Sử dụng xe công vào mục đích cá nhân có thể bị phạt tới 20 triệu đồng
Đối tượng áp dụng Nghị định số 63/2019/NĐ-CP là cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước.
Tổ chức theo quy định trên gồm: Cơ quan nhà nước; đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp công lập; cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội; doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Sử dụng xe công vào mục đích cá nhân có thể bị phạt tối đa 20 triệu đồng. Ảnh minh họa |
Theo Nghị định 63/2019/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng xe công vào mục đích cá nhân có mức phạt tối đa lên tới 20 triệu đồng.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, dự trữ quốc gia và kho bạc Nhà nướcban hành ngày 11/07/2019 có quy định như sau:
“Phạt tiền đối với hành vi cho mượn, sử dụng tài sản công không đúng quy định (cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng tài sản công không phân biệt có hợp đồng cho mượn hay không có hợp đồng cho mượn, không phân biệt thời hạn cho mượn) theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp cho mượn tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp cho mượn tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp cho mượn tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô”.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định cụ thể các mức phạt đối với hành vi sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết khi không có quyết định phê duyệt Đề án của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại thời điểm thực hiện hành vi.
Cụ thể, phạt từ 1-5 triệu đồng trong trường hợp sử dụng tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng; từ 5-10 triệu đồng trong trường hợp sử dụng tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên; từ 15-20 triệu đồng trong trường hợp sử dụng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
Phạt tiền đến 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về xác định giá trị tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
Mức phạt tiền trên quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Mức phạt đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức.
Nghị định được ban hành ngày 11/7/2019 và có hiệu lực kể từ ngày 1/9/2019.
Xác minh nhiều xe biển xanh xuất hiện tại đám cưới con trai trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết đã nhận được thông tin phản ánh về việc nhiều xe biển xanh xuất hiện ... |
Đám cưới "khủng" của con Trưởng ban Dân vận Sóc Trăng: Nhiều xe "biển xanh" có mặt! Có đến 4 bữa tiệc được tổ chức trong 3 ngày, trong đó có một bữa tiệc thịnh soạn tại một nhà hàng lớn nhất ... |
Bộ Công an lên tiếng vụ nghi vấn xe biển xanh gây tai nạn rồi bỏ chạy Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, hiện người lái chiếc xe biển xanh nghi gây tai nạn trên đường Nguyễn Xiển (tối 4/5) ... |