Trang chủ Chính trị - Xã hội Bình luận
08:00 | 26/10/2020 GMT+7

Thoát nghèo ở đô thị: cần tiếp cận đa chiều

aa
Với tốc độ đô thị hóa nhanh, vấn đề người nghèo đô thị đang trở thành thách thức mới ở Việt Nam. Người dân nông thôn di cư ra thành thị để làm việc trong khu vực tư nhân và dịch vụ đang tăng, chủ yếu là công việc không chính thức. Vì thế, họ không được hưởng nhiều khoản phúc lợi về an sinh xã hội hoặc việc làm như bảo hiểm y tế và lương hưu.
Đổi thay từ chính sách dân tộc ở huyện nghèo vùng biên Đổi thay từ chính sách dân tộc ở huyện nghèo vùng biên
Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, dự án đặc thù cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn nơi vùng cao biên giới.
Sin Suối Hồ (Lai Châu): Từ “bản nghiện” vươn lên thoát nghèo nhờ làm du lịch, trồng địa lan, thảo quả Sin Suối Hồ (Lai Châu): Từ “bản nghiện” vươn lên thoát nghèo nhờ làm du lịch, trồng địa lan, thảo quả
Chúng tôi đến Sin Suối Hồ vào những ngày đầu thu. Sin Suối Hồ đổi thay rất nhiều với con đường nông thôn mới, nhà nhà xây dựng khang trang và từng đám trẻ bụ bẫm, khỏe mạnh nô đùa bên khoảng sân trống hay ven đường. Từ thánh địa của cây thuốc phiện, bản Sin Suối Hồ đã khoác lên mình tấm áo mới.

TP. Hồ Chí Minh: giảm nghèo từ cách tiếp cận đa chiều

Thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều. Qua đó, từng bước nâng chuẩn nghèo của thành phố cao gấp 3 lần của cả nước, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân thoát nghèo, duy trì kết quả giảm nghèo được bền vững.

Điển hình tháng 7/2020 vừa qua, Quận 11 đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận quận đã hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo thành phố giai đoạn 2019-2020.

Theo đó, toàn quận không còn hộ dân có thu nhập bình quân đầu người từ 28 triệu đồng/người/năm trở xuống; 100% người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được sử dụng nguồn nước sạch, có đủ phương tiện để tiếp cận thông tin truyền thông đại chúng và con em được hỗ trợ, miễn giảm học phí; tổng số điểm thiếu hụt các chiều dịch vụ xã hội từ 40 điểm trở lên.

Thoát nghèo ở đô thị: cần tiếp cận đa chiều

Chương trình trao tặng sinh kế cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn của quận 5, Tp. Hồ Chí Minh.

Theo ông Trần Phi Long, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 11, những năm qua, công tác giảm nghèo trong đã đi vào chiều sâu, lan tỏa đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc xác định đúng thực trạng nghèo, nhu cầu cần hỗ trợ của từng hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được các cấp quan tâm đúng mức.

Công tác giải ngân, tiếp cận các nguồn vay để tổ chức sản xuất kinh doanh, nâng cao tay nghề, thu nhận lao động nghèo đã cải thiện dần mức thu nhập của người dân lao động nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

Ngoài chính sách, hộ cận nghèo, hộ nghèo ở đây còn thường xuyên được tư vấn, trợ giúp pháp lý, mặt trận và các đoàn thể chăm lo toàn diện thông qua các chương trình như “Người có giúp người khó”, “Ngày Tiết kiệm phụ nữ nghèo”; mô hình phiếu rửa xe của Đoàn thanh niên, công trình “Tem phiếu thanh niên”, “Shipper 0 đồng”, sửa chữa nhà tình bạn...

Đặc biệt, Ủy ban nhân dân các phường tiến hành kẻ vạch sơn trên các tuyến đường, lấy ý kiến của các hộ dân xung quanh sắp xếp cho các hộ nghèo được tiếp tục kinh doanh để tạo nguồn thu nhập của các hộ vẫn được đảm bảo ổn định mà không gây ảnh hưởng đến trật tự đô thị.

