Trang chủ Hữu nghị Bốn phương kết bạn
07:05 | 13/09/2023 GMT+7

Theo Fidel về quê hương Quảng Trị, 50 năm nhớ lại và suy ngẫm

aa
Nhân kỷ niệm 50 năm chuyến thăm của Chủ tịch Cuba Fidel Castro đến vùng giải phóng miền Nam Việt Nam tại Quảng Trị (9/1973), Tạp chí Thời Đại trích đăng và trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết “Theo Fidel về quê hương Quảng Trị, 50 năm nhớ lại và suy ngẫm” của ông Nguyễn Xuân Phong, nguyên Vụ trưởng Vụ Châu Mỹ, Bộ Ngoại giao kể lại cuộc hành trình của Fidel từ Algeria, châu Phi, về đến vùng giải phóng miền Nam Việt Nam. Ông Nguyên Xuân Phong là nhân chứng lịch sử được tháp tùng và phối hợp công tác phiên dịch phục vụ chuyến thăm Quảng Trị của Chủ tịch Fidel.
50 năm chuyến thăm lịch sử của Lãnh tụ Cuba Fidel Castro đến Việt Nam
Tình hữu nghị đặc biệt - Kho báu vô giá của dân tộc Việt Nam và Cuba

Đối với Fidel, Việt Nam là cả miền Nam
Nhất định phải thăm miền Nam, bất chấp mọi hiểm nguy

Theo Đại sứ Võ Anh Tuấn, Đại sứ đương nhiệm của miền Nam tại Cuba kể lại: Sáng ngày 13/9/1973, khi xem bản chương trình hoạt động của đoàn Cuba, Đại sứ Raul Valdés Vivó tỏ ra rất lo lắng, vì thấy ngoài các cuộc hội đàm chính thức giữa lãnh đạo hai nước và các hoạt động ở Hà Nội, chương trình thăm địa phương chỉ có Hải Phòng, không có gì liên quan đến thăm vùng giải phóng miền Nam.

Tôi hoàn toàn hiểu nỗi lo của Đại sứ Cuba lúc đó. Bởi từ đầu những năm 1970 Fidel đã từng yêu cầu ông, với tư cách Đại sứ Cuba trước Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, phải sắp xếp cho Fidel thăm miền Nam. Đại sứ đã có lần kể lại, trong cuộc chiêu đãi một đoàn cấp cao Việt Nam thăm Cuba, Fidel quay sang Đại sứ nói: “Này, trong tất cả các Đại sứ quán Cuba ở nước ngoài, tôi thích nhất là Đại sứ quán của anh ở miền Nam đấy. Thế mà anh chưa mời tôi sang thăm, dù đó chỉ là một túp lều nhỏ ở trong rừng cũng được, nhất định là không khí ở đó sẽ rất trong lành”.

Thấy Fidel không tỏ ra đùa chút nào, Đại sứ bối rối, nhưng cố chống chế cho qua: “Vâng, nhưng vừa có đảo chính ở Campuchia, nên bây giờ thì không thể vào Tây Ninh được. Lon Nol đã bịt đường đi từ Pnom Pênh, là nơi Cuba có Đại sứ quán. Đó là con đường trước đây chúng tôi vẫn đi để vào miền Nam”.

Fidel nhất quyết không chịu: “Thế những nơi khác ở miền Nam thì sao? Đâu chỉ có Tây Ninh, phải không? Tôi sẵn sàng đi ngay khi các bạn Việt Nam mời, dù có hiểm nguy gì đi nữa!”.

Đại sứ nghĩ đến con “Đường Hồ Chí Minh” và việc một số người Cuba cũng đã từng từ Bắc vào Nam theo con đường nổi tiếng đó. Đó là vào năm 1967. Cuba có cử một nhóm cán bộ quân đội dưới danh nghĩa ”chuyên gia nông nghiệp” do Tư lệnh Omar Iser Mojena - thuộc Cục tiễu phỉ của Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba - dẫn đầu vào tận Đại Lộc, Quảng Nam để nghiên cứu học tập tại chỗ kinh nghiệm chiến tranh nhân dân. Nhất định Fidel không quên điều đó. Đại sứ chỉ còn biết trả lời “vâng!” và hứa sẽ tìm một dịp thích hợp.

