Tăng cường cách tiếp cận khu vực đối với tranh chấp trên Quần đảo Hoàng Sa
Đài Loan đưa quân tới Đông Sa nhằm tăng cường năng lực phòng thủ |
Tranh chấp Hoàng Sa: Các vấn đề địa chiến lược và vai trò của luật pháp quốc tế trong việc tăng cường hợp tác |
Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh (Trung Quốc) trong một lần xuất hiện ở Biển Đông. Ảnh: thanhnien |
Tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa đặt Việt Nam vào một thách thức mà các quốc gia yêu sách khác ở Đông Nam Á không phải đương đầu ở Biển Đông: Đó là tranh chấp song phương chủ yếu với Bắc Kinh, trừ Philippines có tranh chấp liên quan đến Scarborough. Sự phân loại này không tính đến yêu sách của Đài Loan vì Đài Bắc không tranh giành quyền kiểm soát hiệu quả đối với các cấu trúc này như Hà Nội và Bắc Kinh. Đặc điểm tranh chấp song phương làm nổi bật sự chênh lệch về sức mạnh giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà đối với Trường Sa nó bị giảm đi do tính đa phương của tranh chấp.
Sự chênh lệch này càng tồi tệ hơn vì Trung Quốc đã kiểm soát các cấu trúc trong quần đảo Hoàng Sa hàng thập kỷ, đặt ra sự tương phản rõ rệt đối với quần đảo Trường Sa, ở đó quyền kiểm soát bị tranh giành kịch liệt và Việt Nam chiếm các cấu trúc ở quần đảo Trường Sa nhiều hơn tất cả các nước yêu sách khác. Vì Trung Quốc có ưu thế hơn về sức mạnh quân sự và quyền kiểm soát đối với Hoàng Sa, hy vọng duy nhất của Việt Nam bảo vệ lợi ích của mình ở Hoàng Sa dựa vào việc liên kết tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa, bảo đảm rằng bất kỳ cổ gắng nào quản lý tranh chấp cho cái nào trước cũng sẽ được áp dụng cho cái sau.
Sự cần thiết cho một cách tiếp cận mang tính khu vực
Bước đi đầu tiên quan trọng đối với cách tiếp cận toàn khu vực là Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và ASEAN, trong đó đề cập đến các cấu trúc đang tranh chấp nhưng không nêu cụ thể là gì. Trong tài liệu đó, một thỏa thuận rộng rãi không ràng buộc trong toàn khối ASEAN, không có sáng kiến nào cho các nước yêu sách phân tích sự khác biệt trong các tranh chấp Biển Đông. Trong tương lai, các nỗ lực quản lý, cùng phát triển, hay thậm chí nỗ lực giải quyết tranh chấp đối với các nhóm cấu trúc ở đây, cũng sẽ không trở thành vấn đề.
Bất kỳ cơ chế hiệu quả nào để quản lý căng thẳng và phân phối công bằng các nguồn lợi ở Biển Đông đều cần phải bắt đầu từ quần đảo Trường Sa. Sự hiện hữu quan điểm cùng chí hướng đang tăng lên trong các nước yêu sách ASEAN tạo ra một cách xử lý hợp lý chắc chắc hơn với Trung Quốc, vì nó cho phép một mặt trận thống nhất đối diện với Trung Quốc và làm giảm ưu thế vượt trội của nước này trong tranh chấp. Thực tế là không có nước yêu sách nào có quyền quản lý hiệu quả đối với quần đảo Trường Sa cũng làm cho Trường Sa trở thành cơ sở thực tế hơn cho việc xử lý tranh chấp. Và thực tế cũng thật trớ trêu là các yêu sách lãnh thổ chồng lấn quá phức tạp nên việc có một giải pháp khó tưởng tượng ra, cũng làm cho các nước yêu sách chắc chắn sẽ chấp nhận một cơ chế quản lý tranh chấp đa phương và chung nguồn tài nguyên.
