Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
08:46 | 24/05/2020 GMT+7

Sử dụng điều hòa thế nào phù hợp và an toàn cho trẻ em

aa
Với thời tiết nóng bức, điều hòa không khí sẽ là giải pháp tạo giấc ngủ ngon cho trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết cách sử dụng điều hòa sao cho phù hợp và an toàn cho trẻ.
nhung dieu can biet khi dung dieu hoa cho tre nho Những điều con cần ở bố mẹ theo từng giai đoạn, độ tuổi
nhung dieu can biet khi dung dieu hoa cho tre nho Cần lưu ý điều gì khi đi xe ô tô trong thời tiết nắng nóng
nhung dieu can biet khi dung dieu hoa cho tre nho
Cần đảm bảo quy tắc an toàn khi sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Có nên dùng điều hòa cho trẻ nhỏ?

Đa số các bố mẹ đều tin rằng cơ thể trẻ nhỏ còn non nớt, khả năng chịu đựng và thích nghi kém nên tìm mọi cách để giữ ấm cho con như mặc quần áo dày, quấn tã hay ủ nhiều lớp chăn để cơ thể con không bị lạnh, vì vậy đã không dám dùng điều hòa cho trẻ mùa hè.

Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm, vì trẻ khỏe mạnh, đủ tháng và nặng từ 3,5 kg trở lên đều có đủ lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể. Cơ chế điều tiết thân nhiệt của trẻ cũng đã hoạt động để bé có thể ngủ ngon và an toàn ở cùng một nhiệt độ phòng như người lớn. Ngược lại, nếu cha mẹ ủ quá ấm, đắp nhiều chăn sẽ không có lợi mà còn khiến bé gặp nguy hiểm hơn.

Trên thực tế, việc bật điều hòa là điều hoàn toàn nên làm. Những đứa trẻ vừa được sinh ra trong bệnh viện, nơi bật điều hòa 24/24 rõ ràng hoàn toàn không gặp vấn đề nào về sức khỏe. Không những thế, các bà mẹ vừa sinh em bé, còn nằm tại bệnh viện cũng ở trong môi trường điều hòa. Vấn đề không phải việc bật điều hòa sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe mà quan trọng là sử dụng điều hòa đúng cách thì hoàn toàn không có chuyện gì xảy ra cả.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cũng khuyến cáo cha mẹ nên sử dụng điều hòa trong mùa hè oi bức. Điều này không chỉ làm giảm nguy cơ tử vong đột ngột cho bé mà còn tránh tình trạng mất nước do say nắng, hen suyễn, dị ứng, viêm da và các bệnh khác.

nhung dieu can biet khi dung dieu hoa cho tre nho
Cha mẹ dễ có những hiểu lầm về việc dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bệnh điều hòa

Đối với trẻ sơ sinh, nhiều người lại càng quan niệm sẽ dễ mắc “bệnh điều hòa” hơn người lớn.

Thực ra, nguyên nhân là bởi làn da của em bé mỏng, mềm, ít mỡ dưới da, mao mạch nhiều và trung tâm điều chỉnh nhiệt độ chưa được phát triển đầy đủ. Nếu điều hòa không khí không được sử dụng đúng cách, em bé sẽ bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh, mao mạch sẽ co lại, lỗ chân lông sẽ thu nhỏ lại và nhiệt độ cơ thể sẽ bị hạ thấp. Điều này khiến cho trung tâm điều hòa nhiệt độ và trung tâm lưu thông máu bị mất cân bằng.

Ngoài ra, ô nhiễm không khí trong phòng máy lạnh, các chất có hại như formaldehyde, benzene và amoniac thải ra từ đồ đạc, nội thất trong nhà cũng sẽ tác động trực tiếp tới hệ hô hấp ở trẻ và trở thành nguyên nhân gây ra bệnh nhưng người ta lại lầm tưởng là do điều hòa gây ra.

Nói một cách rõ ràng hơn, điều hòa không khí không gây ra bệnh tật, chỉ là do nó đã không được sử dụng đúng cách và môi trường không khí bị ô nhiễm nên mới là nguyên nhân gây ra bệnh mà thôi.

nhung dieu can biet khi dung dieu hoa cho tre nho
Điều hòa nên để ở 26-28 độ C.

