Trang chủ Chính trị - Xã hội
14:31 | 17/01/2023 GMT+7

Thông tin đối ngoại góp phần vào bức tranh tươi sáng của dư luận quốc tế về Việt Nam

aa
Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: Thành công của công tác đối ngoại trước hết là nhờ sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên, sát sao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành, địa phương, sự triển khai chủ động, tích cực, sáng tạo của ngành ngoại giao. Công tác thông tin đối ngoại cũng đã góp phần duy trì bức tranh dư luận quốc tế tươi sáng về Việt Nam trong thời gian qua.
Việt Nam bàn giao 2 hệ thống góp phần giúp Lào đẩy nhanh chuyển đổi số Việt Nam bàn giao 2 hệ thống góp phần giúp Lào đẩy nhanh chuyển đổi số
Kiều bào góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Kiều bào góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Thông tin đối ngoại góp phần vào bức tranh tươi sáng của dư luận quốc tế về Việt Nam
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.

Phóng viên: Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế, những đóng góp của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Xin Thứ trưởng cho biết truyền thông, thông tin đối ngoại đã có đóng góp thế nào trong việc tạo dựng vị thế của Việt Nam?

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Trong những năm qua, triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam đã khẳng định được vai trò và vị thế ngày càng cao trong khu vực và thế giới. Đến nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 190 nước. Đảng Cộng sản Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia. Quốc hội Việt Nam có quan hệ với Quốc hội, Nghị viện của hơn 140 nước. Các tổ chức hữu nghị nhân dân có quan hệ với 1.200 tổ chức nhân dân và phi chính phủ nước ngoài. Việt Nam cũng là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO... Chúng ta cũng đã được bạn bè quốc tế tin tưởng, tín nhiệm đề cử đăng cai, tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn và đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế quan trọng.

Những thành công đó có được trước hết là nhờ sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên, sát sao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành, địa phương, sự triển khai chủ động, tích cực, sáng tạo, trên dưới đồng lòng của ngành ngoại giao, đồng thời có phần đóng góp quan trọng của công tác thông tin đối ngoại, góp phần duy trì bức tranh dư luận quốc tế tươi sáng về Việt Nam trong thời gian qua.

Một số đóng góp nổi bật của thông tin đối ngoại có thể kể đến như sau:

Trước hết, thông tin đối ngoại đã làm tốt nhiệm vụ giới thiệu chủ trương, đường lối, chính sách, quan điểm, lập trường, tình hình mọi mặt của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Công tác thông tin đối ngoại đã được triển khai thường xuyên, chủ động, tích cực, bài bản từ Trung ương tới địa phương, cả ở trong và ngoài nước. Những nỗ lực đó đã giúp dư luận quốc tế có thêm thông tin về Việt Nam, chia sẻ và ủng hộ lập trường của Việt Nam trong nhiều vấn đề, đánh giá Việt Nam là một đối tác năng động, chủ động và có trách nhiệm.

Thứ hai, thông tin đối ngoại đã góp phần vào công cuộc phục hồi và phát triển trong bối cảnh đất nước và thế giới mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19. Bộ Ngoại giao và 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên quảng bá về môi trường thuận lợi cho đầu tư-thương mại, điểm đến an toàn hấp dẫn cho du lịch, quảng bá nét đẹp văn hóa, con người Việt Nam... bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức các cuộc hội thảo, các hoạt động xúc tiến, triển lãm ở sở tại, tổ chức các chuyến đi thực tế cho phóng viên nước ngoài tại các địa phương trong nước, thu xếp truyền thông quốc tế phỏng vấn Lãnh đạo cấp cao, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao. Nhiều Đại sứ phát huy vai trò “tuyến đầu”, chủ động tiếp xúc, trả lời phỏng vấn, tận dụng truyền thông mạng xã hội để tiếp cận sâu rộng với công chúng... Có thể nói, ngay cả trong những lúc khó khăn nhất khi dịch bệnh hoành hành, dư luận nước ngoài vẫn có nhiều nhận định lạc quan về triển vọng phát triển của Việt Nam và đến nay, vẫn coi Việt Nam là “kỳ quan” trong bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm.