Những điểm cơ bản trong một hệ thống quản lý các tranh chấp chồng lấn có thể được phác họa: làm rõ các yêu sách pháp lý, thỏa thuận về khu vực tranh chấp, trao đổi công bằng và chung nguồn tài nguyên, và các sáng kiến đủ để đưa Trung Quốc cùng ngồi vào bàn. Hình thức này sẽ được bàn bạc chi tiết sau trong bài viết này. Hình thức này cho phép có được hy vọng hợp lý nhất để giảm căng thẳng và hướng tới một giải pháp lâu bền cho Biển Đông. Nhưng với Việt Nam, vấn đề chính là phải làm sao để quần đảo Hoàng Sa cũng nằm trong hệ thống như thế, và các nước yêu sách khác trong ASEAN, Brunei, Malaysia, và Philippines được thuyết phục để đòi hỏi cho thực tế đó.
Nếu Bắc Kinh đồng ý với kiểu mẫu đa phương trong quản lý tranh chấp và chung nguồn tài nguyên trong quần đảo Trường Sa, Trung Quốc chắc sẽ gây áp lực đáng kể lên các nước yêu sách khác để họ chấp thuận là cơ chế đó chỉ áp dụng cho Trường Sa. Vì ở đó, Trung Quốc có thể tin rằng, vì các nguyên nhân đã nói ở trên, sẽ vô cùng khó để thiết lập quyền kiểm soát đơn phương hiệu quả mà không tốn kém trong sử dụng lực lượng quân sự, và sự phức tạp trong các yêu sách sẽ làm cho giải pháp giải quyết vấn đề chủ quyền bằng con đường pháp lý hay con đường ngoại giao trở thành gần như không thể. Hoàn toàn không như vậy đối với Hoàng Sa, nơi mà Bắc Kinh cảm thấy không có nhiều ý tưởng để thỏa hiệp.
Từ cuộc chiến Hoàng Sa năm 1974 đến việc Trung Quốc chiếm bãi Scarborough năm 2012 và tình hình căng thẳng hiện nay do việc hạ đặt giàn khoan trong vùng biển tranh chấp, một bài học rõ ràng là các nước yêu sách trong khu vực Đông Nam Á đương đầu với sự bất hòa lâu dài khi đứng lên trước một Trung Quốc ngày càng quyết tâm trong các tranh chấp song phương. Sự xâm lược của Trung Quốc được cảm nhận trên tất cả các lĩnh vực ở Biển Đông kể từ năm 2010, nhưng đặc biệt là trong 6 tháng qua, đã làm tăng lên cảm nhận về mối de dọa chung và sự đoàn kết trong ít nhất là Malaysia, Philippines và Việt Nam đã tăng lên mức mà trước đây không hề thấy. Tuyên bố của Philippines về vụ Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD - 981 như một bộ phận khăng khít của một mô hình đơn nhất về sự xâm lược của Trung Quốc, đã làm rõ điều này, cũng như việc Malaysia sẵn sàng lần đầu tiên tổ chức cuộc họp ba bên yêu sách.
Việt Nam có thể cũng hưởng lợi từ sự quan tâm tăng lên của các cường quốc bên ngoài, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản. Cả hai nước này đều nhìn nhận Biển Đông như một mặt trận trong một cố gắng lớn hơn để đảm bảo rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc mang tính hòa bình và nằm trong khuôn khổ của quy tắc và luật lệ quốc tế. Đặc biệt Tokyo còn liên kết cuộc đấu tranh ở biển Hoa Đông với cuộc đấu tranh ở Biển Đông. Bằng sự hậu thuẫn về ngoại giao và quân sự tăng lên thực chất đối với các nước yêu sách ở Đông Nam Á trong những năm gần đây, Nhật Bản và Mỹ mong muốn thấy một cách tiếp cận thống nhất của các nước yêu sách ở khu vực Đông Nam Á sẽ tạo được sức ép đáng kể.
