Tăng cường hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cho Đảng, Nhà nước Lào
Lào đang tập trung nâng cao mức sống người dân các tỉnh dọc tuyến biên giới với Thừa Thiên Huế Ngày 12/11, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế vừa có buổi tiếp đoàn công tác của Đoàn đại biểu do GS.TS OT Phonsavan, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước làm Trưởng đoàn nhân chuyến sang thăm và làm việc tại tỉnh. GS.TS OT Phonsavan cho biết, hiện Lào đang tập trung các nguồn lực để xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống người dân các tỉnh dọc tuyến biên giới với Thừa Thiên Huế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch. |
Sinh viên Lào, Campuchia hiến máu tình nguyện Với tinh thần “Một giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”, ngày 13/11, Tổng Lãnh sự quán nước CHDCND Lào tại thành phố Hồ Chí Minh, Ký túc xá sinh viên Lào và Trung tâm Công tác xã hội Thanh niên Thành phố cùng phối hợp tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2022. |
Các đại biểu Việt Nam, Lào dự lễ kỷ niệm. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN |
Giáo sư -Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự Lễ kỷ niệm. Đoàn Đại biểu của Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào, do đồng chí Phouvong Ounkhamxeng, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Giám đốc Học viện làm Trưởng đoàn cùng dự.
Tại buổi Lễ, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định: Hai nước Việt Nam - Lào có quan hệ gần gũi về mặt địa lý, gắn bó về mặt chính trị, tương đồng về mặt văn hóa, lịch sử, điều kiện kinh tế; đã từng đồng cam, cộng khổ trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, khôi phục nền độc lập dân tộc; cùng chia ngọt, sẻ bùi trong sự nghiệp xây dựng lại đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào là mối quan hệ có ý nghĩa sinh tồn đối với sự phát triển của mỗi nước, có vai trò quan trọng trong cấu trúc quan hệ đối ngoại khu vực. Hợp tác Việt Nam - Lào là một nhu cầu tất yếu, khách quan của cả hai bên, góp phần vào đảm bảo hòa bình, ổn định và phát triển toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cách mạng Lào không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Việt Nam và cách mạng Việt Nam cũng không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Lào”.
Đồng chí Phouvong Ounkhamxeng trao tặng Huân chương Issara Hạng III cho 01 cá nhân và 02 tập thể Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nước CHXHCN Việt Nam. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN |
Việc hai nước Việt Nam - Lào thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 5/9/1962 và sau đó ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác vào ngày 18/7/1977, là bước ngoặt hết sức quan trọng trong lịch sử ngoại giao của mỗi nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình thắng lợi của cách mạng mỗi nước, đồng thời là một điều kiện quan trọng bảo đảm sự ổn định, hòa bình và phát triển trên bán đảo Đông Dương.
Trong quá trình đó, theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Duy Bắc, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vinh dự được Trung ương Đảng, Nhà nước Việt Nam giao nhiệm vụ hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung cao cấp cho Đảng, Nhà nước Lào.
Hằng năm, Học viện tiếp nhận gần 500 học viên Lào theo học các hệ lớp (cán bộ quy hoạch cấp chiến lược, cao cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ, cao học và nghiên cứu sinh). Các học viên Lào tại Học viện đã tích cực học tập, nghiên cứu, nhiều đồng chí đã tốt nghiệp xuất sắc và trở về nước công tác, phát huy hiệu quả, đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Nhiều học viên đã trở thành lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Lào, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo phát triển phồn vinh đất nước, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào đã triển khai nhiều chương trình, dự án nghiên cứu chung góp phần trực tiếp vào hoàn thiện đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước như các dự án: Phát triển và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng Đảng cầm quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa; Quản lý nhà nước bằng pháp luật; Nghiên cứu nền tảng tư tưởng của Đảng; đặc biệt là dự án Biên dịch Toàn tập Hồ Chí Minh và Từ điển Hồ Chí Minh học từ tiếng Việt sang tiếng Lào.
Các đại biểu chụp ảnh chung. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN |
Các dự án này, cùng với hoạt động nghiên cứu tư vấn chính sách khác, đã và đang góp phần lan tỏa, làm sâu sắc tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện, thiết thực, hiệu quả giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam - Lào.
Dịp này, 35 cá nhân, tập thể thuộc hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã vinh dự nhận Huân, Huy chương của Đảng, Nhà nước Lào trao tặng. Đây là sự ghi nhận quý báu của Đảng, Nhà nước Lào đối với những thành tích xuất sắc và đóng hiệu quả của các tập thể, cá nhân của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Bế giảng lớp bồi dưỡng cho 35 cán bộ hội liên hiệp phụ nữ Lào Ngày 7/11, học viện phụ nữ Việt Nam tổ chức lễ bế giảng lớp bồi dưỡng cho 35 cán bộ hội liên hiệp phụ nữ Lào năm 2022. |
Hợp tác đặc biệt trong đào tạo cán bộ công đoàn Theo TS. Lê Cao Thắng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Trường Đại học Công đoàn - nhiều năm qua, trên phương diện Công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Trung ương Liên hiệp Công đoàn Lào luôn hợp tác toàn diện, trong đó đặc biệt có sự hợp tác trong việc đào tạo cán bộ công đoàn Lào tại Trường Đại học Công đoàn (Hà Nội, Việt Nam). |