Thứ ba, thông tin đối ngoại đã góp phần kiên quyết, kiên trì đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông; kịp thời phản bác những thông tin bịa đặt, sai sự thật của các thế lực thù địch nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông được dư luận quốc tế ủng hộ, đánh giá cao.

Thứ tư là trong lĩnh vực quyền con người, Việt Nam vẫn được cộng đồng quốc tế nhìn nhận khách quan, tích cực mà minh chứng rõ ràng là việc Việt Nam lần thứ hai bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết để đạt được những thành tích như đã nêu, công tác thông tin đối ngoại đã phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nào? Xin cho biết những điểm nổi bật của công tác thông tin đối ngoại thời gian qua?

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Khó khăn, thách thức thì có nhiều nhưng tôi chỉ xin nêu một số vấn đề nổi bật nhất.

Trước hết, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gia tăng, truyền thông cũng trở thành một “mặt trận”, cạnh tranh giữa các nước trong truyền thông, thông tin đối ngoại đang trở nên khốc liệt chưa từng thấy. Bối cảnh đó đòi hỏi truyền thông, thông tin đối ngoại của ta phải vững vàng, cân bằng, thể hiện được lập trường quan điểm của ta và nhất là tránh bị cuốn vào “cuộc chiến truyền thông” giữa các nước.

Thứ hai, chúng ta đang sống trong thời đại của truyền thông mới, truyền thông mạng xã hội, khi mà mỗi người đều là “nhà báo mạng xã hội”, có thể là một nguồn phát tin hay là một kênh truyền tin; mỗi người dân đều có thể tiếp cận với nhiều thông tin trên khắp thế giới. Bên cạnh đó, môi trường truyền thông cũng hết sức phức tạp, thông tin thật giả lẫn lộn. Thông tin đối ngoại theo đó cần phải không ngừng đổi mới, đón đầu xu thế, ứng dụng công nghệ mới, để thông tin chính thống vẫn phải là dòng chủ lưu, lan tỏa rộng hơn, nhanh chóng hơn, hấp dẫn hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của người dân trong và ngoài nước, không để mất mặt trận dư luận.

Thứ ba, các thế lực thù địch không ngừng tìm cách chống phá, phát tán những thông tin bịa đặt, sai sự thật, không được kiểm chứng về Đảng và Nhà nước, tìm cách chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, bôi nhọ, phá hoại hình ảnh Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Thông tin đối ngoại do đó cũng cần kịp thời phát hiện, triển khai đấu tranh, phản bác, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch một cách thuyết phục.

Để khắc phục, vượt qua những khó khăn đó, quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực thông tin đối ngoại, Bộ Ngoại giao đã xác định thông tin đối ngoại là một lĩnh vực quan trọng bên cạnh ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, triển khai công tác thông tin đối ngoại vừa chủ động, tích cực, vừa bài bản, lớp lang, vừa không ngừng đổi mới, sáng tạo. Có thể kể tới một số điểm nổi bật như sau:

Một là, với việc coi thông tin đối ngoại đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc triển khai chính sách đối ngoại và với thực tế triển khai, Bộ Ngoại giao đã kiến nghị và được bổ sung nhiệm vụ “chủ trì triển khai tuyên truyền về các hoạt động đối ngoại” trong Nghị định 81/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao ban hành tháng 10/2022, làm cơ sở để tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại. Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao cũng chuẩn hoá các cơ chế chỉ đạo, quy trình công tác, quy trình về công tác thông tin đối ngoại.

Hai là, Bộ Ngoại giao luôn làm tốt công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong và ngoài nước. Trong những năm qua, mỗi năm, Bộ Ngoại giao trung bình tổ chức khoảng 20 cuộc họp báo thường kỳ (kể cả trong giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19), trả lời 200-300 câu hỏi của phóng viên, phát trên dưới 1.000 tin, thông tin các chủ trương, chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực; khẳng định lập trường, quan điểm trong các vấn đề liên quan tới quyền và lợi ích của quốc gia; phản bác, đấu tranh những luận điệu chống phá, xuyên tạc do các thế lực thù địch đưa ra.

