Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
14:35 | 26/03/2025 GMT+7

Sự độc đáo trong cách chào hỏi của một số quốc gia

aa
Dưới đây là một số nét văn hóa chào hỏi nổi bật ở các quốc gia trên thế giới.
3 kiểu chào hỏi trong văn hóa của người Nhật
2 kiểu chào hỏi trong văn hoá của người Malaysia

Pháp: Hôn lên má

Cách chào hỏi phổ biến ở Pháp là hôn lên má. Người Pháp mỗi khi gặp nhau thường bắt tay rồi ôm choàng vai và hôn lên má nhau. Thông thường, người ta hay hôn nhẹ lên má phải của người đối diện. Tuy nhiên tùy thuộc vào các vùng miền mà số lượng nụ hôn tăng lên hay ít đi.

Sự độc đáo trong cách chào hỏi của một số quốc gia

Tiếng Pháp không phải là sở trường của bạn? Không sao, hãy cố nhớ và thường xuyên sử dụng hai từ rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của người Pháp, “Bonjour” (chào buổi sáng) và Merci (cám ơn), là bạn đã có thể chinh phục được đối tác, nhân viên khách sạn, nhà hàng, và cả người bán hàng. Sẽ tốt hơn nữa, nếu bạn nhớ câu “Au revoir, bonne journée” để nói khi chào tạm biệt, ý chúc một ngày tốt lành.

Nhật Bản: Cúi người xuống

Tại Nhật Bản mọi người thường chào nhau bằng cách cúi người xuống. Hành động này trong tiếng Nhật gọi là ojigi. Cách hành lễ ngồi xuống và cúi người được xem là cách hành lễ cơ bản nhưng ngày nay người ta cứ đứng và cúi người nhiều hơn. Tùy thuộc vào tính trang trọng và thời gian mà góc độ cúi người sẽ khác nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày có 3 kiểu ojigi sau: chào hỏi xã giao hàng ngày, cúi người khoảng 15 độ; chào hỏi có phần trang trọng, cúi người khoảng 30 độ; khi cảm ơn hay cảm tạ ai đó, cúi người khoảng 45 độ.

Philippines: Cúi người tôn kính

Tại đảo quốc này, khi chào hỏi những người lớn tuổi người trẻ thường cầm tay phải của họ, cúi đầu và để lên trán mình rồi nói “Mano” để thể hiện sự kính trọng.

Tây Tạng: Lè lưỡi

Sự độc đáo trong cách chào hỏi của một số quốc gia

Truyền thống kỳ lạ này xuất hiện từ thế kỷ thứ 9 – thời kỳ trị vì của Lang Darma – một vị vua Tây Tạng độc ác có chiếc lưỡi màu đen. Người dân sợ rằng khi chết đi, ông sẽ đầu thai thành người khác, vì thế để chứng minh mình không phải là người độc ác khi khi gặp bất kỳ ai mọi người bắt đầu lè lưỡi của mình ra. Lời chào này sẽ đi kèm với hành động khoanh tay để trước ngực. Thói quen này khiến cho lời chào từ người Tây Tạng trở nên ngộ nghĩnh và thân thiện hơn rất nhiều.

New Zealand: Hongi (chạm mũi)

Thổ dân Maori ở New Zealand thường chào nhau bằng cách truyền thống hay còn gọi là Hongi. Khi chào hỏi sẽ cọ xát hay chạm mũi vào nhau để cảm nhận hơi thở của người đối diện.

Ả-rập Xê-út: Hôn lên mũi

Tại Ả-rập Xê-út, người ta sẽ bắt tay nhau và nói cụm từ “As-salamu alaykum” nghĩa là “Bình an ở cùng bạn”. Thường thì sau đó họ sẽ hôn mũi và đặt một tay lên vai của người đối diện. Tuy nhiên đây là cách dành cho những người thân thiết thôi bạn nhé!

