Sau nửa năm, giải ngân đầu tư công vốn nước ngoài mới đạt hơn 27%
Cần một Nghị quyết của Quốc hội để thúc đẩy giải ngân đầu tư công Khi nhận trọng trách Bộ trưởng Tài chính, ông Hồ Đức Phớc có lẽ không thể hình dung đến một ngày phải đối diện với thực trạng dù nhu cầu đầu tư rất lớn nhưng Bộ Tài chính phải dằn lòng đem tiền đi gửi ngân hàng, lý do vì dù khao khát nhưng cũng không giải ngân nổi. Mâu thuẫn này do đâu, và giải pháp là gì? Thời Đại đã có cuộc trao đổi cùng với người đứng đầu ngành tài chính về nội dung này. |
Gần 24,6 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công của Bộ Giao thông sẽ được chuyển đi đâu? Nghị quyết của Quốc hội vừa điều chỉnh giảm hơn 24.594 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT để phân bổ thêm cho 10 địa phương... |
Ngày 28/6/2023, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị với các bộ, ngành về giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài 6 tháng đầu năm và các biện pháp tăng cường giải ngân năm 2023, với sự tham gia của 13 bộ, ngành cơ quan trung ương.
Tại hội nghị, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ (Bộ Tài chính) cho biết, ước tính 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành đạt 27,2%, tương đương 3.225 tỷ đồng.
Sau nửa năm, mới có 5/11 bộ, ngành thực hiện giải ngân. Tuy nhiên, cũng chỉ tập trung vào 3 đơn vị là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với tỷ lệ giải ngân nguồn vốn nước ngoài đạt 47,4%, Bộ Giao thông Vận tải là gần 31%, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 30,5%.
Ngoài ra, có hai bộ là Bộ Tài nguyên và Môi trường mới giải ngân 4,2% và Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt gần 5,3%.
“Tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành đạt 27,2%. Tỷ lệ giải ngân này là khả quan, có sự tiến bộ hơn so với năm 2021 và 2022”, ông Trương Hùng Long nhận xét về kết quả.
Tuy nhiên, ông Long cũng thẳng thắn đánh giá, khối lượng hoàn thành chưa cao. Do đó, để đạt được mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công đề ra thì nhiệm vụ từ nay đến cuối năm lớn, cần sự quyết tâm, quyết liệt, cần những giải pháp khả thi, sát thực tế.
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cũng cho biết, 6 bộ, cơ quan trung ương còn lại chưa có giải ngân là Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội - mới được phê duyệt điều kiện cho vay lại, ký hiệp định vay phụ và hợp đồng ủy quyền. Các đơn vị khác còn lại là: Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Những nguyên nhân cố hữu...
Tại hội nghị, một số nguyên nhân đã không ít lần được đề cập, khiến giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài chậm tiếp tục được chỉ ra như: Chậm giải phóng mặt bằng, tái định cư; Vướng mắc, tranh chấp giữa nhà thầu và Chủ đầu tư về giá trị trượt giá, khối lượng, giá trị cuối cùng; Dự án thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định vay...
Trong đó, việc chậm điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn tới chậm ký kết hợp đồng do không đảm bảo nguồn vốn thực hiện, dẫn tới nhiều gói thầu chậm triển khai.
Cùng với đó là vướng mắc do chậm nhận được ý kiến không phản đối của nhà tài trợ hoặc ý kiến chấp thuận của nhà tài trợ đối với hồ sơ mời thầu, hồ sơ có liên quan. Hồ sơ xin ý kiến chưa đầy đủ và do cách thức tổ chức triển khai dự án.
Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại. Ảnh: Đức Minh |
Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, các vướng mắc này thuộc trách nhiệm xử lý của ban quản lý dự án, cơ quan chủ quản dự án và các nhà tài trợ.
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đại diện Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương thực hiện các giải pháp trong phạm vi quản lý của mình và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
Đối với các cơ quan chủ quản, cần rà soát phân bổ chi tiết dự toán đến từng dự án, đảm bảo sát tiến độ, nhu cầu giải ngân của dự án và kịp thời nhập vào hệ thống Tabmis (Hệ thống Thông tin Quản lý ngân sách và kho bạc) để các dự án có cơ sở giải ngân.
Trong đó, tập trung vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt, các dự án ưu tiên cần sớm hoàn thành để đưa vào sử dụng và các dự án sắp hoàn thành, các dự án sắp hết thời hạn giải ngân theo quy định của hiệp định vay.
Với trường hợp nhận thấy không đủ khả năng giải ngân do vướng mắc đã quá lâu không giải quyết được, đề nghị hủy, chuyển dự toán cho dự án khác có tính sẵn sàng hơn.
Hơn 177 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công được thực hiện, tăng 18,4% Trong 5 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 177 nghìn tỷ đồng, bằng 25,5% kế hoạch năm và tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2022... |
Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 20% kế hoạch Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm mới đạt 22,22% kế hoạch, thấp hơn cùng kỳ năm 2022 (22,37%); trong đó có 32 bộ, cơ quan trung ương và 05 địa phương mới giải ngân được dưới 10% kế hoạch vốn. |