Chủ tịch Cuba Fidel Castro và bà Melba Hermandez, Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Đoàn kết với miền Nam Việt Nam (tiền thân của Hội Hữu nghị Cuba-Việt Nam ngày nay) và ông Nguyễn Xuân Phong cán bộ của Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam t
Chủ tịch Cuba Fidel Castro và bà Melba Hermandez, Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Đoàn kết với miền Nam Việt Nam (tiền thân của Hội Hữu nghị Cuba-Việt Nam ngày nay) và ông Nguyễn Xuân Phong cán bộ của Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam trên chuyên cơ từ Thủ đô Algiers của đất nước Algeria đến Hà Nội năm tháng 9/1973. (Ảnh: Tư liệu)

Sau này Đại sứ có đem chuyện ”Fidel sốt ruột muốn thăm Việt Nam” nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thủ tướng trả lời: “Đại sứ nói sao? Hà Nội là nhà của Fidel mà. Đồng chí ấy đến lúc nào chẳng được, thậm chí không cần báo trước!”.

Đại sứ nói: “Nhưng đối với Fidel, Việt Nam bây giờ là miền Nam, Fidel không thể đến Hà Nội mà không vào trong đó!” Thủ tướng Phạm Văn Đồng lặng im một lúc, rồi nói: “Chúng ta sẽ suy nghĩ về chuyện này”.

Đại sứ Cuba đã luôn hy vọng. Rồi mới đây, khi thỏa thuận về chuyến thăm, lãnh đạo hai bên đã nhất trí sẽ tổ chức cho Fidel thăm miền Nam. Thế mà bây giờ không có gì. Làm sao Đại sứ không lo được!

Cũng theo Đại sứ Võ Anh Tuấn, Đại sứ Cuba sau đó đã đến gặp và hỏi trực tiếp Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thủ tướng cười và khẳng định là “sẽ có thăm miền Nam”, rồi nói rõ: “Lãnh đạo Việt Nam luôn mong muốn có chuyến thăm đó. Đại sứ nên hiểu rằng, chuyến thăm của Fidel vào miền Nam sẽ là nguồn động viên rất lớn đối với nhân dân chúng tôi trong cả nước, đặc biệt là ở chiến trường. Nhưng phải đi vào Nam một cách bất ngờ... hãy cứ để “người ta” đợi ở nơi khác. Điều phải quan tâm nhất lúc này là sự an toàn của Fidel, đó là điều duy nhất phải tính. Đại sứ hãy báo cáo với Fidel ngày mai chúng ta sẽ đi thăm “Sierra Maestra” của chúng tôi. Tôi sẽ đón Fidel lúc 8h sáng”.

Theo tôi biết thì kế hoạch ban đầu được chuẩn bị cho chuyến thăm, ngoài Hà Nội còn bao gồm cả Hải Phòng, Hạ Long, Điện Biên Phủ, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Sau khi xảy ra vụ đảo chính ở Chile và theo yêu cầu của Fidel, Lãnh đạo chỉ thị: ngoài hội đàm và các hoạt động chính thức ở Hà Nội, chỉ để lại chuyến thăm Quảng Bình và vùng giải phóng Quảng Trị. Mặc dầu vậy, trong lúc tiến hành các hoạt động ở Hà Nội, Lãnh đạo Việt Nam vẫn không ngừng cân nhắc về chuyến thăm Quảng Trị, chủ yếu là lo làm sao bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nhà lãnh đạo Cuba. Và trong lúc chờ một quyết định cuối cùng, vẫn tích cực triển khai mọi biện pháp chuẩn bị cho chuyến thăm.

Bộ trưởng Nội vụ Trần Quốc Hoàn đã trực tiếp làm việc với Cục cảnh vệ về một kế hoạch bảo vệ chi tiết. Ông chỉ thị: “Ngoài biện pháp thông thường là làm trong sạch địa bàn, cần phải đặc biệt chú ý các biện pháp kỹ thuật, dò chất nổ trên tuyến đường đi và những địa điểm Fidel sẽ dừng chân, vì mới ký Hiệp định Paris, bom đạn của địch còn nhiều, ta chưa rà phá kịp”.

Thực hiện chỉ thị đó, một lực lượng của Trung đoàn 600 - Công an Nhân dân Vũ trang đã vào Quảng Trị làm công tác tiền trạm và phối hợp với lực lượng địa phương để bảo vệ các địa điểm dự kiến tổ chức hoạt động. Việc giữ lại “hoạt động thăm Hải Phòng” trong chương trình như kế hoạch cũ vừa là một phương án dự phòng, vừa là biện pháp nghi binh, đánh lạc hướng địch, một phần của công tác bảo vệ.