Rất nhiều sự tập trung vào Biển Đông hiện nay là những cố gắng để đàm phán một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc để thay thế cho DOC yếu ớt và luôn bị vi phạm. Làm sao thuyết phục Trung Quốc chấm dứt cố tình chậm trễ và cam kết tham gia vào các cuộc trao đổi cơ bản cho văn bản đó là một bước thiết yếu hướng tới cách tiếp cận khu vực đối với tranh chấp Biển Đông. Và văn bản đó sẽ bao gồm tất cả các khu vực tranh chấp trên biển, giống như DOC đã làm. Phép thử thực sự sẽ đến trong quá trình thực hiện bộ quy tắc ứng xử này và bất kỳ thỏa thuận nào trong tương lai về trao đổi và chung nguồn tài nguyên.
Khi bộ quy tắc được thực hiện, các nước yêu sách khác có tìm kiếm các biện pháp xây dựng lòng tin hay cái gì đó giống vậy ở Trường Sa hay không? Họ sẽ cần phải đồng ý rõ ràng, ít nhất là trên những điểm cơ bản, về những khu vực nào thực sự là biển cả và không có tranh chấp. Trong nỗ lực đó, quần đảo Trường Sa sẽ dễ được đồng ý hơn quần đảo Hoàng Sa. Bắc Kinh chắc sẽ lập luận rằng tính đa phương của tranh chấp Trường Sa chín muồi hơn cho việc chung nguồn tài nguyên và các hoạt động phối hợp khác. Các nước yêu sách khác được trông mong là sẽ tán đồng các nỗ lực quản lý tranh chấp, ít nhất là tại thời điểm khởỉ động, sẽ giới hạn đối với Trường Sa để tránh sự phản kháng của Bắc Kinh cho rằng họ đang can thiệp vào vấn đề song phương.
Đối với Hà Nôi, quản lý các kỳ vọng trong giai đoạn đó sẽ là then chốt. Hà Nội cần đảm bảo rằng Hoàng Sa phải được bao gồm trong bất kỳ nỗ lực nào nhằm phân định các khu vực tranh chấp trên biển mà ở đó các hoạt động phối hợp cuối cùng sẽ được tiến hành. Thậm chí nếu các nỗ lực khai thác tài nguyên chung và thảo luận đầu tiên chỉ giới hạn đối với Trường Sa, mà có lẽ sẽ là như vậy, thì Việt Nam sẽ cần phải trích từ các thỏa thuận với các nước yêu sách khác rằng Hoàng Sa phải được bao gồm trong các hoạt động quản lý tranh chấp, ví như các biện pháp xây dựng lòng tin và nghiên cứu khoa học. Rồi Việt Nam và Trung Quốc có thể, nếu họ muốn chọn, theo đuổi cùng phát triển song phương trong thời gian sau đó theo một khuôn khổ đã được thiết lập và kiểm chứng thành công ở Trường Sa.
Gregory Poling, Nghiên cứu sinh của Tổ chức Sumitro. Ảnh: dantri |
Đường nét của một sự tiếp cận khu vực
Một kiểu mẫu khu vực thành công trong quản lý tranh chấp Biển Đông cần bắt đầu với 3 nỗ lực: 1) Làm rõ các yêu sách theo luật pháp quốc tế; 2) Đồng thuận về một khu vực có tranh chấp pháp lý tối đa; 3) Hoàn tất một bộ quy tắc ứng xử. Ba giai đoạn ban đầu này sẽ đặt nền móng cho những cố gắng cụ thể hơn để làm giảm và quản lý tranh chấp. Theo một kịch bản lý tưởng, các nước yêu sách sẽ tiến hành các giai đoạn này liên tiếp. Nhung vì đây là vấn đề thiết thực, ba giai đoạn này nên và chắc sẽ được thực hiện lần lượt.