Tại quận Tân Phú, đầu giai đoạn 2019 - 2020, có 419 hộ nghèo, 536 hộ cận nghèo. Đến cuối năm 2019, bằng nhiều giải pháp an sinh xã hội thiết thực, hiệu quả, trợ vốn, trợ nghề, giới thiệu việc làm cùng với các hình thức chăm lo về mặt xã hội khác như: cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, tặng học bổng, nâng cấp cơ sở hạ tầng về cải thiện môi trường, điều kiện sinh hoạt cho hộ nghèo.

Qua đó, quận Tân Phú đã giảm được 296 hộ nghèo, 370 hộ cận nghèo. Theo ông Phạm Minh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tân Phú, đạt được kết quả trên là do địa phương thực hiện nhiều mô hình linh hoạt trong hỗ trợ cho hộ nghèo và cận nghèo, kéo giảm các chiều thiếu hụt về mặt xã hội; qua đó giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững.

Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố nhận định: “Chương trình giảm nghèo đa chiều ở thành phố thành công nhất chính là khơi dậy ý chí vươn lên của người nghèo, hộ nghèo; có sự chung tay của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong hỗ trợ người nghèo, khơi sức dân để lo cho dân”.

Đến 30/6/2020, thành phố Hồ Chí Minh còn 9.672 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,39% tổng số hộ dân thành phố và 22.864 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,93% tổng số hộ dân thành phố. Theo UBND Thành phố, chương trình giảm nghèo đa chiều ở thành phố đã có 5 quận và 85 phường của 12 quận không còn hộ nghèo theo chuẩn của thành phố thu nhập dưới 28 triệu đồng/người/năm và thu nhập từ 28 triệu đồng đến dưới 36 triệu đồng/người/năm là hộ cận nghèo. Đặc biệt có, 1 quận và 22 phường của 8 quận không còn hộ cận nghèo theo chuẩn của thành phố giai đoạn 2019 – 2020. Đây là sự nỗ lực rất lớn của lãnh đạo thành phố và cả hệ thống chính trị từ thành phố, quận huyện, xuống từng tổ dân phố.

Người nghèo thành thị: nhiều trăn trở

Tại các đô thị lớn, người nghèo đô thị phải sống ở nơi tồi tàn, chật chội, không sở hữu hoặc sở hữu một cách không chính thức nơi ở, và những điều kiện sống thấp kém đi kèm như thiếu nước sạch, ô nhiễm môi trường và mất an ninh. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu tiêu chí đánh giá nghèo ở Việt Nam được bổ sung thêm tiêu chuẩn tình trạng nhà ở xuống cấp và điều kiện sống, bên cạnh các tiêu chí về thu nhập và chi tiêu thì tỷ lệ nghèo ở đô thị sẽ tăng lên gấp vài lần so hiện tại.

Chính vì thế, dù Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có những đặc điểm địa lý, dân số và nhà ở khác nhau nhưng đều đang đối mặt những khó khăn chung như hạ tầng đô thị yếu kém và không đồng đều, giá nhà đất cao so mặt bằng thu nhập của người dân, chính sách và thủ tục hành chính trong sở hữu nhà, đất còn nhiều bất cập. Chưa kể, ở đô thị còn có tình trạng người nhập cư nghèo, không có chỗ ở ổn định, không có hộ khẩu để chính quyền đưa vào diện cần giúp đỡ lâu dài.

Thoát nghèo ở đô thị: cần tiếp cận đa chiều
Mức sống cao ở thành thị khiến người nghèo phải đối mặt nhiều khó khăn.

Tại Diễn đàn Xu thế dòng tiền vào bất động sản năm 2020, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho biết: Ở các nước khác, người nghèo ở trung tâm vì không có phương tiện đi lại, chủ yếu sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Trong khi đó, người giàu đi ra bên ngoài, ở vùng ven vì sẵn phương tiện đi lại. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, người không có phương tiện, phải dùng phương tiện công cộng thì ở vùng ven, còn người giàu thì ở ngay trung tâm.

