Trang chủ Văn hóa - Du lịch
11:00 | 13/02/2021 GMT+7

Sài Gòn từng có "Pháo đài Châu Âu" đồ sộ

aa
Sài Gòn hơn 300 năm tuổi, dù không được coi là “cổ kính” nhưng lại lưu giữ rất nhiều ký ức lịch sử - văn hóa - kiến trúc. Nhiều công trình kiến trúc đã hoàn toàn biến mất về mặt thực thể, nhiều con người đã về phía bên kia trời từ lâu, chỉ còn lại vài dòng ngắn ngủi trong thư tịch...
Cao Bằng xuất hiện băng tuyết như châu Âu dưới tiết trời -1,4 độ C Cao Bằng xuất hiện băng tuyết như châu Âu dưới tiết trời -1,4 độ C
Chìm sâu trong khối không khí lạnh cường độ mạnh, nhiệt độ tại các khu vực núi cao phía Bắc có nơi xuống dưới 0 độ C. Sáng 8/1, băng tuyết xuất hiện dày đặc ở đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và đỉnh Phja Oắc (Cao Bằng).
Những món ăn độc lạ chỉ Sài Gòn mới có Những món ăn độc lạ chỉ Sài Gòn mới có
Du khách đến với Sài Gòn không chỉ bởi những địa điểm nổi tiếng hay nhịp sống hiện đại với đủ các hoạt động ăn chơi cả ngày lẫn đêm, mà còn vì nền ẩm thực phong phú, độc đáo.

Khởi đầu bằng sự chiến thắng, tầm nhìn chiến lược

Tháng 8/1788, lợi dụng lúc quân Tây Sơn bận tái lập trật tự ở Bắc Hà và đánh quân Thanh xâm lược, Nguyễn Ánh (niên hiệu Gia Long) đánh chiếm được Sài Gòn. Hai năm sau (1790), Nguyễn Ánh chọn đất Sài Gòn làm kinh đô, gọi là Gia Định kinh, cho xây một pháo đài kiểu Vauban của Pháp.

Thành tọa lạc trên diện tích chừng 2km2; trải rộng từ Nam đến Bắc, từ đường Mac-Mahon (Nam Kỳ Khởi Nghĩa) tới bức tường thành đã bị phá (khu vực bên ngoài đường Đinh Tiên Hoàng và Tôn Đức Thắng); từ Đông sang Tây, từ đường Espagne (Lê Thánh Tôn) đến đường Rue des Mois (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu). Việc xác định địa giới này cũng không hoàn toàn chính xác, bởi vào thời điểm đó chưa có các con đường, chỉ là áng chừng cho dễ hình dung.

Sài Gòn từng có
Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh ngày nay. Ảnh Nguyễn Trọng Nhân.

Nơi này nằm ở hữu ngạn sông Sài Gòn (bờ bên phải), khi đó là rừng cây thấp lúp xúp xen lẫn cỏ lác, không người ở, nhưng lại là khoảng đất cao nhất so với toàn khu vực, cao hơn mặt sông chừng 2-2,5m, có chỗ cao hơn 3m và cao hơn 3-5m so với mực nước biển. Khoảng đất này nằm gần sông với một khoảng cách khá lý tưởng cho các hoạt động kinh tế và quân sự. Tính từ ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Lê Duẩn tới bờ sông Sài Gòn theo đường chim bay hướng đường Tôn Đức Thắng là 800m, đến rạch Thị Nghè là 650m.

Nhà Nguyễn chọn nơi đây làm thành phòng thủ không chỉ vì là nơi cao ráo mà còn vì thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, vật liệu từ sông Sài Gòn, rạch Thị Nghè lên xuống, cũng như chuyển quân theo đường bộ và đường thủy. Từ địa điểm này có thể quan sát mọi động tĩnh bốn phía, nhất là đối phương từ biển vào qua cửa sông Sài Gòn và rạch Thị Nghè.