Điều quan trọng cần ghi nhớ là cái đích lâu dài không phải là giải pháp toàn diện cho tranh chấp lãnh thổ đối với Hoàng Sa hay Trường Sa. Điều đó chắc chắn sẽ không xảy ra, ít nhất là trong thời gian gần. Không có con đường pháp lý nào đi cùng với việc Trung Quốc bị buộc phải giải quyết toàn bộ các yêu sách lãnh thổ chồng lấn, và việc bắt buộc dùng vũ lực, vì cả hai đều không mong muốn và ngoài khả năng của bất kỳ một bên yêu sách nào. Nhưng cũng có thể làm co hẹp khu vực tranh chấp và thiết lập một hệ thống cùng quản lý trong đó câu hỏi về chủ quyền đối với các cấu trúc đất được đặt sang bên.
Làm rõ các yêu sách
Mỗi nước yêu sách Đông Nam Á cần thừa nhận tầm quan trọng của việc làm rõ về pháp lý các yêu sách của họ trên Biển Đông. Trong những năm gần đây, tất cả họ đều quyết định Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) hiện nay đưa ra duy nhất hai con đường để theo đuổi các yêu sách biển của họ ở Biển Đông. Tuy nhiên không nước nào trong số này làm rõ đầy đủ yêu sách của mình dựa trên những nguyên tắc chỉ đạo này. Malaysia đã vẽ một số đường cơ sở thẳng trong bản đồ cùng đệ trình với Việt Nam lên ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) vào năm 2009, nhưng chưa hề cung cấp tính toán đầy đủ về chúng. Thực tế, Malaysia cũng không phủ nhận yêu sách về thềm lục địa trước đây không dựa trên luật pháp quốc tế và rõ ràng là đã bị thay thế bằng việc đệ trình lên CLCS.
Năm 2008 Philippines đã thông qua luật pháp trong nước để thiết lập đường cơ sở quần đảo phù hợp với UNCLOS và xác định lại yêu sách của mình với vùng biển xung quanh Trường Sa dựa theo quy chế đảo nêu trong UNCLOS. Nhưng nước này cũng không chính thức thay đổi định nghĩa mơ hồ trong hiến pháp về lãnh thổ quốc gia bao gồm đáy biển và các không gian biển, về phần Việt Nam, nước này đã làm rõ trong nội luật rằng họ đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế chỉ 200 hải lý và thềm lục địa mở rộng kể từ đường cơ sở thẳng, theo đó đã làm mất hiệu lực yêu sách mơ hồ trước đây trong các bản đồ trong những năm 1970 mở rộng nhiều theo chiều ngang Biển Đông. Brunei thậm chí không đưa ra các tính toán đầy đủ đối với đường cơ sở thẳng, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, mặc dù có tin nước này đã hoàn tất một thỏa thuận với Malaysia năm 2009 thừa nhận các quyền của nước này với các vùng trên.
Và tất cả ba nước yêu sách Đông Nam Á đã không đệ trình đầy đủ thềm lục địa mở rộng của họ trong vòng 10 năm sau khi họ phê chuẩn UNCLOS, như Công ước yêu cầu. Phải thừa nhận rằng những bổ sung sau đó trong Công ước đã tạo ra những lỗ hổng pháp lý cho những nước không thể đệ trình đúng hạn tới CLCS do những thiếu sót về kỹ thuật, hậu cần và chính trị (bao gồm cả những vấn đề nổi cộm). Nhưng những kẽ hở pháp lý này không có nghĩa là các biện pháp quá độ cho các nước tham gia Công ước cần thêm chút thời gian để hoàn thành khảo sát và đệ trình, không phải là sự trì hoãn lâu dài về nghĩa vụ. Năm 2009 Việt Nam và Malaysia đã cho thấy việc nộp bản đệ trình đầy đủ tới CLCS là có thể đối với Biển Đông. Và Brunei đã mất 5 năm để có một phần trong bản đệ trình của mình. Đó phải là nhu cầu của các nước yêu sách phải hoàn tất tiến trình này, để thừa nhận rằng không có bản đệ trình của nước nào có thể về mặt pháp lý gây tổn hại đến yêu sách của các nước khác.
