Singapore bổ sung "ngân hàng máu” từ lao động nhập cư
Thành phố nào của Đông Nam Á an toàn nhất thế giới cho du khách? Forbes Advisor vừa công bố danh sách 10 thành phố an toàn nhất thế giới dành cho du khách, trong đó, khu vực Đông Nam Á góp mặt một đại diện. |
"Công nghệ chưa thể tạo ra máu, nhưng tình người có thể giúp những người đang cần máu" Gặp mặt những người hiến máu tình nguyện tiêu biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, khoa học, công nghệ ngày hôm nay chưa đủ khả năng để tạo ra máu, nhưng tình người có thể giúp những người đang cần máu. |
Nhiều lao động nhập cư làm việc tại Singapore lựa chọn hiến máu như một nghĩa cử cao đẹp để giúp đời. (Ảnh: The Straits Times). |
Anh Saeid Mohammad Abu là người Bangladesh sang làm công nhân xây dựng tại Singapore đã được ba năm.
Vốn là người thường xuyên hiến máu khi còn ở quê nhà, giờ đây, chàng thanh niên 27 tuổi quyết định tiếp tục thực hiện nghĩa cử cao đẹp này khi đang ở nước ngoài.
“Tôi được công ty cho phép nghỉ việc được hưởng lương một ngày, và thanh toán tiền taxi để đi hiến máu”, anh Saeid hào hứng kể, và cho biết thêm, việc hiến máu được thực hiện rất dễ dàng, không gặp bất cứ trở ngại nào.
Ông Prakash Menon, Giám đốc chương trình hiến máu nhân đạo thuộc Hội Chữ thập đỏ Singapore (SRC) cho biết, kể từ năm 2018 đến nay, gần 2.500 lao động nhập cư đã đến đây để hiến máu.
“Hầu hết đều tự nguyện hiến máu vì họ cho rằng, đây là một cách ý nghĩa để cứu người và giúp ích cho đời”, ông Prakash cho biết.
Trong thời gian vừa qua, SRC đã hợp tác với Trung tâm Quản lý Lao động Nhập cư Singapore (MWC) thực hiện nhiều hoạt động thu hút sự tham gia của lao động nhập cư đóng góp vào ngân hàng máu thông qua các nền tảng mạng xã hội và mạng lưới của hơn 6.000 đại sứ lao động nhập cư trên khắp cả nước.
Theo ông Michael Lim, Giám đốc Điều hành của MWC thì “trở ngại lớn nhất chính là lịch trình làm việc bận rộn có thể ngăn cản người lao động nhập cư tham gia vào những ngày hiến máu theo lịch trình định kỳ, cũng như đảm bảo họ được nghỉ ngơi đầy đủ trước và sau khi hiến máu”.
Những chiến dịch truyền thông kêu gọi người dân tham gia hiến máu được SRC tổ chức thường xuyên. (Ảnh: The Straits Times). |
Singapore đang phải đối mặt với hai thách thức chính đối với việc hiến máu, đó là: tình trạng dân số già và số lượng người hiến máu trẻ tuổi sụt giảm đáng kể.
Thống kê cho thấy, trong vờng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ thanh niên hiến máu giảm hơn một nửa, từ 31% năm 2013 xuống còn 15% năm 2023.
Chính vì vậy, SRC phải tìm kiếm nhiều nguồn khác nhau để kêu gọi hiến máu, trong đó, người lao động nhập cư đến từ các quốc gia như Philippines, Indonesia, Myanmar, Bangladesh... là nhóm đối tượng luôn sẵn sàng để thực hiện điều này.
Singapore luôn trong tình trạng thiếu máu. (The Straits Times). |
Sinh viên Lào, Campuchia hiến máu tình nguyện Với tinh thần “Một giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”, ngày 13/11, Tổng Lãnh sự quán nước CHDCND Lào tại thành phố Hồ Chí Minh, Ký túc xá sinh viên Lào và Trung tâm Công tác xã hội Thanh niên Thành phố cùng phối hợp tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2022. |
Ra mắt tính năng hiến máu trên Facebook tại Việt Nam Chính thức xuất hiện trên Facebook của người dùng Việt Nam vào ngày 16/2/2022, tính năng này sẽ cho phép các cơ sở tiếp nhận máu tại Việt Nam kết nối dễ dàng, nhanh chóng với người hiến máu; giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về hiến máu an toàn và tăng cơ hội của người dân được tiếp cận với các địa điểm hiến máu gần nhất. |