Việc vận chuyển đoàn vào Nam cũng được chuẩn bị kỹ càng. Đoàn bay 919 đã được lệnh sẵn sàng để phục vụ “một đoàn khách quan trọng”. Hai máy bay AN24 mang số hiệu VN1049 và VN1093 chuyên phục vụ lãnh đạo và khách quốc tế được gửi bảo quản ở Tường Vân - Trung Quốc để tránh những rủi ro của chiến tranh, đã được đưa về Gia Lâm, tiến hành tổng kiểm tra, bay thử và kẹp chì, canh giữ nghiêm ngặt chờ xuất phát. Đội bay được chọn từ những phi công và nhân viên kỹ thuật ưu tú nhất.

Đại sứ Võ Anh Tuấn cho biết thêm, ngay trước ngày đi vào Nam, đã xuất hiện một yếu tố ngoài tầm kiểm soát gây thêm lo ngại: một cơn bão ở Biển Đông có khả năng đổ bộ vào miền Trung, đe dọa trực tiếp Quảng Bình, Quảng Trị trong mấy giờ tới.

Sáng 14/9, khi đến đón Fidel ra sân bay, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cập nhật cho Fidel tình hình ở miền Nam và những diễn biến mới của cơn bão đang đến gần, để hai bên cân nhắc một lần nữa về chuyến đi vào Nam. Nghe xong tất cả, Fidel thân tình vỗ nhẹ lên vai Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nói dứt khoát: ”Đồng chí Thủ tướng thân mến, như tôi đã nói tối qua, chúng tôi đến đây là để bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam đang chiến đấu. Bất kể trong hoàn cảnh nào, đoàn Cuba chúng tôi cũng phải đến được vùng giải phóng miền Nam. Gì thì gì, chúng ta vẫn đi thôi!”.

Rồi hai nhà lãnh đạo lên xe. Đoàn xe vượt qua cầu Long Biên, như đi về phía Hải Phòng, nhưng rồi đột ngột rẽ vào sân bay Gia Lâm. Ở đây, có hai máy bay AN24 chờ sẵn. Một chiếc chở đoàn cán bộ tùy tùng và các nhà báo vừa xuất phát trước. Chiếc còn lại là “Chuyên cơ số 1”, sẽ đưa Fidel, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các thành viên cao cấp của đoàn Cuba theo sau, bay vào Đồng Hới.

Thế là bất chấp tất cả, sự rình rập của kẻ thù hay rủi ro của thời tiết, Fidel nhất quyết phải vào thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam. Một lần nữa, “Vì Việt Nam, đến giọt máu cuối cùng!”.

Quảng Trị nồng nhiệt chào đón Fidel

Khu Trụ sở II của Chính phủ Cách mạng Lâm thời đặt ở Cam Lộ đã sẵn sàng cho sự kiện quan trọng. Đây là trang trại cũ của một “quan tri phủ” từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, đang bỏ hoang. Sau khi Quảng Trị được giải phóng, Chính phủ Cách mạng Lâm thời đã quyết đinh mở “Trụ sở II” ở đây, và ngày 6/6/1973, Trụ sở đã được chính thức khai trương nhân dịp kỷ niệm lần thứ IV ngày thành lập Chính phủ. Từ đó đến nay, sau gần bốn tháng lao động cật lực, quân dân và cán bộ huyện Cam Lộ đã nâng cấp nó thành một cơ ngơi khá khang trang, gồm một ngôi nhà lớn nằm ở trung tâm để tiến hành các lễ nghi chính thức và tổ chức các hoạt động quan trọng. Nằm vuông góc với ngôi nhà lớn có một dãy nhà khác, cũng khá rộng, để tiến hành hội họp và cung cấp các dịch vụ lễ tân, hậu cần.

Bộ trưởng quốc phòng Trần Nam Trung sẽ thay mặt Đoàn Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam đón Lãnh tụ Fidel Castro. Đại diện các tầng lớp nhân dân từ các huyện Hướng Hóa, Cam Lộ, Gio Linh và Triệu Phong đã được huy động để dự mit tinh quần chúng. Trung đoàn 66 thuộc Sư đoàn 304 của Lực lượng Vũ trang Giải phóng miền Nam được lệnh cử mỗi đại đội hai người, một chỉ huy đại đội và một chiến sĩ ưu tú, tập trung về chuẩn bị đón một “vị lãnh đạo cao cấp”. Một số anh hùng dũng sĩ miền Nam, như nữ anh hùng Tạ Thị Kiều, dũng sĩ Phan Hành Sơn, cũng được mời ra Quảng Trị để đón khách. Ông Hồ Sỹ Sô, một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã được đưa về cấm trại tại nhà của Bí thư tỉnh ủy trước 3 ngày, để thực hiện một nhiệm vụ “bảo đi đâu đi đó, không cần biết trước!”.

