e magazine
Thông điệp về vai trò và đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

06:12 | 05/07/2025

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Brazil từ ngày 4 đến 8/7/2025. Đây là lần đầu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng với tư cách nước đối tác của BRICS.

Thông điệp về vai trò và đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Brazil từ ngày 4 đến 8/7/2025. Đây là lần đầu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng với tư cách nước đối tác của BRICS.

_____________________________

Thông điệp về vai trò và đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

BRICS được thành lập năm 2006 ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao, gồm 4 nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc với mục tiêu ban đầu là trở thành một thể chế chính trị, kinh tế và tài chính toàn cầu nhằm phản ánh tương quan lực lượng theo hướng công bằng, cân bằng và có tính đại diện cao hơn.

Sau các lần mở rộng, BRICS kết nạp Nam Phi, Ai Cập, Iran, Ethiopia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Indonesia. Hợp tác của BRICS dựa trên ba trụ cột, gồm chính trị-an ninh, kinh tế-tài chính, văn hóa và giao lưu nhân dân.

Thời gian qua, Việt Nam đã tham dự một số hoạt động trong khuôn khổ BRICS mở rộng theo lời mời của các nước Chủ tịch BRICS.

Năm 2023, Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi tham dự Hội nghị BRICS châu Phi và Đối thoại BRICS mở rộng (tháng 8/2023), Hội nghị Đối thoại các đảng chính trị khối BRICS mở rộng lần thứ IV (tháng 7/2023).

Thông điệp về vai trò và đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Lãnh đạo các quốc gia tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS tại Kazan, Nga, ngày 24/10/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Sau đó một năm, năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh BRICS tại Kazan theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin (tháng 10/2024).

Sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2024 được các nước BRICS hoan nghênh và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Tháng 6 vừa qua, nước Chủ tịch BRICS 2025 Brazil chính thức công bố việc Việt Nam trở thành Nước đối tác thứ mười của BRICS.

Với chủ đề “Tăng cường hợp tác phương Nam vì quản trị bao trùm và bền vững hơn”, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ 17 được tổ chức từ ngày 6 đến 7/7/2025, tại Rio de Janeiro, Brazil, với sự tham gia của đông đảo lãnh đạo các nước thành viên, đối tác BRICS, cùng đại diện một số quốc gia và tổ chức quốc tế.

Trong năm 2025, nước Chủ tịch Brazil thúc đẩy sáu trọng tâm: Hợp tác y tế toàn cầu; Thương mại, đầu tư và tài chính; Biến đổi khí hậu; Quản trị trí tuệ nhân tạo; Cấu trúc an ninh và hòa bình đa phương; Phát triển các thể chế của BRICS.

Thông điệp về vai trò và đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng, ngày 24/10/2024, tại Kazan, Nga. (Ảnh: TTXVN)

Với việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Việt Nam tiếp tục thể hiện tinh thần tích cực, chủ động, trách nhiệm đối với các nỗ lực chung toàn cầu; nhấn mạnh coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ với các nước thành viên BRICS, các nước đối tác và khách mời tham dự Hội nghị; mong muốn tăng cường phối hợp trên các diễn đàn đa phương, thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực mà các nước thành viên BRICS có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu bổ trợ, như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, logistics và tài chính.

Việt Nam đánh giá cao vai trò của BRICS trong cục diện đa phương đa tầng nấc, cùng với các cơ chế đa phương khác đóng góp trong thúc đẩy quản trị toàn cầu theo hướng cân bằng, bao trùm, bền vững, đồng thời đề cao vai trò dẫn dắt của Brazil trên cương vị Chủ tịch BRICS 2025.

Thông điệp về vai trò và đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Là thành viên sáng lập BRICS, nền kinh tế Brazil lớn nhất khu vực Mỹ Latin và đứng thứ 10 thế giới năm 2023. Brazil giàu tài nguyên thiên nhiên, sản xuất nông nghiệp lớn thứ hai thế giới, xuất khẩu khoáng sản đứng thứ ba thế giới. Khoa học-công nghệ đạt trình độ cao trong nhiều lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu ứng dụng; có nền công nghiệp hàng không, quân sự, cơ khí, chế tạo khá phát triển.

