Sau hạ lãi suất điều hành, Nhà điều hành tiếp tục bơm ròng hơn 48 nghìn tỷ đồng vào hệ thống
Lãi suất điều hành vẫn có thể giảm tiếp?
Đặt trong tương quan chính sách tiền tệ là “cứu cánh” đối với tình hình kinh tế trong nước, chuyên gia cho rằng vẫn có khả năng sẽ có thêm một đợt giảm lãi suất 50-100 điểm cơ bản trong quý 3/2023, đưa lãi suất điều hành về gần mức trước đợt tăng mạnh vào tháng 10 năm ngoái.
|
Lãi suất phát hành trái phiếu quá cao sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó
Đó là cảnh báo của TS. Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) tại Tọa đàm "Ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển thị trường trái phiếu" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 28/5.
|
Bản tin thị trường tiền tệ, trái phiếu tuần mới công bố của SSI Research cho biết, thanh khoản trên hệ thống ngân hàng tiếp tục ổn định và hoạt động trên kênh thị trường mở khá trầm lắng. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ phát hành mới 578 tỷ đồng trên kênh mua kỳ hạn, ở kỳ hạn 7 ngày và lãi suất 5% nhằm tài trợ cho khoản đáo hạn trên kênh này (753 tỷ đồng).
Điểm nhấn trong tuần tiếp tục đến từ khối lượng tín phiếu kỳ hạn 91 ngày đáo hạn (tổng giá trị là 49 nghìn tỷ đồng) và nhờ vậy, NHNN đã bơm ròng 48,4 nghìn tỷ đồng thông qua kênh thị trường mở. Khối lượng lưu hành trên kênh tín phiếu giảm xuống còn 41,7 nghìn tỷ đồng và trên kênh cầm cố giảm mạnh xuống chỉ còn 1,4 nghìn tỷ đồng.
Thanh khoản dồi dào giúp mặt bằng lãi suất liên ngân hàng dao động trong biên độ hẹp với 4,0 – 4,5%/năm cho kỳ hạn qua đêm và 4,3 - 5,0%/năm trong khi đó ổn định ở các kỳ hạn dưới 1 tháng.
Trong tuần này, khối lượng tín phiếu đáo hạn ước tính là 24,8 nghìn tỷ đồng và tiếp tục là yếu tố giúp hỗ trợ thanh khoản.
Ngày 25/5, NHNN tiếp tục giảm lãi suất điều hành lần thứ 3 trong năm, với mức giảm 50 điểm cơ bản ở một số lãi suất chủ chốt như lãi suất tái cấp vốn, trần lãi suất huy động dưới 6 tháng hay lãi suất trên kênh OMO.
Như vậy, đa số lãi suất điều hành đều đã giảm về mức trước COVID (năm 2019) hay thậm chí thấp hơn mức đó, cho thấy động thái khá chủ động của NHNN trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, cũng như là tín hiệu cho việc lãi suất thị trường cần phải điều chỉnh thêm từ mức hiện tại để có thể về vùng trước COVID.
Trên thực tế, mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường tiếp tục hạ nhiệt ở các kỳ hạn, với mức giảm 50 điểm cơ bản ở cả nhóm NHTMCP Nhà nước và tư nhân cho kỳ hạn dưới 6 tháng và 20-50 điểm cơ bản cho kỳ hạn trên 6 tháng.
Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất vẫn khá phân hóa giữa các nhóm ngân hàng này cho kỳ hạn trên 6 tháng. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng hiện niêm yết ở mức 6,8% cho nhóm NHTMCPNN, 7,2-7,5% cho nhóm NHTMCP lớn và 7,8 – 8,8% cho nhóm NHTMCP còn lại.
Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá niêm yết tại các NHTM và tỷ giá tự do tăng giá nhẹ, hiện đang dao động quanh mức VND 23.500/USD trong khi tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng tăng nhẹ lên mức VND 23.480/USD.
Nhìn chung, xu hướng của VND trong tháng 5 trái ngược với xu hướng quốc tế khi VND hầu như chỉ đi ngang trong khi DXY đã tăng tới 2,5% trong tháng nhờ nguồn cung ngoại tệ khá tích cực trong khi nhu cầu ngoại tệ đang ở trạng thái khá yếu (nhập khẩu giảm 17,9% so với cùng kỳ trong 5 tháng đầu năm).
5 ngành có thể hưởng lợi khi lãi suất giảm, thép dẫn đầu với lợi nhuận tăng thêm 4,2%
CTCK Mirae Asset Việt Nam (MAS) cho rằng, ở kịch bản trung tính mức giảm lãi suất cho vay xuống 0,5%, sẽ giúp cho ngành Thép có phần cải thiện tăng lợi nhuận trước thuế lớn nhất ở mức 4,2%, và nhóm thực phẩm có mức biến động thấp nhất với 1,1%.
|
Liên hoàn tác động chính sách, lãi suất cho vay có thể giảm?
Chỉ trong chưa đầy một tuần, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tiếp đưa ra một loạt quyết định điều hành hướng vào mục tiêu hạ mặt bằng lãi suất cho vay và khơi thông tín dụng.
|