Fidel sẽ được đón chính thức trên Cao điểm 241, nơi ghi dấu chiến công hiển hách của đồng bào và quân giải phóng Quảng Trị đã tấn công và chiếm lĩnh căn cứ quân sự-hậu cần quan trọng của Mỹ mùa hè năm 1972. Một địa điểm đã được chuẩn bị cho cuôc mít tinh quần chúng. Đó là một khu đất bằng phẳng nằm ở sườn phía Tây Bắc của cao điểm 241, nhằm tránh tầm mắt của địch nhìn từ phía Nam, bên kia sông Thạch Hãn, cách chừng mười cây số đường chim bay. Đằng sau có một khe cạn, khá sâu, có thể sử dụng làm nơi trú ẩn trong trường hợp cần thiết.

Sáng ngày 15/9, chúng tôi thức dậy từ rất sớm, và đến 4 giờ sáng Thứ trưởng Hoàng Bích Sơn cùng một số cán bộ lễ tân lên xe ra Bến Hải. Trên đường 9, có mấy chiếc xe cắm cờ Mặt trận đi ngược lại. Đó là những chuyến xe chở bà con từ Gio Linh, Triệu Phong về Cam Lộ để đón “ vị khách đặc biệt”. Họ ăn mặc chỉnh tề, reo hò như trẩy hội. Gần 5 giờ sáng, chúng tôi đến trạm đón tiếp ở bờ Nam sông Bến Hải thì thấy các ông Hồ Sỹ Thản - Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị, Lê San - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng tỉnh, Lê Xích - Chủ tịch Mặt trận tỉnh, Nguyễn Đồng - đại diện Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, đã có mặt chờ đón khách.

Khi mặt trời lên rực rỡ báo hiệu một ngày tốt lành thì từ phía Bắc, một đoàn xe gồm hai xe com măng ca, một xe buýt và nhiều phương tiện hộ tống đến bờ Hiền Lương rồi dừng lại. Khách xuống xe, đi bộ qua cầu phao tiến về trạm đón tiếp ở bờ Nam, đi đầu là Lãnh tụ Fidel Castro vai kề vai cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Các đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Trị kính trọng chào Thủ tướng Phạm Văn Đồng, rồi nồng nhiệt xiết chặt tay Lãnh tụ Fidel Castro và các vị khách Cuba. Thứ trưởng Hoàng Bích Sơn cảm động ôm hôn bà Melba Hernández, Đại sứ Raul Valdés Vivó, Tiến sĩ Chomy và những người bạn Cuba vốn đã thân quen từ trước. Thủ tướng Phạm Văn Đồng ân cần thăm hỏi các đại diện Lãnh đạo tỉnh, rồi ra lệnh lên xe đi ngay. Phải khẩn trương, để đối phương không có thời gian nhận ra sự có mặt của đoàn khách đặc biệt!

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Hồ Sỹ Thản đón Chủ tịch Cuba Fidel Castro tại bờ nam sông Bến Hải vào sáng 15/9/1973. (Ảnh: Tư liệu)
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Hồ Sỹ Thản đón Chủ tịch Cuba Fidel Castro tại bờ nam sông Bến Hải vào sáng 15/9/1973. (Ảnh: Tư liệu)

Đoàn dừng lại ở Dốc Miếu. Fidel nhìn về phía Bắc, xót xa thấy cả cánh đồng trải rộng từ Dốc Miếu đến sông Bến Hải bị bỏ hoang vì bom đạn chiến tranh. Rồi nhìn xuống nền đất đỏ dưới chân mình, ông bày tỏ hy vọng về tương lai phát triển trồng trọt chăn nuôi ở vùng này sau khi chiến tranh hoàn toàn kết thúc. Đoàn tiếp tục đi, vượt qua cầu phao sông Hiếu rồi tiến vào Đông Hà. Thành phố còn mang nhiều vết tích tàn phá nặng nề.