Khu vực chính yếu cuối cùng là việc làm rõ cần được áp dụng đối với vị thế của các cấu trúc trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Không có một nước yêu sách nào đưa ra đầy đủ tính toán về các cấu trúc, nếu có, mà họ cho rằng là các đảo có thể sinh sống được và có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS. Trong vụ kiện Bắc Kinh trước tòa trọng tài, Manila dã gán cho rất nhiều cấu trúc là đá, có lợi để quyết định Philippines đã định nghĩa các cấu trúc tương tự như thế nào. Nhưng nó không trả lời câu hỏi Manila nghĩ thế nào về những cấu trúc lớn hơn, ví dụ như đảo Thị Tứ (Itu Aba). Có thể nói tương tự như thế với Hà Nội, mà ngay từ khi bắt cầu căng thẳng về vụ giàn khoan Trung Quốc, Hà Nội đã mạnh mẽ cho rằng họ không coi đảo Tri Tôn bé tý lại có thể đáp ứng quy định của Công ước về việc có thể sinh sống được.
Đây là vấn đề gai góc liên quan đến việc giải thích, vì mỗi nước đều cảm thấy bất lợi khi là người đầu tiên giải thích về vị thế của các cấu trúc đó. Vụ kiện Philippines - Trung Quốc trước tòa trọng tài có thể soi sáng một chút vào vấn đề này, cho nên các nước yêu sách chưa chắc đã cân nhắc cho tới khi họ thấy tòa phán quyết. Nhưng cuối cùng thì cũng rất cần thiết cho các nước yêu sách Đông Nam Á đạt được thỏa thuận là cái gì là đảo và cái gì không phải đảo. Nếu không, sự nhất trí hoàn toàn về khu vực có tranh chấp sẽ là không thể.
Nhất trí về khu vực có tranh chấp
Ngoài việc đáp ứng các trách nhiệm pháp lý và tôn trọng về mặt đạo lý, làm rõ yêu sách cơ bản là cần thiết để các nước yêu sách ở Đông Nam Á đồng thuận với nhau về vùng nước nào và tỷ lệ của đáy biển thuộc khu vực tranh chấp. Không có sự xác định rõ này, hợp tác cùng khai thác, trao đổi, và các biện pháp được đề xuất khác để quản lý tranh chấp sẽ vẫn không thể đạt tới. Như quan chức Việt Nam và Philippines thường than phiền là hầu hết các đề nghị của Trung Quốc về khai thác chung đều nằm trong các vùng biển gần bờ và họ không cho rằng có tranh chấp.
Cuối cùng, quản lý xung đột sẽ cần một sự thừa nhận rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cùng với những quyền lợi về biển được hưởng, sẽ vẫn là khu vực tranh chấp trong tương lai gần. Với nhận thức này, các nước yêu sách sẽ cần theo đuổi các hoạt động đa phương, trong đó có các biện pháp xây dựng lòng tin, nghiên cứu khoa học và cùng khai thác cá và dầu khí. Nhưng nơi thực hiện những nỗ lực này mới là then chốt, các nước yêu sách phải đồng ý với nhau về một khu vực có thể giải thích được về mặt pháp lý, loại ra đường chín đoạn, nhưng cũng phải được tất cả các bên cùng bất đắc dĩ chấp nhận.
Khu vực tối đa có thể tranh chấp mà có thể biện minh về mặt pháp lý sẽ là khu vực có thể chấp nhận nhiều nhưng không hết các cấu trúc ở Hoàng Sa và Trường Sa mà nổi lên trên mặt nước lúc triều lên và khả năng có thể ở được, và dành cho những cấu trúc này sự cân nhắc công bằng với các bờ biển đối diện. Trước đây tôi đã phân chia xem khu vực tranh chấp tối đa như thế sẽ trông như thế nào trong cuốn Biển Đông trong tiêu điểm: Làm rõ giới hạn của tranh chấp biển. Đó sẽ là viên thuốc đắng để các nước yêu sách Đông Nam Á phải nuốt, vì nó sẽ rộng lớn hơn nhiều so với khu vực có thể nhận biết mà tòa án quốc tế có thể công nhận. Nhưng xét thực tế là Trung Quốc sẽ không chấp thuận trọng tài quốc tế và không có cơ chế nào tồn tại cho một phán quyết ràng buộc mà không có sự đồng ý của Trung Quốc, điều này là thứ tốt nhất có thể đạt được. Nó sẽ cho Trung Quốc nhiều hơn cái Trung Quốc xứng đáng được hưởng, nhưng ít hơn nhiều so với cái mà Trung Quốc đang đòi hỏi. Và là điều các nước yêu sách Đông Nam Á rõ ràng thích hơn là dần dần mất hết yêu sách ở Biển Đông qua sự xâm lược từ từ của Trung Quốc.
