Trang chủ Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
13:16 | 04/12/2023 GMT+7

Tăng trưởng bình quân hơn 23%/năm, vì sao tín dụng xanh mới đạt khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế?

aa
Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, việc chưa có quy định chung của Quốc gia về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các ngành/lĩnh vực theo hệ thống phân ngành kinh tế, làm căn cứ để các tổ chức tín dụng xác định cấp tín dụng xanh là một rào cản khiến dư nợ cấp tín dụng xanh còn thấp.
HDBank nhận giải Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng Xanh HDBank nhận giải Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng Xanh
Doanh nghiệp đẩy tốc độ xanh hóa để bắt kịp xu thế toàn cầu Doanh nghiệp đẩy tốc độ xanh hóa để bắt kịp xu thế toàn cầu

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (năm 2022), Việt Nam sẽ cần khoảng 368 tỷ USD đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm khi theo đuổi lộ trình phát triển kết hợp khả năng chống chịu và phát thải ròng bằng 0. Trong đó, đầu tư vào khả năng phục hồi khoảng 254 tỷ USD và 114 tỷ USD cho hành trình khử carbon theo cam kết với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, khu vực công không thể đáp ứng đủ con số đó.

Còn theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh và phát thải ròng bằng 0 trong giai đoạn 2021-2050, Việt Nam sẽ cần huy động thêm 144 tỷ USD ngoài nguồn ngân sách nhà nước, tương đương với 2,2% GDP.

Tại Hội thảo “Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh” do Báo Đầu tư tổ chức sáng 4/12, các chuyên gia cho rằng với một quốc gia đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi, có thu nhập trung bình thấp, việc huy động nguồn lực lớn như vậy là một bài toán không đơn giản. Trong bối cảnh đó, tài chính xanh là một trong những lời giải, và tín dụng xanh là một chìa khóa.

Việt Nam cần 757 tỷ USD đầu tư cho các hoạt động chống biến đổi khí hậu

Trên thực tế, hành trình chuyển đổi đã được nhiều ngân hàng tham gia mạnh mẽ và mang lại được những kết quả bước đầu tích cực. Nhưng, ngoài vai trò của các ngân hàng rất cần sự tham gia và hợp tác chặt chẽ của các tổ chức tài chính quốc tế với cam kết hỗ trợ cho phát triển.

Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đánh giá, nhu cầu với nguồn vốn tín dụng xanh của Việt Nam là rất rõ ràng, nhưng cũng phải nói thêm là mức cầu này cũng phụ thuộc vào độ hấp dẫn của tín dụng xanh.

img-1701656307771-1701656681706-9751.jpg

Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam

Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam cho rằng, là một quốc gia đang phát triển với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng, đồng thời phải đối mặt với những áp lực lớn từ thiên tai, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, Việt Nam cần lượng vốn lớn đầu tư vào các lĩnh vực xanh, như năng lượng tái tạo, chuyển đổi năng lượng, xử lý chất thải…

“Ước tính gần đây của IFC cho thấy đầu tư cho các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam có thể lên tới 757 tỷ USD vào năm 2030. Trong đó, nguồn vốn tín dụng xanh từ các tổ chức quốc tế đóng vai trò tạo đà cho phát triển thị trường”, Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB cho biết thêm.

Mặc dù thực tế các định chế tài chính quốc tế đã có công cụ để hỗ trợ cho vay tín dụng xanh thông qua cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp, tài trợ không hoàn lại, bảo lãnh, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ chính sách … nhưng đến nay khả năng tiếp cận nguồn vốn xanh của Việt Nam còn khiêm tốn. Nguồn vốn xanh vẫn chủ yếu phụ thuộc vào tín dụng xanh từ ngân hàng, trong khi đó, trái phiếu xanh được nhắc đến và thúc đẩy rất nhiều trong thời gian qua, song vẫn còn nhiều hạn chế.

Theo bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), giai đoạn 2017-2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23%/năm. Đến 30/9/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt hơn 564 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Trong số 12 lĩnh vực xanh NHNN hướng dẫn các tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm gần 45%) và nông nghiệp xanh (hơn 30%).

tin-dung-xanh-6858.png

Nguồn: NHNN

Bà Tùng cho biết thêm, thời gian qua, các TCTD đã tăng cường đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng với dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt gần hơn 2,67 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 21%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.