Người Ả rập rất coi trọng nghi lễ và thường xét nét tất cả những biểu hiện bề ngoài. Vì thế, người nước ngoài khi chào hỏi hay làm quen với người Ả rập nên rất thận trọng và cần hành xử theo phương châm: nếu hiểu biết chắc chắn phong tục tập quán của họ thì hãy biểu hiện ra ngoài, còn nếu không thì tốt nhất nên kiềm chế bày tỏ thái độ. Sự rụt rè, e ngại khi giao tiếp, làm quen thậm chí còn được người Ả rập coi là chín chắn và tôn trọng chủ nhà.

Ấn Độ: Chắp tay

Người dân ở Ấn Độ sẽ chắp tay trước ngực và nói từ “Namaste” (Xin chào) khi chào hỏi. Namaste là hình thức hai lòng bàn tay chạm vào nhau và đặt ngang trước ngực, kèm theo là một cái gật đầu nhẹ. Đôi khi Namaste cũng diễn ra ngay sau cái bắt tay đầu tiên. Bạn có thể đáp lại bằng cách đặt bàn tay phải trước ngực sau khi bắt tay.

Sự độc đáo trong cách chào hỏi của một số quốc gia

Ngoài ra còn có một cách chào trang trọng hơn, đó là “namaskar” – với ý nghĩa vô cùng đặc biệt “tôi xin cúi mình trước bạn”.

Thái Lan: Cúi người

Tương tự như nghi thức ở Ấn Độ, lời chào ở Thái được gọi là “Wai”. Khi chào, họ làm cử chỉ giống như cầu nguyện và kèm theo một cái cúi đầu nhẹ. Khi chào, bạn phải cúi xuống để tránh nhìn thẳng vào mắt đối phương. Khi nữ giới chào sẽ nói “sawadee kha”, khi nam giới chào sẽ nói “sawadee khab”.

Malaysia

Người Malaysia thường chạm vào ngón tay của nhau bằng cả hai tay và sau đó đặt lòng bàn tay lên ngực trái của họ. Khi chào một người Malaysia vào buổi sáng thì bạn dùng “Salamat pagi”, vào buổi chiều là “saolamat petang”.

Với khách du lịch hoặc người lạ, ngoài bắt tay thì không nên có sự tiếp xúc nào nơi công cộng giữa hai người khác giới. Khi bạn được giới thiệu với một phụ nữ Malaysia, bạn chỉ nên bắt tay khi họ đã đưa tay ra trước. Nếu họ không chủ động đưa tay ra bắt trước thì bạn chỉ nên cười và cúi chào. Ngược lại điều này được chấp nhận ở những người cùng giới.

3 kiểu chào hỏi trong văn hóa của người Nhật 3 kiểu chào hỏi trong văn hóa của người Nhật
Văn hóa chào hỏi không chỉ là một trong những văn hóa giao tiếp cầu kỳ nhất mà nó còn là nét đẹp trong truyền thống của cư dân xứ hoa anh đào.
2 kiểu chào hỏi trong văn hoá của người Malaysia 2 kiểu chào hỏi trong văn hoá của người Malaysia
Giống với văn hoá của người Việt - “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, đối với người Malaysia, văn hoá chào hỏi cũng rất được đề cao và là một nét đẹp thể hiện nhân cách, đạo đức và trình độ văn hoá của mỗi người.
PV
Nguồn:

Tin bài liên quan

Để tránh bị lạc khi đi du lịch nước ngoài cần chuẩn bị những gì?

Để tránh bị lạc khi đi du lịch nước ngoài cần chuẩn bị những gì?