Đó là bước đi đầu tiên trong tiến trình quản lý xung đột khu vực mà Hà Nội sẽ phải làm việc để đảm bảo là Hoàng Sa không bị loại ra. Để đạt được một khu vực được chấp thuận là có tranh chấp pháp lý, nhất là khu vực rõ ràng là Trung Quốc có lợi thế, sẽ vô cùng khó khăn cho các nước yêu sách. Có thể có lý do cho họ có thể cố gắng vượt qua trong một thỏa thuận về quần đảo Trường Sa trước, chặn trước mưu toan đối với Hoàng Sa hay Scarborough do khó khăn trong việc can thiệp vào tranh chấp song phương. Nhưng Việt Nam không được bỏ lỡ cơ hội gắn Hoàng Sa trong sự dàn xếp như vậy, và Việt Nam nên lập luận điều rõ ràng là tiềm năng của các quyền về biển mà cả hai quần đảo này được hưởng sẽ chồng lấn, vì thế thiết lập ra một khu vực tranh chấp cùng một lúc là một lựa chọn có ý nghĩa thực tiễn.
Cũng quan trọng để thừa nhận ở giai đoạn cố gắng quản lý xung đột ở Biển Đông này đầu tiên sẽ là yêu cầu có sự nhượng bộ chính từ phía Trung Quốc. Trong giai đoạn trước đây, bổn phận đó sẽ là các nước Đông Nam Á nhằm giải thích rõ các yêu sách của mình. Rõ ràng giờ đây họ cần Trung Quốc cũng làm như vậy, nhưng nó chỉ trở nên cần thiết vào giai đoạn này khi tìm kiếm một khu vực mà các bên đồng ý là có sự tranh chấp tối đa. Để hoàn thành được việc này, các nước yêu sách cần phải cho Trung Quốc một sự khích lệ đáng kể.
Đây là một tiến trình đàm phán lâu dài, và là một tiến trình không có các tiền lệ chính xác. Nhưng việc phân định trên vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc cho một bài học, rằng với những sáng kiến đúng đắn, Bắc Kinh có thể được kéo vào bàn đàm phán. Trong trường hợp đó, Trung Quốc đồng ý phân định công bằng vịnh Bắc Bộ, với việc Việt Nam giành được hơn một chút vì đường bờ biển trong khu vực đó dài hơn. Trong một phần của quá trình phân định, hai bên đồng ý trao cho một kết quả nhỏ cho hai hòn đảo trong vịnh: 25% cho đảo Bạch Long Vĩ ở giữa vịnh và 50% cho đảo cồn cỏ ngay ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Sau đó hai nước cũng ký một hiệp định thiết lập khu vực đánh cá chung bao gồm hầu hết vịnh, và đồng ý theo đuổi hợp tác cùng khai thác đối với nguồn lợi dầu và khí nằm ngang qua đường phân định.
Theo chi tiết ở trên, phần tối thiểu vừa đủ mà Trung Quốc sẽ chấp nhận trong Biển Đông sẽ chắc chắn là đường trung tuyến giữa ít nhất là các đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở một bên và các đường bờ biển đối diện ở bên kia. Đối với các nước yêu sách Đông Nam Á, điều này sẽ gây khó chịu nếu không là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Thay vào đó, họ sẽ tìm kiếm cái gì đó gần hơn 25% tác dụng đối với các đảo nhỏ, mà tiền lệ cho điều này tồn tại trong hệ thống luật pháp quốc tế cũng như trong việc phân định vịnh Bắc Bộ.