Đa dạng kênh dẫn vốn, bớt phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng

Nhìn nhận về nguyên nhân dư nợ cấp tín dụng xanh mới đạt khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, bà Phạm Thị Thanh Tùng cho rằng, việc chưa có quy định chung của Quốc gia về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các ngành/lĩnh vực theo hệ thống phân ngành kinh tế, làm căn cứ để các TCTD xác định cấp tín dụng xanh là một trong những lý do chính.

Bên cạnh đó, việc cấp tín dụng xanh đòi hỏi yếu tố kỹ thuật về môi trường chuyên sâu sẽ là khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, đánh giá hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng (nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo thời gian thực hiện chưa dài, hiệu quả phụ thuộc nhiều vào thỏa thuận mua bán điện), khó khăn trong việc giám sát và quản lý rủi ro khi thực hiện cấp tín dụng do còn thiếu cơ sở pháp lý, tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá công cụ đo lường tác động đến môi trường.

Ngoài ra, việc đầu tư vào các ngành/lĩnh vực xanh, nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo, công trình xanh thường đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn cho vay của các TCTD thường là vốn huy động ngắn hạn, khó khăn cho các TCTD trong việc cân đối vốn và đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định.

img-1701656255734-1701656358332-3725.jpg

Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước

Từ những nguyên nhân trên, để tín dụng xanh phát triển, bà Phạm Thị Thanh Tùng cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý. Trước hết là cần có hướng dẫn về danh mục xanh và tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với phân ngành kinh tế của Việt Nam làm cơ sở cho các TCTD có căn cứ thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh.

Tiếp đến là xây dựng lộ trình thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ các ngành xanh (thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, đến quy hoạch, chiến lược phát triển…) của từng ngành/lĩnh vực một cách đồng bộ nhằm thu hút và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng xanh. Thứ nữa là nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu xanh, tạo kênh huy động vốn cho các chủ đầu tư có thêm nguồn lực triển khai các dự án xanh.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Bá Hùng nhấn mạnh biện pháp cần thiết nhất và đầu tiên là tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về tài chính xanh phù hợp với thực tiễn Việt Nam và tương thích với thông lệ, chuẩn mực quốc tế để đảm bảo tính thống nhất và minh bạch.

“Việc hoàn thiện khung pháp lý sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tài chính xanh và đồng thời cũng thúc đẩy phát triển thị trường tài chính nói chung, đặc biệt là thị trường vốn”, ông Hùng nói.

Song song đó, theo ông Hùng, các nhà hoạch định chính sách cần tiếp tục các chính sách quản lý tài chính linh hoạt cân bằng nguồn lực trong nước và huy động nguồn lực từ bên ngoài để tạo nguồn tài chính xanh bền vững. Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện xác nhận chứng chỉ carbon, hình thành thị trường carbon trong nước và kết nối với thị trường carbon quốc tế. Đây là kênh tạo nguồn thu bổ sung cho các hoạt động kinh tế xanh, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi sang hoạt động xanh nhanh hơn và ở quy mô lớn hơn.

Ngoài ra, Chuyên gia ADB khuyến nghị Chính phủ có thể có những bước đi tiên phong quan trọng khi phát hành trái phiếu chính phủ xanh, trên cơ sở hệ thống quản lý chi ngân sách cho các hạng mục xanh. Khi đó, thị trường trái phiếu xanh sẽ trở nên sôi động hơn và có thể thu hút nhóm các nhà đầu tư quan tâm đến các sản phẩm tài chính xanh.