Đến trụ sở các cơ quan lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, đoàn dừng lại. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng tỉnh tự hào giới thiệu với Fidel về tòa nhà của chính quyền vừa mới được xây dựng sau giải phóng. Fidel xuống xe, cả đoàn xuống theo và đi bộ về phía “Lô cốt Đông Hà”. Đây là vết tích một pháo đài của thực dân Pháp còn sót lại từ trước 1954. Dưới chân nó là xác một chiếc xe tăng Mỹ. Biểu tượng của hai thế lực ngoại xâm đã bị nhân dân Việt Nam đánh bại. Con đường 9 nổi tiếng, gắn liền với nhiều trận đánh ác liệt trong chiến tranh, bắt đầu từ địa điểm này. Sau khi nghe Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Đông Hà Trần Phương Thạc kể lại chiến công giải phóng thị xã này năm 1972, đoàn lên xe đi tiếp về Cam Lộ.

Tại cao điểm 241, Bộ trưởng Quốc phòng Chính phủ Cách mạng Lâm thời Trần Nam Trung cùng với 25 sĩ quan và chiến sĩ quân giải phóng bồng súng xếp hàng thẳng tắp đang chờ đón khách. Họ mang theo một lá quân kỳ trĩu nặng huân chương. Bảy giờ sáng, khách đã đến! Khi thấy Lãnh tụ Fidel Castro trong bộ quân phục màu ô liu với tầm vóc cao lớn và bộ râu quai nón đặc trưng xuất hiện cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, các chiến sĩ theo lệnh nhất loạt chuyển về tư thế nghiêm và đồng thanh hô vang khẩu hiệu chào mừng Đoàn. Bộ trưởng Trần Nam Trung ôm hôn thắm thiết Lãnh tụ Fidel Castro, rồi Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Fidel lướt qua trước mặt hàng quân. Chính ủy sư đoàn 304 Đồng Ngọc Vân bước lên trao cho Fidel lá cờ truyền thống của “Sư đoàn Vinh quang”. Fidel đón nhận và dương cao ngọn cờ giữa các chiến sĩ đang vây quanh, dõng dạc nói: “Cảm ơn các bạn. Các bạn hãy mang lá cờ bách chiến bách thắng này tiếp tục tiến lên cho đến thắng lợi cuối cùng!”.

Lễ đón chính thức đã diễn ra như vậy. Đơn giản mà hào hùng, thắm đậm tình đoàn kết chiến đấu.

Chủ tịch Cuba Fidel Castro và Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm thị xã Đông Hà năm 1973. (Ảnh: Tư liệu)
Chủ tịch Cuba Fidel Castro và Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm thị xã Đông Hà năm 1973. (Ảnh: Tư liệu)

Theo một hành lang an toàn được mở xuyên qua nhiều khúc chiến hào còn khét mùi thuốc súng, những hố bom sâu và ngỗn ngang vỏ đạn, xác xe của Mỹ, lãnh tụ Fidel Castro và Thủ tướng Phạm Văn Đồng được đưa tới một lều quan sát trên Cao điểm 241. Quây quần bởi nhiều cán bộ chiến sĩ, Fidel nghe vị chỉ huy quân sự tỉnh kể về trận đánh chiếm lĩnh căn cứ chiến lược của Mỹ hồi tháng 4 năm 1972. Ông dương ống nhòm nhìn ra xa. Trước mắt hiện lên một bức tranh toàn cảnh của cái nguyên là “căn cứ Caroll” của Mỹ. Căn cứ này đã từng bị các lực lượng giải phóng pháo kích dữ dội trước khi đánh chiếm, rồi bị B 52 của Mỹ ném bom rải thảm sau khi thất thủ. Vết tích tàn phá vẫn còn nguyên. Thấy xác một khẩu pháo 130 - “vua chiến trường” của Mỹ nằm gục trên mặt đất, Fidel tiến đến gần quan sát rồi dẫm chân lên nòng súng trong tư thế người chiến thắng. Một cử chỉ oai hùng, đầy ý nghĩa!

Thời gian qua nhanh, mặt trời chênh chếch tỏa nắng xuống từ phía đông. Đã đến giờ bắt đầu cuộc mit tinh quần chúng. Khi đoàn di chuyển đến gần địa điểm mit tinh, Bộ trưởng Trần Nam Trung dừng lại chỉ vào một chiếc xe tăng M48 của Mỹ và hướng về Fidel nói: “Đây là chiến lợi phẩm của chúng tôi xin trao tặng Tổng tư lệnh để kỷ niệm chuyến thăm lịch sử này!” Tiếng vỗ tay vang dậy. Fidel cười rạng rỡ tiếp nhận quà, bày tỏ cảm ơn và nói sẽ cho tàu thủy chở chiếc xe tăng về La Habana, rồi cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng trèo lên xe tăng chụp ảnh chung với các chiến sĩ giải phóng. Sau đó, ông tiến nhanh về phía quần chúng đang nóng lòng chờ đợi. Nhận ra Lãnh tụ Fidel và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, tiếng reo hò vang dậy. Fidel xúc động vẫy tay chào đáp lại. Lễ đài mit tinh là một dãy bàn dài phủ bạt màu xanh ô liu xếp đối diện với hàng quân giải phóng và nhân dân đến dự mit tinh. Hầu như không có khoảng cách giữa lãnh đạo và quần chúng. Sự an toàn nằm ở lòng dân, và niềm tin là tuyệt đối!

