Tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt cho cộng đồng
Các đại biểu tham dự hội thảo “Tăng cường khả năng chống chịu với lũ lụt cho cộng đồng” (Ảnh: Quế Chi). |
Hội thảo “Tăng cường khả năng chống chịu với lũ lụt cho cộng đồng” là chương trình thuộc khuôn khổ dự án Liên minh khả năng chống chịu lũ lụt Zurich do Quỹ Z Zurich tài trợ, được thực hiện tại Việt Nam bởi tổ chức Plan International và tổ chức ISET. Dự án có sự tham gia của 30 cộng đồng gồm 5 cộng đồng của tỉnh Thừa Thiên Huế, 5 cộng đồng của tỉnh Bình Định, 2 cộng đồng của thành phố Cần Thơ và 18 cộng đồng của tỉnh Quảng Trị với tổng số 166.000 người hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp.
Mục tiêu hội thảo nhằm chia sẻ và trao đổi về cách tiếp cận tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai và biến đổi khí hậu cho cộng đồng; chia sẻ kết quả một số hoạt động thời gian qua và giải pháp tăng cường khả năng chống chịu với lũ lụt cho cộng đồng và kế hoạch sắp tới.
Hội thảo có sự tham dự của đại diện một số cơ quan liên quan trong lĩnh vực phòng chống thiên tai cấp trung ương và địa phương của các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Bình Định và Cần Thơ, đại diện các phường, xã trong dự án “Liên minh khả năng chống chịu lũ lụt Zurich” đại diện các tổ chức phi chính phủ là thành viên đối tác về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, nhóm công tác về quản lý rủi ro thiên tai và nhóm công tác về biến đổi khí hậu.
Dự án ZFRA được phối hợp thực hiện tại Việt Nam bởi tổ chức Plan International và Viện Chuyển đổi môi trường và xã hội quốc tế (ISET), triển khai từ tháng 1/2021 tại 4 tỉnh: Quảng Trị (do Tổ chức Plan International Việt Nam thực hiện) và Thừa Thiên Huế, Bình Định, Cần Thơ (do ISET thực hiện).
Tại Quảng Trị, Dự án được triển khai tới 12 cộng đồng thuộc 6 xã/ phường : Mò Ó, Hướng Hiệp, Triêu Long, Triệu Độ, Đông Lương, Đông Lễ của các huyện Đakrông, Triệu Phong và TP Đông Hà.
Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với lũ lụt cho cộng đồng” được triển khai từ tháng 1/2021. |
Với mục tiêu nâng cao khả năng chống chịu với lũ lụt cho cộng đồng để sẵn sàng ứng phó với các rủi ro lũ lụt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thời gian qua, Dự án ZFRA của Plan International Việt Nam cùng với đối tác địa phương đã có nhiều giải pháp can thiệp thông các hoạt động cụ thể.
Dự án đã đạt được nhiều kết quả nổi bật như: đã có 6/6 xã thành lập đội xung kích; 18/18 lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu cho đội xung kích cộng đồng; 6/6 đội xung kích được cung cấp các công cụ hỗ trợ. Mỗi gói công cụ bao gồm: 70 áo phao, 70 áo mưa, 70 đôi ủng đi mưa, 15 chiếc loa cầm tay, 20 hộp Sạc dự phòng, 15 cặp pin, 2 máy cưa điện; 18/18 lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu cho giáo viên và học sinh tại trường học. Tổ chức 1 hội thi Sơ cấp cứu cấp tỉnh cho đội xung kích 6 xã phường tham gia.
6 nhóm truyền thông được thành lập để làm tuyên truyền viên, mỗi xã một nhóm. 6 Cuộc thi truyền thông về lũ lụt do phụ nữ và đoàn thanh niên địa phương tổ chức đã được thực hiện. 44 cuộc truyền thông về nâng cao nhận thức phòng chống lũ lụt cho cộng đồng. 46 cuộc truyền thông về sinh môi trường, xử lý rác thải tại các cộng đồng... |
Với sự nỗ lực của mình, Dự án ZFRA đa dạng hóa những hoạt động nâng cao nhận thức thông qua các loại hình truyền thông. Đã có nhiều giải pháp công trình quy mô nhỏ như: nâng cấp các địa điểm sơ tán; sửa chữa, nâng cấp các đường sơ tán; nâng cấp hệ thống thoát nước tại những điểm thấp trũng...
Ngoài ra, dự án còn tổ chức nhiều lớp tập huấn sơ cấp cứu, cứu hộ, cứu nạn cho đội xung kích tại các địa phương và nhóm quản lý rủi ro thiên tai trường học; trang cấp trang thiết bị phòng chống thiên tai cho đội xung kích trường học; nâng cấp, trang bị hệ thống cảnh báo sớm...
Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và khả năng chống chịu lũ lụt cho cộng đồng qua các hội thi tại Quảng Trị. |
Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi về những chính sách, chương trình, phương pháp tiếp cận cũng như thách thức và cơ hội liên quan đến công tác quản ký rủi ro thiên tai nói chung và cách tiếp cận tăng cường khả năng chống chịu với lũ lụt và biến đổi khí hậu cho cộng đồng nói riêng. Song song với đó, các đơn vị cũng dành thời gian chia sẻ một số kết quả đã đạt được thông qua nhiều hoạt động đã triển khai, đề xuất những giải pháp nhắm hỗ trợ cộng đồng nâng cao khả năng chống chịu với lũ lụt.
Việc nâng cao năng lực cộng đồng thích ứng với khả năng chống chịu, ứng phó với các rủi ro thiên tai được thực hiện bằng nhiều hình thức. |
Trong thời gian tới, để khắc phục những khó khăn còn tồn tại, đã có nhiều giải pháp được đề cập đến. Một là, xây dựng kế hoạch cụ thể, tăng cường chia sẻ thông tin các bên tham gia. Về tập huấn, hướng dẫn nâng cao năng lực cho đối tác để hỗ trợ triển khai ở cộng đồng. Cộng đồng còn nhiều vấn đề về rủi ro do lũ lụt, nhu cầu tăng cường khả năng chống chịu lớn, trong khi phạm vị và nguồn lực dự án có hạn.
Hai là, tổ chức hội thảo chia sẽ kết quả tại mỗi cộng đồng với sự tham gia của các ban ngành địa phương và các nhóm cộng đồng, cùng thảo luận và lựa chọn vấn đề ưu tiên, tìm giải pháp và lựa chọn can thiệp ưu tiên, tham khảo các nguồn lực, kế hoạch sẵn có của địa phương. Lựa chọn giải pháp can thiệp đặc thù của từng địa phương để thực hiện mẫu, sau đó mới đánh giá nhân rộng.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo “Tăng cường khả năng chống chịu với lũ lụt cho cộng đồng” (Ảnh: Quế Chi). |
Hỗ trợ khẩn cấp người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tại Huế Góp phần khắc phục hậu quả mưa lũ tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, các tổ chức, đơn vị đã quyết định cứu trợ khẩn cấp bước đầu cho người dân bị ảnh hưởng. |
Nâng cao khả năng chống chịu lũ lụt cho người dân Quảng Trị Dự án "Nâng cao khả năng chống chịu lũ lụt cho cộng đồng" tại 18 cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được tổ chức Plan International Việt Nam triển khai thông qua nhiều giải pháp can thiệp đa dạng và sự tham gia tích cực từ nhiều đối tượng trong cộng đồng. |