Quy tắc dùng điều hòa an toàn

Nhiệt độ điều hoà nên để từ 26-28 độ

Theo tham khảo từ website của BV Từ Dũ, BS. Nguyễn Thị Thanh Bình Cố vấn khoa Sơ sinh – BV Từ Dũ chia sẻ: Giai đoạn sơ sinh được tính từ sau khi sinh ra đến 30 ngày tuổi. Trẻ sơ sinh không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn hay người lớn, nhất là trẻ non tháng. Trẻ sơ sinh nếu để trần truồng trong phòng với nhiệt độ 23 độ C thì sẽ bị lạnh như một người lớn trần trụi trong phòng 0 độ C.

Sau khi sinh nếu trẻ đủ tháng đã được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 – 37,5 độ C. Nếu trẻ được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn thì có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 26 – 28 độ C. Ở nhiệt độ này đối với người lớn, nhất là người mập mạp thì có khi là còn nóng bức nhưng đối với trẻ là lạnh và phải mặc đủ như đã nói. Vì thế, người lớn không nên quyết định nhiệt độ trong phòng có trẻ mới sinh theo sự thoải mái của mình.

Quy tắc 3 phút

Sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong và ngoài phòng điều hòa có thể nhanh chóng “hạ gục” sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ bị sốt, cảm cúm, ho. Mẹ nên nhớ mỗi khi muốn cho con từ phòng điều hòa ra ngoài thì hãy mở cửa trước đó 3 phút, cho con đứng chơi gần đó để quen với luồng không khí nóng bên ngoài. Mặt khác, khi bé ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi, mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.

Không để điều hòa thốc thẳng vào khu vực ngủ của bé

Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu thì với những bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. Ví trí đặt điều hòa nên ở trên cao. Cánh cửa gió của điều hòa không đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm, cũng không đặt tốc độ quạt gió quá mạnh. Nên đặt ở tốc độ quạt gió thấp nhất và để ở chế độ quay, tuyệt đối không để ở chế độ chạy thẳng một góc.

Thời gian bật điều hoà không quá 2-3 tiếng mỗi lần

Thời gian tối đa mẹ cho bé nằm điều hoà chỉ nên từ 2-3 tiếng mỗi lần. Điều này có nghĩa là cứ 2-3 tiếng, mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường từ 10-15 phút. Đây cũng là thời gian để đuổi không khí tù đọng đồng thời kết hợp đón nắng vào trong phòng bé.

Lần đầu bật điều hoà sau mùa đông dài cần vệ sinh kỹ

Điều hoà mới bật trở lại sau một mùa đông dài cần được vệ sinh sạch sẽ, bơm ga, rũ bỏ bụi trong tấm lưới lọc để tránh các loại nấm mốc, vi khuẩn hay mầm bệnh lưu trú lâu ngày trong máy làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.

Nhỏ mũi và cho con uống nước thường xuyên

Ngoài việc để ý về cách sử dụng điều hoà, mẹ cũng cần lưu ý sức khoẻ cho bé. Nằm điều hoà tạo cảm giác mát mẻ nhưng cũng rất dễ gây khô da, khô mũi. Mẹ cần lưu ý thường xuyên nhỏ nước muôi sinh lý cho bé, đồng thời cho con uống nhiều nước, với trẻ bú mẹ thì bú nhiều lần để tránh mất nước cho cơ thể.

Khi trẻ ngủ, mẹ cũng lưu ý đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Với trẻ ngủ qua đêm trong phòng điều hoà hay đạp chăn, mẹ có thể tham khảo các phương pháp này để giữ ấm cho con khi trẻ hay đạp chăn lúc ngủ.

nhung dieu can biet khi dung dieu hoa cho tre nho 4 điều phải ghi nhớ để bảo vệ mình khi đến trung tâm thương mại, chỗ đông người mùa dịch Covid-19

Dù được khuyến cáo nên ở nhà để hạn chế lây nhiễm Covid-19 nhưng nếu có việc buộc phải đến những nơi công cộng, đông ...

nhung dieu can biet khi dung dieu hoa cho tre nho Những điều kiêng kỵ của dân đi biển mà du khách nên nhớ

Khi đến thăm những vùng biển để tìm hiểu đời sống của ngư dân, du khách cần nhớ những điều kiêng kỵ sau để không ...

nhung dieu can biet khi dung dieu hoa cho tre nho Bệnh viêm não Nhật Bản và những điều cần biết

Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, làm tổn thương đến hệ thần kinh trung ương (não ...

Anh Vũ (TH)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Trời nắng nóng, cần lưu ý những gì khi mở điều hoà trên ô tô?