Để khắc phục lỗ hổng này, các nước yêu sách sẽ đồng ý theo đuổi những hoạt động gây ít tranh cãi hơn, nghiên cứu khoa học, nỗ lực trao đổi, các biện pháp xây dựng lòng tin trong lực lượng hải quân và bảo vệ bờ biển, qua các khu vực từ các đảo ra đưòng trung tuyến giữa chúng với các bờ biển đối diện. Một cách tiếp cận có sắc thái hơn sẽ được tính đến đối với khai thác dầu và khí và các vùng đánh cá, chi tiết của các hoạt động này đòi hỏi đàm phán cẩn thận. Nhưng một khả năng có thể lôi kéo sự khai thác đơn phương từ phía các nước ven biển bên này của đường trung tâm, khai thác chung trong khu vực tạo ra một phần tư hay một nửa mức quan trọng đối với các đảo, một khuôn khổ thời gian định trước hay mức trần đối với mức độ sở hữu của Trung Quốc cho khai thác chung trong khu vực ở giữa.
Đối với quần đảo Trường Sa, một hệ thống giống như thế này sẽ lôi kéo tất cả các nước yêu sách, ít nhất là đối với các khu vực mà họ có đòi hỏi. Đối với quần đảo Hoàng Sa, điều này chỉ liên quan đến Trung Quốc và Việt Nam (có lẽ sự tham gia của Đài Loan sẽ được quyết định sau). Như đã trao đổi ở trên, điều này tỏ ra khó hơn nhiều, vì Trung Quốc có quyền kiểm soát hiệu quả đối với Hoàng Sa và không phải đương đầu với cùng sức nặng chống đối từ nhiều nước yêu sách. Nhưng Việt Nam phải đòi cho được rằng Hoàng Sa phải được bao gồm trong khuôn khổ một cách giải quyết mang tính khu vực. Việt Nam có lẽ sẽ chấp thuận theo đuổi các biện pháp xây dựng lòng tin đa phương với tất cả các nước yêu sách ở khắp các khu vực tranh chấp thuộc Hoàng Sa và Trường Sa, và các biện pháp họp tác cùng phát triển chỉ ngắn hạn và chỉ ở Trường Sa, với thỏa thuận rõ ràng rằng Bắc Kinh và Hà Nội sẽ theo đuổi một hiệp định giống vậy về khai thác cá và dầu khí xung quanh khu vực Hoàng Sa trong một khuôn khổ thời gian nhất định.
Một bộ quy tắc ứng xử và vấn đề thời gian
Ký kết một bộ quy tắc ứng xử ràng buộc sẽ là giai đoạn ba để thiết lập một khuôn khổ cho quản lý hòa bình xung đột Biển Đông. DOC của năm 2002 cung cấp tiền lệ tương đối tốt cho điều sẽ và sẽ không bao gồm trong một văn bản. Sự khác biệt cơ bản cho sự thành công của một bộ quy tắc ứng xử sẽ là sự thỏa thuận của tất cả các bên rằng nó sẽ mang tính ràng buộc, và vì thế họ phải thông qua pháp luật trong nước để có hiệu lực, và vì tính riêng biệt của nó. Hơn các cam kết mơ hồ về giải pháp hòa bình, tránh các hành động khiêu khích, và cam kết theo đuổi xây dựng các biện pháp xây dựng lòng tin và hợp tác phát triển, một bộ quy tắc ứng xử thành công sẽ cần phải bao gồm sự tham khảo về các nguyên tắc chỉ đạo đối với các khu vực tranh chấp cụ thể để theo đuổi các hoạt động phối hợp và khung thời gian cho việc khởi đầu các bước đi như vậy.
