Tạo điều kiện tối đa để người dân và doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng
Dịch COVID-19 khiến hàng trăm nghìn lao động bị rơi vào cảnh mất việc, thiếu việc làm (Ảnh minh họa) |
Chiều 19/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức họp Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhận định tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cần cấp bách đẩy nhanh việc triển khai các chính sách hỗ trợ cho những đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Theo Bộ trưởng, BHXH chịu trách nhiệm trong việc hỗ trợ người lao động thông qua các chính sách liên quan tới bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg và với tiêu chí nhanh nhất.
Trong khi đó, Ngân hàng chính sách xã hội cần khẩn trương thực hiện cho người sử dụng lao động vay trả lương và phục hồi sản xuất. Trường hợp cấp hết vốn trong kế hoạch có thể báo cáo Bộ xem xét trình cấp có thẩm quyền nghiên cứu việc bổ sung.
Sự vào cuộc quyết liệt của Ngân hàng chính sách xã hội và BHXH Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 68.
"Bởi hiện nay, đa số các chính sách của Nghị quyết 68/NQ-CP có được triển khai nhanh hay chậm tùy thuộc rất nhiều vào công đoạn xử lý của 2 ngành này…" - Bộ trưởng thông tin.
Trao tiền hỗ trợ cho người lao động phải nghỉ việc luân phiên do dịch bệnh COVID-19 |
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng đề nghị ngành văn hóa, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chủ động, tranh thủ cơ hội để tận dụng cơ hội từ chính sách hỗ trợ.
Đối với Bộ Tài chính, Bộ trưởng đề nghị cơ quan này cung cấp thông tin từ các địa phương về tình hình giải ngân qua kho bạc ở các tỉnh thành, những địa phương khó khăn trong giải ngân cần được báo cáo và xử lý theo nguyên tắc do Nhà nước cho phép.
Trước đó, trong chuyến làm việc tại Thái Nguyên, qua thực tế gặp gỡ một số doanh nghiệp địa phương, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị tỉnh cần nhanh chóng nắm bắt những lợi ích tốt của chính sách để ổn định và phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa gói hỗ trợ đến tay người thụ hưởng.
"Tỉnh cần quan tâm và tạo điều kiện tối đa để người lao động và người sử dụng lao động có thể tiếp cận nhanh với chính sách của Nghị quyết 68, đồng thời cần triển khai tốt công tác hậu kiểm" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng đánh giá Nghị quyết 68 đã giảm tối đa các điều kiện của đối tượng, thời gian thực hiện thủ tục so với Nghị quyết 42/NQ-CP trước đây. Đặc biệt, tính thông thoáng của chính sách sẽ tạo nhiều thuận lợi trong việc giải ngân tới người lao động và người sử dụng lao động.
Những lao động đầu tiên được thụ hưởng gói hỗ trợ 26.000 tỷ Vừa qua, tại tỉnh Thái Nguyên, 33 giáo viên bị tạm hoãn hợp đồng lao động thuộc Công ty TNHH Giáo dục mầm non Hoa Trạng Nguyên đã được hỗ trợ trên 130 triệu đồng. Các giáo viên đã trở lại trường sau 2 tháng nghỉ việc không lương. Ngoài ra, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tại Thái Nguyên cũng cho biết đã tiếp nhận, hướng dẫn xong cho Công ty TNHH Hà Lan hoàn thiện thủ tục vay vốn trả lương cho 260 người lao động ở Công ty TNHH Hà Lan, tương đương hơn 3 tỷ đồng. Đây là những người lao động đầu tiên được nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 68//NQ-CP của Chính phủ. Thái Nguyên cũng là một trong những địa phương đầu tiên chi trả cho nhóm đối tượng là người lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương, nghỉ việc luân phiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19. |
Bình Định hỗ trợ 800 triệu cho 4 tỉnh Nam Lào để phòng, chống dịch Covid-19 Nhằm chung tay chia sẻ những khó khăn của các tỉnh Nam Lào trong phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Bình Định đã hỗ trợ 800 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh cho 4 tỉnh Nam Lào để mua lương thực, thực phẩm cho bệnh nhân và cán bộ làm công tác phòng, chống dịch Covid-19. |
Doanh nghiệp Việt tại Séc vượt khó cùng cộng đồng chống COVID-19 Trong thời kỳ đại dịch COVID-19, Trung tâm thương mại TAMDA vẫn đảm bảo duy trì việc làm và thu nhập ổn định cho gần 100 nhân viên người Việt và nhiều lao động người Séc. |
Huy động sức mạnh tổng lực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chống dịch trên phạm vi cả nước Trưa ngày 19/7, ngay sau cuộc làm việc với Thành phố Hà Nội sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp đột xuất của Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19. |