Tăng trưởng kinh tế Brazil năm 2021 đạt 4,6%, năm 2023 đạt 2,9%. Lực lượng lao động 108,7 triệu người, tỉ lệ thất nghiệp 7,8% năm 2023. Xuất khẩu hàng năm hiện đạt khoảng gần 339 tỷ USD (năm 2023), chủ yếu là khí đốt tự nhiên, thiếc, kẽm, vàng, bạc, cà phê, đậu tương và sản phẩm từ gỗ; nhập khẩu khoảng 253 tỷ USD (2023), gồm máy móc và phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng, nguyên liệu và bán thành phẩm, hóa chất, dầu thô, thực phẩm.

Về đối ngoại, những ưu tiên của Brazil là tăng cường quan hệ với các nước láng giềng, gia tăng ảnh hưởng với các nước trong khu vực Caribe đồng thời tăng cường vai trò và vị thế tại các tổ chức khu vực và quốc tế; thúc đẩy tiến trình hội nhập các nước Nam Mỹ trong khuôn khổ hợp tác Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Tổ chức các nước Châu Mỹ (OAS), tăng cường hợp tác BRICS...

Thông điệp về vai trò và đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024, Lula da Silva, chiều 17/11/2024, tại Rio de Janeiro. (Ảnh: TTXVN)

Việt Nam và Brazil thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 8/5/1989. Hai nước thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện tháng 5/2007 và nâng cấp lên Đối tác chiến lược tháng 11/2024.

Từ năm 2020, quan hệ song phương Việt Nam-Brazil được đẩy mạnh với nhiều chuyến thăm cấp cao. Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Lula da Silva tháng 3/2025, hai bên đã ra Tuyên bố chung, thông qua Kế hoạch hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2025-2030. Đây là hai văn kiện nền tảng định hướng quan hệ trong thời gian tới.

Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latin. Năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 8 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Brazil là: điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, phương tiện vận tải và phụ tùng, sắt thép các loại… Việt Nam nhập khẩu chủ yếu quặng và khoáng sản khác, bông các loại, thức ăn gia súc và nguyên liệu, đậu tương, ngô, gỗ và sản phẩm gỗ, nguyên phụ liệu dệt may và da giầy...

Thông điệp về vai trò và đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Lula da Silva. (Ảnh: TTXVN)

Brazil hiện có 6 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 3,83 triệu USD, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn và bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ.

Chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, hoạt động song phương tại Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại của Việt Nam độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và có hiệu quả.

Chuyến công tác cũng khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn củng cố, thúc đẩy quan hệ với các nước khu vực Mỹ Latin, góp phần thúc đẩy triển khai các cam kết, thỏa thuận cấp cao đạt được với Brazil trong các chuyến thăm gần đây.

Đón tiếp Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Brazil cũng cho thấy sự coi trọng của nước chủ nhà đối với vai trò, vị thế ngày càng quan trọng của Việt Nam, cũng như quan hệ với Việt Nam; mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực.

Thông điệp về vai trò và đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng nhận định, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đang có nhiều biến chuyển mạnh, chuyến công tác của Thủ tướng, với các hoạt động đa dạng cả trên bình diện song phương và đa phương, sẽ tiếp tục cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; đồng thời thiết thực triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng, đây là lần đầu Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS, một cơ chế hợp tác đa phương giữa các nền kinh tế mới nổi và ngày càng có tầm ảnh hưởng lớn cả về kinh tế và chính trị. Việc Việt Nam trở thành Nước đối tác của BRICS, cũng như tham dự Hội nghị Thượng đỉnh khẳng định vai trò và đóng góp trách nhiệm tại các cơ chế đa phương, với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế cũng như làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước thành viên BRICS.