Trước đó, các triều đình phong kiến Việt Nam thường xây thành lũy theo hình vuông, chữ nhật, tròn hay móng ngựa và dựa vào sườn núi. Chẳng hạn, thành nhà Hồ do Hồ Quí Ly xây năm 1397 (tại Thanh Hóa) hình vuông, Hoàng thành Thăng Long trước nhà Nguyễn cũng hình vuông.

Tuy nhiên Nguyễn Ánh mời các kiến trúc sư và kỹ sư người Pháp thiết kế một tòa thành kiên cố và hiện đại nhất thời bấy giờ, được lấy gần như nguyên mẫu kiểu thành Vauban của Pháp. Vauban là tên thường gọi của Sébastien Le Prestre (1633-1707), ông là lãnh chúa, hầu tước xứ Vauban, một kỹ sư quân sự lừng danh thời vua Louis XIV.

Ông đã thiết kế loại pháo đài quân sự được cấu trúc bởi các lớp thành đa giác chồng lên nhau (bát giác, lục giác, ngũ giác đến tứ giác) theo kiểu ngôi sao nhiều cánh. Các góc nhọn của các lớp thành nhô ra bên ngoài như cái sừng để nâng cao tầm quan sát và phát huy tối đa hỏa lực khống chế đối phương, đảm bảo không có góc khuất khỏi tầm kiểm soát của thủ thành. Bao quanh thành là hào nước, bên ngoài là bãi đất trống trải dễ quan sát và khống chế từ xa. Muốn đánh chiếm thành, đối phương phải bóc từng lớp thành từ ngoài vào trong (thường là 3-5 lớp). Khắp châu Âu có hơn 300 pháo đài kiểu Vauban, trong số đó có 37 pháo đài do Thống chế Vauban trực tiếp thiết kế và xây dựng. Loại pháo đài này phổ biến ở châu Âu thế kỷ XVII-XVIII và đầu thế kỷ XIX.

Hiện có 12 pháo đài kiểu Vauban ở châu Âu (chủ yếu ở Pháp) được UNESCO xếp hạng là di sản thế giới. Một điều thú vị nữa là “vào thời điểm đó, các pháo đài kiểu Vauban tại Việt Nam được thừa nhận là độc đáo ở Á châu, kể cả đối với các thuộc địa của Âu châu. Nếu so sánh, các tùy viên người Pháp trong đoàn viễn chinh Anh - Pháp đánh Trung Hoa hồi năm 1860 nhận định các pháo đài phòng thủ của Trung Hoa hãy còn ở thời Trung Cổ” (1).

Sài Gòn từng có

Sébastien Le Prestre, Lãnh chúa xứ Vauban, sau này được phong là Hầu tước xứ Vauban (sinh ngày 15-5-1633 mất 30-3-1707, thường được gọi là Vauban, là Thống chế người Pháp, một kĩ sư quân sự lừng danh dưới thời vua Louis XIV. Thống chế Vauban đã thiết kế nên một loại pháo đài quân sự được cấu trúc bởi các lớp thành đa giác chồng lên nhau từ bát giác, lục giác, ngũ giác đến tứ giác theo kiểu ngôi sao nhiều cánh.

Có chút “nửa nạc nửa mỡ”

Tuy nhiên, pháo đài ở Sài Gòn khi xây dựng còn được tính đến các yếu tố địa phương như các cổng đều cơi lầu và các vọng tháp trên cao theo kiểu Trung Hoa, không phải thiết kế kiểu Vauban (2). Trong khi thành Vauban nguyên mẫu chỉ có 2 cửa tiền và hậu thì thành này có 8 cửa mở ra 8 hướng theo thuật phong thủy và Kinh dịch, cổng ra vào có mái lợp ngói xanh kiểu ngói lưu ly, các chi tiết trang trí ở cổng và trong thành chạm khảm rồng, phượng đăng đối. Số lượng đài quan sát (tháp canh) của thành Qui có tới 10 cái và nhô hẳn ra ngoài, trong khi thành Vauban nguyên bản chỉ có chừng 4 cái. Cổng thành và tháp canh là thứ bản địa nhất được gắn vào với thành kiểu châu Âu, đến mức nhiều nhà buôn phương Tây thời đó gọi là sự “kỳ cục” và “phi quân sự”.