Ba là, Bộ Ngoại giao đã tạo được “thương hiệu riêng” trong hợp tác với phóng viên nước ngoài. Trong năm qua, Bộ Ngoại giao đã tổ chức 8 đoàn phóng viên thường trú và tùy viên báo chí các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam đi thực tế tại các địa phương, tăng 6 chuyến so năm 2021. Các hoạt động của các chuyến đi đa dạng, phù hợp với nhu cầu tuyên truyền đối ngoại của từng địa phương, từng thời điểm, được các địa phương và đoàn đánh giá cao về ý nghĩa và hiệu quả.

Bốn là, Bộ Ngoại giao đã đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thông tin đối ngoại như đề xuất sáng kiến triển khai Trung tâm Báo chí trực tuyến cho phóng viên nước ngoài đưa tin Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến phóng viên nước ngoài không thể nhập cảnh vào Việt Nam; tổ chức họp báo thường kỳ theo hình thức trực tuyến khi dịch còn căng thẳng; từng bước xây dựng hệ thống các tài khoản mạng xã hội chính thức của Bộ Ngoại giao giúp thông tin được lan tỏa nhanh chóng, không bị gián đoạn trong bất kỳ hoàn cảnh nào; số hóa dữ liệu phóng viên nước ngoài vào Việt Nam; đưa các thủ tục hành chính liên quan đến phóng viên nước ngoài lên cổng dịch vụ công quốc gia.

Phóng viên: Năm 2023, tình hình khu vực và thế giới được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, đối mặt với nhiều rủi ro cả về chính trị, an ninh và kinh tế. Xin Thứ trưởng cho biết định hướng thông tin đối ngoại trong thời gian tới là gì?

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Năm 2023, khu vực và thế giới sẽ phải đối mặt với những thách thức gay gắt hơn, nhiều rủi ro hơn xuất phát từ các yếu tố như cạnh tranh chiến lược nước lớn, suy giảm kinh tế toàn cầu, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… Về truyền thông, “chiến tranh thông tin” sẽ ngày càng quyết liệt. Bối cảnh đó đặt ra những thách thức gay gắt và yêu cầu ngày càng cao đối với công tác thông tin đối ngoại.

Công tác thông tin đối ngoại sẽ tiếp tục được đẩy mạnh và đổi mới, trong đó có đẩy mạnh chuyển đổi số, tìm kiếm các biện pháp, phương thức mới để nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại, đưa các nội dung thông tin đối ngoại của Việt Nam vào các sản phẩm văn hóa đại chúng, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu thông tin của từng quốc gia, từng khu vực, từ đó đưa thông tin về Việt Nam lan tỏa hơn nữa. Cụ thể là:

Thứ nhất, chúng ta sẽ tích cực triển khai tuyên truyền về các hoạt động đối ngoại cấp cao và các cấp, khẳng định theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới, vì sự phát triển, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; nhấn mạnh Việt Nam “chọn công lý và lẽ phải”, “không chọn bên”.

Thứ hai, chúng ta cũng sẽ tích cực triển khai các đề án, kế hoạch về thông tin đối ngoại nhằm nâng cao khả năng chỉ đạo, điều hành và phối hợp giữa Bộ Ngoại giao với các bộ, ban, ngành, địa phương, giữa các đơn vị trong Bộ và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Thứ ba, các cơ quan báo chí cần đẩy mạnh thông tin đối ngoại trên báo chí bằng tiếng nước ngoài, không chỉ dừng lại ở mức cung cấp thông tin, mà cần có những bài viết chuyên sâu, có lập luận, có khả năng tác động tới dư luận quốc tế. Để làm được điều này cần có sự phối hợp, chung tay của các Bộ, Ngành, các Viện nghiên cứu và quan trọng hơn cả đó là sự đầu tư về nguồn lực.

Và cuối cùng, đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác thông tin đối ngoại nhằm tăng cường liều lượng, mở rộng đối tượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đưa thông điệp của Việt Nam lan tỏa tới ngày càng nhiều đối tượng hơn nữa trong cộng đồng quốc tế.