Khi đặt chân đến một vùng đất mới lạ, nơi mà bạn còn chưa biết nhiều về nó thì khả năng đi lạc trong quá trình đi du lịch nước ngoài là điều dễ xảy ra. Vậy làm thế nào để không bị lạc? Cần chuẩn bị những gì trước chuyến đi để giữ an toàn cho bản thân?
Văn hoá dùng bữa của người Châu Âu bạn nên biết

Văn hoá dùng bữa của người Châu Âu bạn nên biết

Dưới đây là một số quy tắc cơ bản trong vô vàn những quy tắc bắt buộc phải biết trên bàn ăn của người châu Âu. Bạn cần biết những quy tắc này để không trở nên thiếu chuyên nghiệp, kém sang trọng trong mắt chủ tiệc và những vị khách khác cùng bàn.
Quy tắc trên bàn ăn của một số quốc gia cần lưu ý

Quy tắc trên bàn ăn của một số quốc gia cần lưu ý

Mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau sẽ có những quy tắc, quy chuẩn văn hóa khác nhau, trong đó có quy tắc trên bàn ăn. Bạn nên tìm hiểu một số quy tắc cơ bản trên bàn ăn ở một số quốc gia vì nhiều khi, đến những nơi này, bạn sẽ bị người địa phương nhìn với ánh mắt kỳ lạ chỉ vì hành xử không chuẩn.

Các tin bài khác

Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 7/4/2025

Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 7/4/2025

Trong ngày 7/4/2025 những con số này có thể tiếp thêm năng lượng cho các cung hoàng đạo tiến hành công việc tốt đẹp hơn.
Thay đổi trong chấm thi tốt nghiệp THPT 2025

Thay đổi trong chấm thi tốt nghiệp THPT 2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ có sự điều chỉnh trong công tác chấm thi dựa theo những thay đổi trong cấu trúc đề thi được quy định trong văn bản của Bộ GDĐT.
Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 6/4/2025

Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 6/4/2025

Hé lộ số may mắn ngày 6/4/2025 của 12 cung hoàng đạo trong công việc giúp bạn tự tin chủ động hơn.
Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Bên cạnh checklist những điểm tham quan hấp dẫn hay những món ăn “phải thử”, du khách đừng quên mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết cho chuyến đi.

Đọc nhiều

Hội đồng Anh muốn tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học tại Cần Thơ

Hội đồng Anh muốn tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học tại Cần Thơ

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thị Ngọc Điệp cùng lãnh đạo các sở, ngành hữu quan vừa có buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội đồng Anh tại Việt Nam, do ông James Shipton - Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam - làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại thành phố Cần Thơ.
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em: Hành trình từ bữa ăn đến kỹ năng sống

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em: Hành trình từ bữa ăn đến kỹ năng sống

Từ những vườn rau xanh nơi vùng núi đến các sáng kiến sức khỏe học đường, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã góp phần thay đổi cuộc sống của hàng triệu trẻ em Việt Nam. Không chỉ cải thiện dinh dưỡng, tổ chức còn lan tỏa cảm hứng về một cách tiếp cận toàn diện với sức khỏe và kỹ năng sống – nền tảng cho một thế hệ tương lai vững vàng.
Một Việt Nam nghĩa tình trong mắt người dân Myanmar

Một Việt Nam nghĩa tình trong mắt người dân Myanmar

Trong những ngày vừa qua, hình ảnh những chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam không quản hiểm nguy, sát cánh cùng lực lượng quốc tế cứu hộ các nạn nhân trong thảm họa động đất tại Myanmar đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân nước bạn.
Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản TP.HCM tặng sách cho 11 trường ở Việt Nam

Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản TP.HCM tặng sách cho 11 trường ở Việt Nam

Sáng nay 4/4, Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản TP.HCM đã trao tặng sách tham khảo cho 11 trường học ở TP.HCM với rất nhiều đầu sách.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Ngày 1 và 2/4, đoàn kiểm tra Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng làm trưởng đoàn đến kiểm tra tháng đầu huấn luyện tại các đơn vị trực thuộc Vùng đóng quân trên địa bàn TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Sáng 2/4, các Biên đội tàu 263, 261 (thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với các Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc

Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc

Ngày 22/3, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Tiểu đoàn 563, Vùng 5 Hải quân tổ chức tham quan, học tập tại Di tích Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc (gọi tắt là Trại giam Phú Quốc). Hoạt động có sự tham gia của hàng trăm chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025 tại đơn vị.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Phiên bản di động