Đoàn chủ tịch cuộc mit tinh được mời vào vị trí. Về phía khách, ngoài Lãnh tụ Fidel Castro còn có Nữ Anh hùng Moncada Melba Hernández - Chủ tịch Ủy ban Cuba đoàn kết với Việt Nam; Carlos Rafael Rodríguez - Bí thư Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ Cách mạng Cuba; Osmany Cienfuegos - Trợ lý đối ngoại cùa Fidel; Hector Rodríguez Llompar - Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước hợp tác kinh tế, khoa học-kỹ thuật. Phía Việt Nam có Bộ trưởng Trần Nam Trung, Bí thư tỉnh ủy Hồ Sỹ Thản, Thứ trưởng Ngoại giao Hoàng Bích Sơn và Đại sứ Võ Anh Tuấn. Bộ trưởng Trần Nam Trung quay tìm Thủ tướng Phạm Văn Đồng đang đứng tránh ở phía sau.

Từ khi đặt chân lên bờ Nam sông Bến Hải, Thủ tướng luôn ở cạnh Fidel, lúc thì đầu trần khi thì đội mũ cối, đi bộ cùng Fidel cả một quảng đường dài, rất giản dị khiêm tốn, tránh xuất hiện trước ống kính báo chí, tinh tế thực hiện trọng trách thay mặt Bộ chính trị tháp tùng nhà lãnh đạo Cuba trong sứ mệnh đặc biệt thăm vùng giải phóng miền Nam. Thường xuyên đồng hành cùng Thủ tướng là Bộ trưởng Trần Nam Trung và Bí thư tỉnh ủy Hồ Sỹ Thản. Thủ tướng luôn để ý nhắc nhở cán bộ ta từng chi tiết nhỏ để bảo đảm đón khách được trọng thị, chu đáo và an toàn. Với lòng kính yêu tha thiết đối với nhà lãnh đạo bậc tiền bối, Bộ trưởng Trần Nam Trung trân trọng mời Thủ tướng vào vị trí chính giữa lễ đài. Thủ tướng bước lên, đứng cạnh Fidel. Cả cuộc mit tinh vỗ tay hoan hô, rồi im lặng, hồi hộp chờ một cử chỉ hay lời nói nào đó từ vị Thủ tướng kính yêu.

Nhưng không. Thủ tướng không phát biểu gì. Là một nhà lãnh đạo chính trị và ngoại giao lão luyện, Thủ tướng biết mình phải làm gì. Mặc dù lòng đầy ắp tình thương yêu đối với miền Nam ruột thịt nhưng ông vào miền Nam lần này chỉ là một “chuyến công tác nội bộ”. Khách quý là Fidel và người đón khách hôm nay là nhân dân miền Nam mà đại diện là Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Sau một vài giây bồi hồi xúc động, Thủ tướng mỉm cười và giương cao cả hai tay trìu mến vẫy chào đồng bào và chiến sĩ, rồi lùi lại phía sau, kéo Bộ trưởng Trần Nam Trung đứng thay vào vị trí của mình, cạnh Fidel, và mời Bộ trưởng bắt đầu phát biểu. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dậy.