Phóng viên: Hiện nay chuyển đổi số đã trở thành một xu thế diễn ra mạnh mẽ cả trong và ngoài nước. Xin Thứ trưởng cho biết Bộ Ngoại giao đã triển khai chuyển đổi số trong công tác thông tin đối ngoại như thế nào?

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Đến thời điểm này, có thể khẳng định rằng chuyển đổi số đã không còn là một khái niệm mới, xu thế mới, mà đã trở thành một thực tế, đòi hỏi tất yếu trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống, trong đó có lĩnh vực thông tin đối ngoại.

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác thông tin đối ngoại, thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã tích cực triển khai nhiều biện pháp, đồng thời xây dựng các kế hoạch cụ thể để phát huy hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.

Có thể nói, Bộ Ngoại giao là một trong những cơ quan đi đầu trong việc ứng dụng chuyển đổi số, khai thác và phát huy truyền thông mạng xã hội trong công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại. Từ năm 2015, Bộ Ngoại giao đã tiến hành khởi tạo và sử dụng mạng xã hội trong thông tin tuyên truyền và đến nay, đang vận hành 7 tài khoản trên các nền tảng phổ biến nhất như Facebook (bằng tiếng Việt), Twitter (bằng tiếng Anh), góp phần lan tỏa thông tin tiếp cận được nhiều nhóm đối tượng hơn, ở nhiều địa bàn hơn và nhất là tác động tới giới trẻ.

Trong thời kỳ đại dịch Covid-19, để thích ứng với tình hình mới, biến thách thức thành cơ hội, Bộ Ngoại giao đã chủ động triển khai nền tảng số trong các hoạt động thông tin, tuyên truyền đối ngoại. Kể cả trong giai đoạn giãn cách toàn xã hội, chưa có một cuộc họp báo thường kỳ nào của Bộ Ngoại giao phải hoãn, hủy mà đã được nhanh chóng chuyển sang hình thức trực tuyến. Khi các hoạt động đối ngoại chuyển sang hình thức ngoại giao điện đàm, hội nghị trực tuyến hoặc hình thức nửa trực tiếp nửa trực tuyến, công tác thông tin, tuyên truyền cũng kịp thời thích ứng, đồng hành phục vụ. Tại Đại hội Đảng XIII, Bộ Ngoại giao đã chủ động có sáng kiến thành lập trung tâm báo chí trực tuyến - “trung tâm báo chí ảo” trong bối cảnh phóng viên nước ngoài không vào được Việt Nam đưa tin trực tiếp.

Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ngày càng chú trọng việc triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại, quảng bá trực tuyến như họp, họp báo, hội nghị, tọa đàm kết nối doanh nghiệp trong nước và sở tại. Nhiều cơ quan đại diện và Trưởng cơ quan đại diện đã chủ động, tích cực ứng dụng mạng xã hội trong thông tin, tuyên truyền và đạt hiệu quả cao. Trang Page Vietnam Embassy Delhi của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cán mốc 1 triệu lượt đọc, đứng đầu bảng tìm kiếm của Google về các thông tin liên quan.

Bộ Ngoại giao cũng tập trung nghiên cứu chuyên sâu về chuyển đổi số trong thông tin đối ngoại với Đề tài nghiên cứu cấp Bộ về “Chuyển đổi số trong công tác thông tin đối ngoại: thực trạng, vấn đề đặt ra và kiến nghị giải pháp” đã được bảo vệ xuất sắc. Đây là công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống đầu tiên của Bộ Ngoại giao về chuyển đổi số trong công tác thông tin đối ngoại với hệ thống lý luận cũng như nhóm các biện pháp thực tiễn giúp tiếp tục phát huy công tác này trong thời gian tới. Bên cạnh công tác nghiên cứu, chúng ta cũng hết sức chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ để từng bước xây dựng lực lượng nắm vững các kỹ năng chuyển đổi số và triển khai các phương thức truyền thông mới.

