vừa chặt đứt đường dây lừa đảo qua mạng, với số tiền lừa đảo gần 400 tỷ đồng từ hàng trăm bị hại trong cả nước.
Đầu tháng 11/2020, Phòng An ninh mạng và Sử dụng công nghệ cao (ANM&PCTPCNC) Công an tỉnh TT-Huế nhận được đơn trình báo của bà T.T.R và H.T.T.T (cùng trú tại TT-Huế) về việc bị một nhóm đối tượng giả danh nhân viên sân bay cấu kết với một đối tượng người nước ngoài lừa đảo số tiền hơn 700 triệu đồng
Xác định tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ việc, Phòng ANM&PCTPCNC phối hợp Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TT-Huế, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ-Bộ Công an và Công an TPHCM xác lập chuyên án đấu tranh, bóc gỡ đường dây lừa đảo này.
Thông qua các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng công an xác định một đối tượng có liên quan đến đường dây lừa đảo trú tại TPHCM. Sau nhiều ngày theo dõi, đầu tháng 12, công an tiến hành bắt giữ là Lê Thành Nhân (SN 1989, trú tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An; làm nghề lái xe tại TPHCM)
Nhân khai nhận, vào khoảng tháng 5/2020, qua giới thiệu, đối tượng này làm quen và được một người phụ nữ (trú tại Campuchia) rủ tham gia vào một đường dây người nước ngoài lừa đảo tại Việt Nam. Vai trò của Nhân là chịu trách nhiệm liên lạc, nhận và chuyển tiền của các bị hại cho người phụ nữ này.
Từ những thông tin của đối tượng Nhân và của các bị hại cung cấp, cùng kết quả công tác điều tra xác minh, trong thời gian ngắn, lực lượng công an vạch trần thủ đoạn lừa đảo của đường dây tội phạm này.
Thông qua mạng xã hội Whatsapp, một số đối tượng người Niegeria giả là quân nhân, bác sĩ nước ngoài… kết bạn, làm quen với phụ nữ Việt Nam. Sau một thời gian trò chuyện, ngỏ lời yêu đương, nhóm đối tượng người nước ngoài này sẽ bày tỏ muốn tặng quà, gửi ngoại tệ có giá trị cao cho các bị hại hòng làm mồi nhử.
Khi có được thông tin của bị hại, chúng chuyển cho các đối tượng khác sinh sống ở Campuchia để lấy thông tin các tài khoản ngân hàng; sau đó các đối tượng ở Campuchia sẽ cung cấp thông tin cho Lê Thành Nhân tại Việt Nam.
Lúc này, Nhân giả danh nhân viên quản lý và giao hàng tại sân bay Tân Sơn Nhất gọi điện, thông báo cho các bị hại có một kiện hàng của người thân từ nước ngoài gửi về, yêu cầu bị hại nộp các khoản phí qua các tài khoản ngân hàng để hoàn tất thủ tục nhận hàng.
Với số tiền chiếm đoạt được, trong 2 tháng đầu tiên, đối tượng Lê Thành Nhân được hưởng 10%; những tháng tiếp theo Nhân được trả công 12 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, từ công tác điều tra mở rộng án, lực lượng Công an còn phát hiện nhóm đối tượng người Niegeria kết bạn với một số nam giới tại Việt Nam, tạo giả các hợp đồng làm ăn với số tiền lớn cần chuyển tiền về Việt Nam để lừa đảo chiếm đoạt tiền..
Bằng những thủ đoạn này, chỉ từ tháng 6 đến nay, các đối tượng đã lừa đảo hàng trăm nạn nhân trên cả nước với tổng số tiền chiếm đoạt gần 400 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, lực lượng công an thu giữ tại phòng trọ của Nhân ở TPHCM 4 máy điện thoại, 16 sim số điện thoại, 1 quyển sổ mà đối tượng Nhân dùng ghi chép thông tin liên quan đến hoạt động lừa đảo, cùng nhiều vỏ sim điện thoại khác.
Chủ hụi lĩnh 15 năm tù vì chiếm đoạt hơn 11 tỉ đồng
Bị cáo Vân tại phiên tòa. Ảnh: Tiền phong |
Sáng 15/12, TAND tỉnh An Giang đã tuyên phạt bị cáo Lâm Thị Hồng Vân (54 tuổi, ngụ thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) 15 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” sau 2 ngày mở phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Theo cáo trạng vào khoảng năm 1990, thông qua mối quan hệ xã hội, Vân đã trực tiếp đứng ra làm chủ nhiều dây hụi để hưởng tiền hoa hồng.
Đến tháng 4/2015, bị cáo bắt đầu “vỡ hụi” và không có khả năng thanh toán tiền cho các hụi viên nên nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của hụi viên để tiếp tục duy trì các dây hụi do mình làm chủ.
Tin tưởng chủ hụi có uy tín lâu năm trong nghề nên một số hụi viên đã không đến bỏ thăm trong kì khui hụi, mà chỉ nhờ Vân báo kết quả người hốt hụi. Từ đó, bị cáo đã tự đặt tên khống để hốt hụi, rồi nói dối với các hụi viên có người đã hốt.
Vào khoảng tháng 9/2017, khi đang làm chủ 26 dây hụi tháng từ 2 - 5 triệu đồng thì Vân không còn khả năng thanh toán nên tuyên bố vỡ hụi, dù các dây hụi chưa kết thúc.
Bằng thủ đoạn trên, Vân ghi khống tên để hốt 74 phần hụi và lấy tên của các hụi viên khác hốt 224 phần hụi. Qua đó, chiếm đoạt số tiền hơn 11,1 tỉ đồng của 117 hụi viên.