Theo thống kê vào cuối năm 2017, Việt Nam hiện có khoảng 1,9 triệu hộ nghèo và hơn 1,3 triệu hộ cận nghèo. Trong khi theo tiêu chí xác định hộ nghèo ở thành thị là có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 900.000 đồng trở xuống; hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng hơn 900.000 đồng đến 1,3 triệu đồng nhưng thiếu hụt từ ba trong số các chỉ số tiếp cận dịch vụ xã hội như y tế; bảo hiểm y tế; chất lượng nhà ở; nguồn nước sinh hoạt… Còn ở nông thôn là có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống, hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng hơn 700.000 đồng đến một triệu đồng và thiếu hụt từ ba trong số các chỉ số tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản… Như vậy, chênh lệch thu nhập giữa thị dân và nông dân chỉ là 200.000 đồng. Thế nhưng trên thực tế, người nghèo ở đô thị đối mặt nhiều khó khăn hơn, bởi mức sống ở thành phố cao hơn ở nông thôn.

Sin Suối Hồ (Lai Châu): Từ “bản nghiện” vươn lên thoát nghèo nhờ làm du lịch, trồng địa lan, thảo quả Sin Suối Hồ (Lai Châu): Từ “bản nghiện” vươn lên thoát nghèo nhờ làm du lịch, trồng địa lan, thảo quả
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi giúp đỡ người nghèo, đồng bào vùng lũ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi giúp đỡ người nghèo, đồng bào vùng lũ

Phạm Nguyễn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Lễ kỷ niệm lần thứ 79 Quốc khánh Indonesia tại TP Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm lần thứ 79 Quốc khánh Indonesia tại TP Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp vai trò quan trọng trong mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Indonesia, đó là nhấn mạnh của ông Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh tại Lễ kỷ niệm lần thứ 79 Quốc khánh Indonesia do Tổng lãnh sự Indonesia tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tối 19/9.
Gần 22.000 sinh viên nước ngoài học tập ở Việt Nam - con số cao nhất trong 9 năm qua

Gần 22.000 sinh viên nước ngoài học tập ở Việt Nam - con số cao nhất trong 9 năm qua

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện có gần 22.000 sinh viên nước ngoài đang học tập ở Việt Nam. Đây là con số cao nhất trong 9 năm qua.
Chuyên gia Nga khâm phục tư duy lý luận sắc bén của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chuyên gia Nga khâm phục tư duy lý luận sắc bén của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chuyên gia Nga cho rằng di sản nổi bật của Tổng Bí thư là đường lối ngoại giao cây tre - một hình ảnh rất đẹp để nói về phong cách Việt Nam trong đối ngoại - gốc vững, thân thẳng và can trường.
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam: Đường lối 'ngoại giao cây tre' - Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam: Đường lối 'ngoại giao cây tre' - Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya cho biết, đường lối ‘ngoại giao cây tre’ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xây dựng là một nền tảng lý luận rất quan trọng nhằm giúp Việt Nam phát triển và tiến bộ vững chắc.

Đọc nhiều

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024).
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV hiện đang xem xét những dự luật quan trọng về kinh tế, tác động trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, dư luận hiện đang rất hy vọng vào sự thay đổi này, để từ đó có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn về thể chế như Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lên. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn về nội dung trên.
Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Ngày 20/11, Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh tại Hà Nội đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Nhịp cầu ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa” nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Những tài liệu, hình ảnh trưng bày đã mang đến hiểu biết sâu sắc về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đồng thời góp phần khơi gợi, nhân lên lòng tự hào và tình yêu biển đảo quê hương. Đó là chia sẻ của nhiều cán bộ, chiến sĩ hải quân Vùng 5 và đông đảo nhân dân, các em học sinh thành phố Phú Quốc khi tham quan triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động