Để phát huy hơn nữa những lợi thế của chuyển đổi số trong công tác thông tin đối ngoại, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và đồng bộ triển khai hệ sinh thái mạng xã hội của Bộ. Đây là sáng kiến được xây dựng với mục đích đưa những thông tin, hình ảnh về công tác đối ngoại của đất nước đến với đông đảo hơn các tầng lớp nhân dân trong một “diện mạo” gần gũi, dễ tiếp cận hơn, phù hợp với xu hướng tiếp cận thông tin trên các phương tiện truyền thông mới hiện nay. Bộ Ngoại giao cũng sẽ chú trọng việc xây dựng nội dung, cách trình bày thông điệp phù hợp với môi trường mạng xã hội, trong đó hướng tới đẩy mạnh các nội dung bằng hình ảnh, clip ngắn, infographic, phát huy hiệu quả những cán bộ ngoại giao có sức ảnh hưởng nhất định trên các nền tảng mạng xã hội (KOLs) để lan tỏa các thông điệp đối ngoại đến nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Song song với đầu tư cho chất lượng và hiệu quả thông tin, Bộ Ngoại giao cũng hướng tới tích hợp nhiều hơn các công cụ quản trị, phân tích, đánh giá trên mạng xã hội để kịp thời lắng nghe và điều chỉnh cách thể hiện thông điệp cho phù hợp với nhu cầu tiếp nhận của công chúng.

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2022: NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2022: "Điểm sáng" Việt Nam trong bức tranh kinh tế thế giới
"Chúng ta cần phải kể câu chuyện thành công của Việt Nam ra thế giới", đó phát biểu của ông Tim Evans, Giám đốc điều hành (CEO) Tập đoàn HSBC Việt Nam tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hồi tháng 9 vừa qua.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam với những đóng góp về đối ngoại nhân dân Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam với những đóng góp về đối ngoại nhân dân
Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam đã có những đóng góp rất quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho công tác đối ngoại nhân dân.
Theo Nhân dân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Bồi dưỡng kiến thức thông tin đối ngoại cho các lực lượng tham gia hoạt động ở khu vực biên giới

Bồi dưỡng kiến thức thông tin đối ngoại cho các lực lượng tham gia hoạt động ở khu vực biên giới

Từ ngày 13 đến 17/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức khóa bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ thông tin đối ngoại cho các lực lượng tham gia hoạt động thông tin đối ngoại khu vực biên giới.
Tạo chuyển biến căn bản trong tư duy về công tác thông tin đối ngoại

Tạo chuyển biến căn bản trong tư duy về công tác thông tin đối ngoại

Để cung cấp thông tin rộng rãi về các nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 47/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ đến năm 2030 thực hiện Kết luận số 57-KL/TW ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành bộ tài liệu hỏi-đáp về những nội dung cơ bản liên quan đến Nghị quyết.
Không gian mạng là không gian mới để làm thông tin đối ngoại

Không gian mạng là không gian mới để làm thông tin đối ngoại

"Coi không gian mạng như một không gian mới để làm thông tin đối ngoại, trong đó ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số để đổi mới cách làm thông tin đối ngoại, tạo hiệu quả đột phá".

Các tin bài khác

Thân thương hình bóng Bác ở La Habana

Thân thương hình bóng Bác ở La Habana

Nổi bật trong số rất nhiều công trình mang dấu ấn Việt Nam tại Cuba là tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở công viên mang tên Người ở thủ đô La Habana.
Dấu ấn Bác Hồ dưới góc nhìn những người ghi sử Hong Kong

Dấu ấn Bác Hồ dưới góc nhìn những người ghi sử Hong Kong

Điều khiến Tiến sỹ Tôn Văn Bân có ấn tượng sâu sắc nhất chính là việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt lựa chọn thời gian và địa điểm phù hợp để tổ chức Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhiều nội dung quan trọng được xem xét tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Nhiều nội dung quan trọng được xem xét tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Sáng 19/5, tại Nhà Quốc hội (Hà Nội), Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo dự kiến, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội và một số vấn đề quan trọng khác.
Sử gia Anh ngợi ca những phẩm chất làm nên người anh hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh

Sử gia Anh ngợi ca những phẩm chất làm nên người anh hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh

Khó có thể hình dung sự nghiệp giải phóng dân tộc hay con đường độc lập của Việt Nam mà không có sự hiện diện và dấu ấn cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sử gia người Anh John Callow đã nhận định như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại London nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2024).