Trời nắng nóng, cần lưu ý những gì khi mở điều hoà trên ô tô?

Mở điều hoà ở mức trung bình, quạt gió để mức cao, mở cửa xe so le nhau để không khí nóng có thể nhanh thoát ra là những điểm lưu ý khi sử dụng điều hoà trên ô tô trong những ngày nắng nóng cao điểm.  
Cách dùng điều hòa tiết kiệm điện trong mùa hè

Cách dùng điều hòa tiết kiệm điện trong mùa hè

Điều hòa là một trong những thiết bị điện không thể thiếu trong mùa hè. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dùng điều hòa để vừa tốt cho sức khỏe lại tiết kiệm điện.

Các tin bài khác

Khi nào thí sinh được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT 2025 tạm thời?

Khi nào thí sinh được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT 2025 tạm thời?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ diễn ra chính thức từ ngày 26-27/6/2025. Bên cạnh các thông tin về thủ tục và quy trình dự thi, thí sinh cũng cần nắm rõ thời gian khi nào được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT 2025 tạm thời.
12 điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Indonesia

12 điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Indonesia

Indonesia luôn là điểm đến hấp dẫn của hàng triệu du khách thập phương muốn khám phá những cảnh quan thiên nhiên hoang dã và tìm hiểu về một đất nước đầy điều kỳ bí. Dưới đây là tổng hợp những địa điểm du lịch Indonesia nổi tiếng hàng đầu mà bất cứ ai cũng không nên bỏ qua.
Du lịch Indonesia: Kinh nghiệm mua SIM du lịch

Du lịch Indonesia: Kinh nghiệm mua SIM du lịch

Việc sử dụng SIM du lịch Indonesia có nhiều điểm lợi và lựa chọn phù hợp sẽ giúp chuyến đi của bạn trở nên trọn vẹn hơn. Hãy chuẩn bị sẵn cho mình một SIM du lịch khi đến Indonesia để không bỏ lỡ những khoảnh khắc đáng nhớ trên hành trình khám phá của bạn.
Cách đổi tiền tệ khi đi du lịch Indonesia

Cách đổi tiền tệ khi đi du lịch Indonesia

Indonesia là một trong những điểm đến du lịch được nhiều du khách quốc tế săn đón nhất hiện nay. Nếu bạn đang có kế hoạch đến với xứ sở vạn đảo này thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm đổi tiền khi đi du lịch Indonesia nhé.

Đọc nhiều

Hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025.
Thanh niên Việt - Trung tiếp nối lý tưởng, vun đắp tình hữu nghị

Thanh niên Việt - Trung tiếp nối lý tưởng, vun đắp tình hữu nghị

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội) diễn ra lễ khai mạc Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 24 năm 2025 với chủ đề “Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng”. Sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, "Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung" và nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Thanh niên Việt - Trung hiến kế xây dựng Đảng, khởi nghiệp và sáng tạo

Thanh niên Việt - Trung hiến kế xây dựng Đảng, khởi nghiệp và sáng tạo

Trong khuôn khổ chương trình Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 24 năm 2025, sáng 13/4, đoàn đại biểu thanh niên hai nước tham gia 3 tọa đàm để hiến kế xây dựng Đảng, khởi nghiệp, công nghệ và sáng tạo...
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Nhân dân nhật báo của Trung Quốc đăng bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm. Xin trân trọng giới thiệu nội dung bài viết tới bạn đọc.
Nhiều công trình thiết thực hỗ trợ bà con biên giới Thành phố Huế

Nhiều công trình thiết thực hỗ trợ bà con biên giới Thành phố Huế

Ngày 14/4, tại xã Quảng Nhâm (huyện A Lưới, Thành phố Huế), Ban Thanh niên Công an Thành phố Huế phối hợp với Đoàn Thanh niên Cục Đối ngoại (Bộ Công an) và các đơn vị liên quan khởi công xây dựng căn nhà nhân ái, khánh thành công trình “Thắp sáng bước chân em - Đường cờ Tổ quốc” và công trình “Camera an ninh”, góp phần nâng cao đời sống và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Ngày 12/4, tại huyện Cao Lộc (tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam) đã diễn ra chương trình khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân địa phương. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.
Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt  - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Ngày 11/4, tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) phối hợp Tổng trạm Kiểm tra Biên phòng xuất nhập cảnh Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức chương trình giao lưu sĩ quan, cán bộ trẻ hai bên.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Phiên bản di động