Chủ tịch Fidel Castro cùng Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Cách mạng Cuba chụp ảnh kỷ niệm bên đồn An ninh Nhân dân Bến Hải, địa cầu của miền Nam trong chuyến đến thăm vùng Giải phóng miền Nam Việt Nam, ngày 15/9/1973. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Fidel Castro cùng Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Cách mạng Cuba chụp ảnh kỷ niệm bên đồn An ninh Nhân dân Bến Hải, địa cầu của miền Nam trong chuyến đến thăm vùng Giải phóng miền Nam Việt Nam, ngày 15/9/1973. (Ảnh: TTXVN)

Trong một bài diễn văn ngắn gọn, Bộ trưởng Trần Nam Trung một lần nữa thay mặt Đoàn chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam nhiệt liệt chào mừng Lãnh tụ Fidel Castro và Đoàn cấp cao Đảng - Chính phủ Cuba đã đến thăm vùng giải phóng miền Nam và bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với nghĩa cử cao đẹp đó. Bộ trưởng nói với quân dân Quảng Trị về lịch sử tình đoàn kết chiến đấu của Cuba đối với Việt Nam, nhấn mạnh Cuba luôn là ngọn cờ đầu của phong trào thế giới đoàn kết với Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống xâm lược Mỹ, và chuyến thăm lần này một lần nữa khẳng định vai trò tiên phong đó. Bộ trưởng tố cáo phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn liên tiếp vi phạm Hiệp định Paris và khẳng định lập trường của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng Lâm thời là kiên quyết thi hành Hiệp định. Bộ trưởng bày tỏ tình đoàn kết chiến đấu của quân và dân miền Nam Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Cuba.

Bộ trưởng chúc chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Fidel và đoàn cấp cao Cuba thành công tốt đẹp, và mời Lãnh tụ Fidel Castro phát biểu.

(Còn tiếp)

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển đất nước với Cuba Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển đất nước với Cuba
Thêm không gian lưu giữ những minh chứng tình cảm nhân dân Việt Nam - Cuba Thêm không gian lưu giữ những minh chứng tình cảm nhân dân Việt Nam - Cuba

Nguyễn Xuân Phong
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 26/9 theo giờ địa phương, ngay sau Lễ đón cấp Nhà nước trọng thể tại Cung Cách mạng ở La Habana, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm cấp cao với Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Cuba

Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp thăm cấp Nhà nước tới Cuba, chiều 26/9 theo giờ địa phương, tại thủ đô La Habana, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Cuba.
"Việt Nam, Cuba cần tiếp tục bảo tồn di sản mà các thế hệ đi trước đã dày công gây dựng"

"Việt Nam, Cuba cần tiếp tục bảo tồn di sản mà các thế hệ đi trước đã dày công gây dựng"

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm tới Cuba sẽ là chuyến thăm lịch sử và đặc biệt đối với Cuba.

Các tin bài khác

Sinh viên Việt - Lào - Campuchia gắn kết qua giao lưu văn hóa, thể thao

Sinh viên Việt - Lào - Campuchia gắn kết qua giao lưu văn hóa, thể thao

Ngày 27/9, Tỉnh đoàn Khánh Hòa tổ chức chương trình giao lưu giữa các học viên, sinh viên Việt Nam - Lào - Campuchia. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 70 học viên, sinh viên Lào và Campuchia, cùng các sinh viên Việt Nam từ các trường đại học và học viện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Lạng Sơn và Đồng Tháp tập huấn công tác thông tin đối ngoại

Lạng Sơn và Đồng Tháp tập huấn công tác thông tin đối ngoại

Ngày 27/9, Lạng Sơn và Đồng Tháp tổ chức các hội nghị tập huấn về công tác thông tin đối ngoại nhằm tăng cường kỹ năng và nâng cao nhận thức về vai trò của thông tin đối ngoại trong tình hình mới. Đồng thời, cung cấp kiến thức về kỹ năng phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, cùng các giải pháp đột phá để xử lý khủng hoảng truyền thông.
[Ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ đại biểu hữu nghị nhân dân và thế hệ trẻ Cuba

[Ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ đại biểu hữu nghị nhân dân và thế hệ trẻ Cuba

Trong chương trình thăm cấp Nhà nước tới Cuba, sáng 27/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ đại biểu hữu nghị nhân dân và thế hệ trẻ Cuba. Cùng dự có Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez.
Vun đắp tình hữu nghị thủy chung Việt Nam-Cuba mãi mãi trường tồn

Vun đắp tình hữu nghị thủy chung Việt Nam-Cuba mãi mãi trường tồn

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng với Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez đã có cuộc gặp gỡ thân mật với các đại biểu hữu nghị nhân dân và thế hệ trẻ Cuba.