Đọc nhiều

100 nghệ sĩ quảng bá văn hóa Việt Nam tại Anh

100 nghệ sĩ quảng bá văn hóa Việt Nam tại Anh

Ngày 19/5, tại nhà hát Greenwood Theater đại học King’s College London University, Vương quốc Anh đã diễn ra Chương trình Vietnam Cultural Show London 2024 với chủ đề vòng quanh Việt Nam từ Bắc vào Nam "THIS IS VIETNAM".
Thúc đẩy trao đổi văn hóa Trung - Việt qua hợp tác, giao lưu du lịch

Thúc đẩy trao đổi văn hóa Trung - Việt qua hợp tác, giao lưu du lịch

Ngày 21/5, tại Hà Nội đã diễn ra “Hội thảo văn hóa: Trà và thế giới” và hội thảo xúc tiến du lịch văn hóa Quảng Tây (Trung Quốc). Sự kiện do Trung tâm văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội cùng Sở Văn hóa và Du lịch Quảng Tây tổ chức.
Nhiều đề xuất tăng cường giao lưu nhân dân Việt Nam – Nepal

Nhiều đề xuất tăng cường giao lưu nhân dân Việt Nam – Nepal

Đây là nội dung trao đổi trong cuộc gặp giữa ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam với đoàn đại biểu Hội đồng Hòa bình và Đoàn kết Nepal do ông Rabindra Adhikari, Chủ tịch Hội đồng dẫn đầu, ngày 20/5 tại Hà Nội.
Chiếc xe “mỗi phút 7 người mua” chinh phục khách hàng đủ mọi lứa tuổi

Chiếc xe “mỗi phút 7 người mua” chinh phục khách hàng đủ mọi lứa tuổi

Không chỉ hợp giới trẻ và dân văn phòng, VinFast VF 3 còn nhận nhiều sự quan tâm từ tập khách hàng ở độ tuổi trung niên vốn đề cao những mẫu xe tiện dụng để di chuyển hiệu quả trong đô thị.
Cửa biển bị bồi lấp, ngư dân lo lắng

Cửa biển bị bồi lấp, ngư dân lo lắng

Luồng lạch ra vào khu neo trú tàu thuyền và cửa biển Mỹ Á, phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) hiện đang bị bồi lấp nghiêm trọng. Tàu cá công suất lớn khai thác xa bờ hầu như không thể vào cảng; tàu công suất nhỏ thì lo sợ mất an toàn trước mỗi chuyến ra khơi. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế thủy sản của địa phương, mà còn khiến ngư dân lo lắng việc neo đậu tránh trú khi mùa mưa bão đã cận kề.
Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội hái mận năm 2024 ở xã biên giới của Nghệ An

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội hái mận năm 2024 ở xã biên giới của Nghệ An

Ngày hội hái mận năm 2024 được tổ chức tại xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc của đồng bào người Mông và là sự kiện nhằm lan tỏa bản sắc miền đất biên viễn và quảng bá, giới thiệu thương hiệu mận Tam hoa.
Hơn 250 thanh niên hành động vì một đại dương không rác nhựa

Hơn 250 thanh niên hành động vì một đại dương không rác nhựa

Ngày 19/5, tại bãi biển Thiên Cầm, thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, đã diễn ra Lễ ra quân làm sạch biển với chủ đề “Thanh niên hành động vì đại dương không rác nhựa”, hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm 2024.
ho chi minh la bieu tuong cua hoa binh doc lap va tien bo xa hoi
cap nhat thong tin dat nuoc nga cho nhung nguoi ban viet nam
inforgraphic quan ly phuong tien co gioi nuoc ngoai tham gia giao thong tai viet nam
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
Xin chờ trong giây lát...
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Phiên bản di động