Sóc Trăng thu hút trên 200.000 tỷ đồng tại Hội nghị xúc tiến đầu tư 2022
Hội nghị còn có hơn 600 đại biểu là lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, đại diện cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, hiệp hội các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước; lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tham dự.
Quang cảnh Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng năm 2022. |
Với chủ đề: “Đồng hành - Hợp tác - Phát triển”, hội nghị là dịp để tỉnh Sóc Trăng tập trung kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực như: nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp và năng lượng tái tạo, thương mại, dịch vụ, du lịch, logistics và kinh tế biển… đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trước đó, năm 2018, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư và phát động khởi nghiệp. Đến nay đã có 7 dự án đã đi vào hoạt động với số vốn đầu tư 2.870 tỷ đồng; 4 dự án đang triển khai xây dựng với số vốn 3.230 tỷ đồng; 2 dự án đã thực hiện thủ tục đấu giá và các dự án khác đang thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định. Từ sau hội nghị, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đón tiếp, làm việc với hơn 500 lượt nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội hợp tác, nghiên cứu đầu tư. Qua đó, địa phương đã thu hút được 101 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 67.500 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao đổi với các nhà đầu tư tại Hội nghị. |
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Lâm Văn Mẫn - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết, từ năm 2021 đến nay, đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, địa phương duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức. Theo ông Mẫn, giá trị xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của tỉnh trong năm 2021 là một trong những tỉnh đứng đầu khu vực ĐBSCL với tổng kim ngạch đạt 1,29 tỷ USD. An sinh xã hội và an ninh, trật tự tiếp tục được bảo đảm, tạo niềm tin vững chắc cho các nhà đầu tư khi triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Cũng theo ông Mẫn, trong thời gian tới trung ương sẽ triển khai nhiều công trình hạ tầng liên vùng như: tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, các tuyến quốc lộ, cầu Đại Ngãi, đặc biệt là Cảng biển Trần Đề đã được Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Việt Nam. Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 13 về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đã đặt nhiệm vụ đến năm 2030 “hoàn chỉnh hệ thống cảng biển theo quy hoạch, trong đó cảng Trần Đề phát triển thành cảng đặc biệt và đóng vai trò cảng cửa ngõ của Vùng”. Do đó, trong tương lai, Sóc Trăng sẽ có cơ hội là cửa ngõ giao thương, kết nối vùng ĐBSCL, các nước tiểu vùng sông Mekong qua hành lang kinh tế Đông - Tây với tuyến hàng hải quốc tế; đồng thời, tỉnh sẽ khai thác lợi thế hành lang kinh tế ven sông Hậu kết nối khu vực kinh tế biển để phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch, các dự án năng lượng, logistics… tạo động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Với mong muốn đồng hành, hợp tác, phát triển bền vững, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết địa phương sẽ luôn thực hiện nhất quán thông điệp “Đồng hành - Hợp tác - Phát triển”, cam kết luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư an tâm sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
Tại hội nghị, ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã thông tin về định hướng thu hút đầu tư giai đoạn 2022 - 2025 của địa phương, theo 5 trụ cột gồm: dịch vụ logistics; hạ tầng công nghiệp - đô thị; nông nghiệp công nghệ cao; du lịch; năng lượng tái tạo. Ông Lâu cũng khẳng định cam kết của địa phương với phương châm “4 đồng hành” gồm: Đồng hành cùng nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp quy hoạch, đồng thời đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư; đồng hành với nhà đầu tư trong giải quyết các thủ tục hành chính để triển khai dự án; kể cả những thủ tục thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương; đồng hành cùng nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình; tỉnh cam kết đầu tư hạ tầng, đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến chân hàng rào dự án; đồng hành cùng nhà đầu tư giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong suốt quá trình đầu tư, hoạt động của dự án. “Với những định hướng phát triển rõ ràng, cụ thể, cùng với quyết tâm mạnh mẽ, trong thời gian tới, tỉnh Sóc Trăng mong muốn được tiếp đón nhiều hơn nữa các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tỉnh cùng hợp tác và phát triển”, ông Lâu nhấn mạnh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. |
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, ĐBSCL và cả nước nói chung cần xây dựng hệ sinh thái, môi trường đầu tư “công khai, minh bạch, bình đẳng, an toàn, hiệu quả, bền vững”. Với phương châm đó, Thủ tướng chỉ ra 13 nội dung mà tỉnh Sóc Trăng, các bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân cùng chung tay, góp sức tạo sức mạnh tổng hợp phát triển tỉnh Sóc Trăng nói riêng, vùng ĐBSCL và đất nước nói chung trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Đó là phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, trước hết là trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực phát triển, không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, các giá trị văn hóa, đạo đức và môi trường sinh thái để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Bên cạnh đó, cần thực hiện các đột phá chiến lược về hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế. Phải coi trọng công tác quy hoạch; công tác quy hoạch phải đi trước một bước, có kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển, với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược. Quy hoạch phải tìm ra và phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; chỉ ra được khó khăn, tồn tại, thách thức để có giải pháp khắc phục.