Nhưng sự riêng biệt này cũng đặt ra vấn đề thời gian. Rất không chắc chắn là các nước yêu sách sẽ theo đuổi chiến lược từng bước từ việc làm rõ các yêu sách, đến việc nhận dạng các khu vực tranh chấp và rồi ký kết một bộ quy tắc ứng xử. Trong thực tế, một sự tiến bộ theo chiều dài như vậy, trong khi kém phức tạp hơn là theo đuổi song song ba nỗ lực, cũng sẽ mất nhiều thời gian. Thay vào đó, các nước yêu sách Đông Nam Á sẽ cần phải thúc đẩy ba mặt trận này đồng thời, lưu ý rằng không có ba mặt trận này, quản lý xung đột hiệu quả sẽ không bền vững.
Điều này sẽ hỗn độn nhưng cần thiết. Ví dụ, các nước yêu sách sẽ không thể nhất trí với một vùng có tranh chấp tối đa mà sử dụng tất cả các đường cơ sở thẳng hiện nay của tất cả các nước, đặc biệt là đường cơ sơ thẳng của Việt Nam. Làm như vậy sẽ phủ định toàn bộ sự nghiệp sử dụng cơ chế UNCLOS và luật quốc tế đương đại làm cơ sở cho quản lý xung đột. Trung Quốc là người không có triển vọng thành công cho việc này vì Trung Quốc mà sẽ lập luận hợp pháp rằng Trung Quốc sẽ đẩy khu vực tranh chấp đến gần quần đảo Trường Sa hơn và xa bờ biển Việt Nam hơn. Thừa nhận điều này, cả nhà chức trách Hà Nội cần phải chấp nhận thậm chí nếu như họ chưa sẵn sàng giải thích rõ đường cơ sở thẳng bằng luật pháp trong nước, họ cần chấp nhận một khu vực tranh chấp rõ ràng sẽ vào gần hơn đường cơ sở vùng bờ biển đông nam. Tương tự như vậy, các nước yêu sách sẽ phải theo đuổi một khu vực tranh chấp gần Hoàng Sa, không tính đến đường cơ sở của Trung Quốc quanh cấu trúc này, rõ ràng là vi phạm UNCLOS, nhưng cần phải làm như vậy thậm chí khi Bắc Kinh duy trì những đường cơ sở này trong nội luật.
Khi đến với bộ quy tắc ứng xử, các nước yêu sách chắc chắn sẽ phải theo đuổi việc ký kết một thỏa thuận trước khi đạt tới thỏa thuận đầy đủ về một khu vực tranh chấp. Điều này có nghĩa là xác lập một khung thời gian cho một thỏa thuận riêng biệt phân định khu vực tranh chấp tối đa trong khi đã thiết lập một khuôn khổ để các hoạt động chung sẽ được thực hiện như thế nào trong khu vực đó. Nó cũng có nghĩa là phân định một khu vực xung quanh một vài cấu trúc, có lẽ là Trường Sa, trong khi chấp thuận phân định chỗ khác, như Hoàng Sa, tại thời gian muộn hơn. Hoặc nó có thể liên quan đến một vùng thử nghiệm với thỏa thuận rằng một thỏa thuận đầy đủ về một khu vực tranh chấp bao gồm cả hai quần đảo sẽ xuất hiện trong khuôn khổ thời gian đã định.
Giải pháp cho Hoàng Sa và Trường Sa bị những tính toán của Trung Quốc ngăn trở Tạp chí Thời Đại xin lược trích và giới thiệu bài phát biểu của Subhash Kapiira tại Hội thảo quốc tế Trường Sa - Hoàng Sa ... |
Trung Quốc sửa luật, mở rộng năng lực quân sự trong khu vực Trung Quốc sẽ đẩy mạnh sự phối hợp giữa lực lượng hải cảnh và quân đội, cho phép hai đơn vị này tập trận chung ... |
Luật pháp hay chiến tranh: Hãy để cơ chế tòa án làm dịu các tranh chấp ở châu Á Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài phát biểu của Jerome A. Cohen là giáo sư và là đồng viện trưởng tại Viện Luật pháp ... |