Đọc nhiều

Vùng 3 Hải quân: tạo diễn đàn để cán bộ, chiến sĩ chia sẻ, đóng góp ý kiến xây dựng đơn vị

Vùng 3 Hải quân: tạo diễn đàn để cán bộ, chiến sĩ chia sẻ, đóng góp ý kiến xây dựng đơn vị

Ngày 26/9, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tổ chức sinh hoạt đối thoại dân chủ quý III năm 2024 cho cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ trong toàn Lữ đoàn 172. Đại tá Nguyễn Thiên Quân, Ủy viên Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Vùng 3 dự và chủ trì hội nghị.
Thái Lan - Việt Nam luôn là bạn tốt, cùng xây dựng tình hữu nghị

Thái Lan - Việt Nam luôn là bạn tốt, cùng xây dựng tình hữu nghị

Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, tối 26/9, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen (Thái Lan) đã trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh.
Học sinh, sinh viên Việt Nam trải nghiệm văn hóa Trung Quốc

Học sinh, sinh viên Việt Nam trải nghiệm văn hóa Trung Quốc

Ngày 28/9, Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội tổ chức Chuỗi hoạt động Tuần lễ Văn hóa Trung Quốc với chủ đề “Thanh xuân hội tụ, sức sống mới của tình hữu nghị Việt-Trung".
Hàn Quốc chính thức cấm ăn thịt chó vào đầu năm 2027

Hàn Quốc chính thức cấm ăn thịt chó vào đầu năm 2027

Hàn Quốc có hơn 1.500 trang trại chăn nuôi chó và hơn 200 lò giết mổ chó. Có khoảng 2.300 nhà hàng đang phục vụ thực khách đam mê món "mộc tồn" này trên khắp cả nước. Tuy nhiên, điều này sẽ chính thức chấm dứt vào đầu năm 2027.
Xét, tặng giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam

Xét, tặng giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam

Cục Chính trị Hải quân đã có văn bản đề nghị ban tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ; Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, các cơ quan báo chí tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến văn nghệ sĩ, hội viên, phóng viên, cộng tác viên, tác giả có tác phẩm tham gia xét giải thưởng sáng tác văn học, nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Vùng 4 Hải quân: ngư dân gặp nạn được điều trị kịp thời

Vùng 4 Hải quân: ngư dân gặp nạn được điều trị kịp thời

Ngày 27/9, Bệnh xá đảo Sinh Tồn Đông (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) đã tiếp nhận và điều trị cho 3 ngư dân tỉnh Bình Thuận.
Hải quân Việt Nam – Campuchia tuần tra chung lần thứ 76

Hải quân Việt Nam – Campuchia tuần tra chung lần thứ 76

Sáng 27/9, Tàu 265, Lữ đoàn 175, (Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung lần thứ 76 với Tàu 1144, Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia.
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
video ca nuoc huong ve dong bao vung bao lu
su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (28/9): Cảnh báo mưa lớn cục bộ ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (28/9): Cảnh báo mưa lớn cục bộ ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (28/9), vùng hội tụ gió trên mực 1500m đến 3000m đang được hình thành trên khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ. Dự báo đêm 28/9, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm.
Thời tiết hôm nay (26/9): Bắc Bộ ngày nắng, có mưa rải rác

Thời tiết hôm nay (26/9): Bắc Bộ ngày nắng, có mưa rải rác

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 26/9, khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Nam Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên chiều tối có mưa dông vài nơi.
Cảnh báo về môi giới lao động thời vụ tại Hàn Quốc

Cảnh báo về môi giới lao động thời vụ tại Hàn Quốc

Cục Quản lý lao động ngoài nước, (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo, khuyến cáo người lao động, nhưng vẫn tiếp tục xảy ra tình trạng đối tượng môi giới đưa tin, lừa đảo người lao động có nhu cầu đi làm việc thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc theo diện visa E8.
Thời tiết hôm nay (25/9): Miền Bắc ngày nắng, gió nhẹ

Thời tiết hôm nay (25/9): Miền Bắc ngày nắng, gió nhẹ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/9, các khu vực trên cả nước đều có nắng, gió nhẹ. Hà Nội có mây, đêm không mưa, ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 31 - 33 độ.
Thời tiết hôm nay (24/09): Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng

Thời tiết hôm nay (24/09): Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết hôm nay 24/09, thời tiết Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng.
Thời tiết hôm nay (23/9): Bắc Trung Bộ mưa rất to

Thời tiết hôm nay (23/9): Bắc Trung Bộ mưa rất to

Trong đêm qua (22/9), ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 22/9 đến 03h ngày 23/9 có nơi trên 100mm như: Diễn Thái (Nghệ An) 125,2mm, Tăng Thành (Nghệ An) 124mm, Cầu Treo (Hà Tĩnh) 178mm, Hương Điền (Hà Tĩnh) 162,6mm…
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động