HDBank nhận giải Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng Xanh HDBank nhận giải Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng Xanh
Doanh nghiệp đẩy tốc độ xanh hóa để bắt kịp xu thế toàn cầu Doanh nghiệp đẩy tốc độ xanh hóa để bắt kịp xu thế toàn cầu
Hoàng Hà
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tăng trưởng tín dụng khởi sắc, đạt 2,49% trong quý I năm 2025

Tăng trưởng tín dụng khởi sắc, đạt 2,49% trong quý I năm 2025

Tăng trưởng tín dụng khởi sắc trong quý I/2025, vượt xa cùng kỳ năm trước, phản ánh những nỗ lực điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong việc khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế.
Tăng trưởng tín dụng của NHNN Khu vực 12 đạt 0,86%

Tăng trưởng tín dụng của NHNN Khu vực 12 đạt 0,86%

Dư nợ tín dụng đến cuối tháng 3/2025 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Khu vực 12 ước đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng, tăng 0,86% so với đầu năm.
Tăng trưởng tín dụng khởi sắc đầu năm

Tăng trưởng tín dụng khởi sắc đầu năm

Đến 12/3, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 1,24% so với cuối năm 2024 trong khi cùng kỳ tháng 2/2024 giảm 0,74%.

Các tin bài khác

UOB: Tỷ giá VND tiếp tục chịu áp lực trong ngắn hạn

UOB: Tỷ giá VND tiếp tục chịu áp lực trong ngắn hạn

Trong báo cáo cập nhật về tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý I/2025, Bộ phận Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế Toàn cầu của Ngân hàng UOB nhận định, lạm phát toàn phần và lạm phát cơ bản duy trì dưới ngưỡng mục tiêu 4,5% trong quý đầu năm cũng như phần lớn năm 2024, tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có thêm dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng.
TPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 2.100 tỷ đồng trong quý I/2025

TPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 2.100 tỷ đồng trong quý I/2025

Tổng thu nhập hoạt động quý I đạt gần 4.500 tỷ đồng, trong đó thu nhập từ lãi chiếm khoảng 3.380 tỷ đồng.
Thị trường có phiên tăng lịch sử, bóng dáng của đáy 1

Thị trường có phiên tăng lịch sử, bóng dáng của đáy 1

Một phiên hồi phục với gần 60% mã tăng trần đã xuất hiện sau chuỗi vận động tiêu cực. Nhà đầu tư đã có thể "thở phào" và nghĩ nhiều hơn tới việc hình thành đáy 1 của thị trường.
MB lên kế hoạch lợi nhuận tăng 10%, chi cổ tức 35%

MB lên kế hoạch lợi nhuận tăng 10%, chi cổ tức 35%

Ngân hàng TMCP Quân đội - MB kỳ vọng lợi nhuận trước thuế năm nay sẽ tăng xấp xỉ 10%, tương đương đạt khoảng 31.712 tỷ đồng.

Đọc nhiều

Dự án của WVI góp phần cải thiện đời sống cho người nghèo, trẻ em ở Thanh Hóa

Dự án của WVI góp phần cải thiện đời sống cho người nghèo, trẻ em ở Thanh Hóa

Đây là đánh giá của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi với đoàn công tác của Tổ chức Tầm nhìn thế giới (WVI) Hoa Kỳ nhân chuyến đi khảo sát thực tế của về các chương trình. Dự án do WVI tài trợ tại huyện Như Xuân ngày 11/4.
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực

Sau các chuyến thăm lẫn nhau mang ý nghĩa lịch sử của lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước những năm gần đây, quan hệ song phương đã có những bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện.
30/4 trong ký ức bạn bè quốc tế

30/4 trong ký ức bạn bè quốc tế

Ngày 30/4/1975, thời khắc lịch sử Việt Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, đã in dấu sâu đậm trong ký ức của nhiều bạn bè quốc tế.
Đồng bào dân tộc Khmer đóng góp thiết thực vào sự phát triển của thành phố Cần Thơ

Đồng bào dân tộc Khmer đóng góp thiết thực vào sự phát triển của thành phố Cần Thơ

Ngày 11/4, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer.
Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Ngày 12/4, tại huyện Cao Lộc (tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam) đã diễn ra chương trình khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân địa phương. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.
Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt  - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Ngày 11/4, tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) phối hợp Tổng trạm Kiểm tra Biên phòng xuất nhập cảnh Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức chương trình giao lưu sĩ quan, cán bộ trẻ hai bên.
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4

Ngày 9/4 tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9. Theo thông tin tại cuộc gặp, hoạt động sẽ diễn ra từ ngày 16 - 17/4 tại tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Phiên bản di động