Cũng theo Thủ tướng, tỉnh Sóc Trăng cần lựa chọn vấn đề ưu tiên có tác động lan tỏa lớn, phát triển hiệu quả, bền vững để triển khai trước, song phải tính linh hoạt, hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình là chính, trên tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nước và quốc tế; lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; ngoại lực là quan trọng, cần thiết, thường xuyên, đột phá. Thủ tướng cũng lưu ý các địa phương phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển, mảnh đất của mình, không trông chờ, ỷ lại. Các bộ, ngành và địa phương phải phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ nhau để cùng phát triển; các nhà đầu tư cần thực hiện đúng các cam kết đầu tư.
Thủ tướng cũng đề nghị người dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; mặt khác, cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân trên cơ sở hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro. Các địa phương có cơ chế huy động nguồn lực toàn xã hội, tiếp tục thực hiện các kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Thủ tướng yêu cầu ngay sau hội nghị này, tỉnh Sóc Trăng và các bộ, cơ quan trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý tập trung giải quyết, xử lý ngay các kiến nghị của nhà đầu tư, doanh nghiệp hoặc kịp thời đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền theo quy định.
Các nhà đầu tư ký kết ghi nhớ hợp tác với địa phương. |
Tại hội nghị, tỉnh Sóc Trăng đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 4 dự án với tổng mức đầu tư đăng ký đạt 12.078 tỷ đồng, đồng thời ký ghi nhớ nghiên cứu khảo sát đầu tư với 19 doanh nghiệp với tổng mức đầu tư đăng ký trên 200 nghìn tỷ đồng. Dịp này, UBND tỉnh Sóc Trăng và Tập đoàn FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2025.
Thủ tướng thăm, động viên thầy trò Trường Dân tộc nội trú tại Sóc Trăng Sáng 28/4, trong chương trình công tác tại Sóc Trăng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã đến thăm, động viên các giáo viên, học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú Huỳnh Cương tại TP Sóc Trăng.
Tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm, kiểm tra trường lớp, khu bán trú, khu sinh hoạt chung, khu nhà ăn của nhà trường và ân cần thăm hỏi điều kiện sinh hoạt, việc học tập của các em học sinh, nắm bắt tình hình thực tế về chính sách giáo dục với con em đồng bào dân tộc thiểu số cũng như những tồn tại, vướng mắc đối với hệ thống các trường dân tộc nội trú. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, thực tiễn cho thấy mô hình trường dân tộc nội trú là mô hình phù hợp với điều kiện thực tiễn, góp phần thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không ngừng chăm lo an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực… Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng tiếp tục quan tâm tới sự nghiệp giáo dục, đầu tư hơn nữa cho hạ tầng xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa… nói chung và cho trường Huỳnh Cương nói riêng, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học sinh tại đây, giúp mỗi em học sinh phát huy được hết các khả năng, tiềm năng của mình… |
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sóc Trăng cần phát huy ý thức tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên Tối ngày 27/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Lễ kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng (tháng 4/1992 - tháng 4/2022); đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh và công bố thành phố Sóc Trăng là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Sóc Trăng. |
Thăm, chúc Tết các vị sư sãi và phật tử các chùa trên địa bàn khu vực biên giới biển Sóc Trăng Nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 6/4, Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Sóc Trăng do Đại tá Bùi Văn Bình, Phó Chỉ huy trưởng Nghiệp vụ làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà các vị sư sãi và phật tử các chùa trên địa bàn khu vực biên giới biển thuộc huyện Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. |
Phó Thủ tướng Thường trực chúc mừng Tết Chôl Chnăm Thmây tại Sóc Trăng Chiều ngày 5/4, nhân chuyến công tác tại tỉnh Sóc Trăng, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh dự họp mặt, chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh. |