Thông điệp về vai trò và đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Toàn cảnh Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Kazan, Nga, ngày 23/10/2024. (Ảnh: ANI/TTXVN)

Với những ý nghĩa quan trọng đó, chuyến công tác của Thủ tướng là dịp để Việt Nam chuyển tải ba thông điệp lớn. Thứ nhất, đây là dịp để Việt Nam một lần nữa khẳng định thông điệp của hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, cũng như quyết tâm và khát vọng phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới của dân tộc. Việc tham dự Hội nghị cũng là cơ hội để Việt Nam tham gia chủ động, tích cực vào quá trình thúc đẩy quản trị toàn cầu bao trùm, bền vững, nâng cao tiếng nói của các nước đang phát triển trong giải quyết các thách thức hiện nay, cũng như trao đổi kinh nghiệm, quan điểm, tầm nhìn, thực tiễn về phát triển, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực phù hợp với ưu tiên và lợi ích của Việt Nam.

Thứ hai, ở góc độ song phương, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều chuyển biến nhanh, phức tạp, chuyến thăm tiếp tục khẳng định Việt Nam “là bạn, là đối tác tin cậy” của bạn bè quốc tế. Chuyến công tác của Thủ tướng sẽ là một “cầu nối” đối ngoại quan trọng nhằm củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam với Brazil cũng như nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam ở khu vực Trung và Nam Mỹ.

Cuối cùng, chuyến thăm là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy đa dạng hóa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các khu vực có nhiều tiềm năng, thu hút tối đa các nguồn lực quốc tế phục vụ các mục tiêu phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thông điệp về vai trò và đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Brazil Lula da Silva nhân dịp ông có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, ngày 28/3/2025. (Ảnh: TTXVN)

Thông điệp về vai trò và đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Brazil, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng nhấn mạnh, Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latin. Hai bên đang tiếp tục duy trì, thúc đẩy nhiều cơ chế đối thoại song phương, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp. Chuyến công tác sẽ là cơ hội để các nhà lãnh đạo hai nước trao đổi các định hướng lớn nhằm đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư, nông nghiệp, thực hiện hiệu quả chủ trương đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh thương mại toàn cầu diễn biến phức tạp hiện nay.

Theo Báo Nhân dân

https://nhandan.vn/special/thu-tuong-pham-minh-chinh-brics-brazil/index.html

Theo Báo Nhân dân

Tin bài liên quan

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quân đội tiếp tục thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng "thế trận lòng dân"

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quân đội tiếp tục thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng "thế trận lòng dân"

Chiều 02/7, dự Hội nghị Quân chính toàn quân đánh giá tình hình công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, quân đội đã bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh cả trong nội địa, biên giới, không gian biển, trên không và không gian mạng; thực hiện tốt chức năng, thực sự là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động, sản xuất.
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Sáng 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Anh quốc hoạt động, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; kêu gọi Vương quốc Anh, các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam, đưa cả kim ngạch thương mại song phương và vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.
Trung Quốc đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng tại Hội nghị WEF Thiên Tân

Trung Quốc đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng tại Hội nghị WEF Thiên Tân

Truyền thông Trung Quốc gọi Thủ tướng Phạm Minh Chính là “khách mời thường xuyên” của Diễn đàn Davos mùa Hè.

Tin mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Ngày 04/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về tình hình thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính; dự thảo báo cáo kết quả triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII từ tháng 11/2024 đến tháng 7/2025.

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm

20h ngày 02/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quân đội tiếp tục thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng "thế trận lòng dân"

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quân đội tiếp tục thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng "thế trận lòng dân"

Chiều 02/7, dự Hội nghị Quân chính toàn quân đánh giá tình hình công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, quân đội đã bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh cả trong nội địa, biên giới, không gian biển, trên không và không gian mạng; thực hiện tốt chức năng, thực sự là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động, sản xuất.
HĐND tỉnh Cà Mau tổ chức kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất

HĐND tỉnh Cà Mau tổ chức kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất

Ngày 1/7, HĐND tỉnh Cà Mau khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ Nhất sau khi hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu. Đây là kỳ họp mang tính lịch sử nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy HĐND, UBND tỉnh và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh.
Hợp nhất Cà Mau - Bạc Liêu tạo bước ngoặt lịch sử để mở rộng không gian phát triển

Hợp nhất Cà Mau - Bạc Liêu tạo bước ngoặt lịch sử để mở rộng không gian phát triển

Ngày 30/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, xã, phường, đặc khu.
Phiên bản di động