Sau khi xây xong, mọi người thấy có 8 cạnh giống với Bát Quái đồ trong kinh dịch nên gọi thành là “thành Bát Quái”; một số người thấy thành có hình con rùa nên gọi là “thành Qui”.

Theo mô tả của Trịnh Hoài Đức: Ngày 4 tháng 2 năm Canh Tuất (1790), bắt đầu đắp thành Bát Quái hình như hoa sen, mở ra 8 cửa, có 8 con đường ngang dọc từ Đông sang Tây dài 131 trượng 2 thước (khoảng 648m), từ Nam đến Bắc cũng tương ứng.

Vật liệu xây dựng thành là đá ong Biên Hòa (dài 40cm, rộng 35cm, dày 16cm) dùng làm móng và chân tường thành, phần tường xây bằng gạch nung, đắp bằng đất, những chỗ trọng yếu chèn bằng đá khối. Bên trong thành có các công trình xây dựng như trại lính, kho lương thảo, kho vũ khí, trại ngựa. Thành chứa được 5.000 quân cùng 2.000 khẩu thần công và vũ khí, cùng xe ngựa, quân trang quân dụng.

Bên ngoài thành, kế thừa quy hoạch của quân sự Pháp, nhà Nguyễn bố trí các công trình kế cận có tính liên hoàn, trợ giúp lẫn nhau, chẳng hạn như xưởng thủy (sau là xưởng đóng - sửa tàu Ba Son), bến bãi cho tàu bè trú đậu, kho thuốc súng, nhà ngục, đồn thu thuế tàu bè qua lại. Nhà sứ quán dùng làm nơi lưu ngụ cho sứ thần các nước. Trường tập quân sự là nơi thao diễn cũng được lập ra.

Từ năm 1790 đến hết 1844, nhà Nguyễn xây dựng tất thảy 33 tòa thành theo phong cách kiến trúc Vauban từ Lạng Sơn đến Hà Tiên (11 thành thời Gia Long, 20 thành thời Minh Mạng và 1 thành thời Thiệu Trị), hầu hết bố trí gần biển và sông theo quan điểm quân sự của Vauban. Chỉ có 2 tòa thành có người Pháp tham gia trực tiếp là thành Qui và thành Diên Khánh, Khánh Hòa (1793).

Rất tiếc đến nay hầu hết các pháo đài này đều không còn, một số rất ít công trình còn lại thì đã bị biến dạng nhiều so với nguyên thủy.

Hiện nay thành cổ Diên Khánh vẫn còn giữ được nét kiến trúc ban đầu nên rất hấp dẫn du khách. Đó là một quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban, có 6 cửa. Tường thành hình lục giác nhưng không đều nhau, có chu vi 2.693m đắp bằng đất, cao khoảng 3,5m. Trong số 32 tòa thành, có thành Qui, thành Hà Nội (1805), thành Huế (1805) là quy mô lớn hơn cả. Và những thành do nhà Nguyễn xây dựng được coi là lớn, quy mô và hiện đại nhất ở châu Á lúc bấy giờ (3).

Sự kết thúc

Trở lại với Bát Quái, tòa thành này có số phận khá lận đận. Khi chiếm lại Gia Định từ nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh coi Gia Định là kinh đô và chủ trương xây thành Bát Quái rất lớn. Nhưng khi Nguyễn Ánh chủ trương xây Huế thành kinh đô thì Gia Định kinh bị hạ cấp làm Gia Định thành (cao hơn cấp trấn) và trở thành thị sở của quan Tổng trấn Nam Kỳ.

Sài Gòn từng có

Thành Qui/ Bát Quái được Nhà Nguyễn xây dựng ở Sài Gòn 1790 theo mẫu thành Vauban. (Sơ đồ Thành Bát Quái Sài Gòn do Trương Vĩnh Ký vẽ, Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú giải).

Tên thành: Qui, Bát Quái

Thiết kế: hai người Pháp là kiến trúc sư Theodore Lebrun và kỹ sư công binh Victor Olivier de Puymanel (Việt danh là "Ông Tín").

Chỉ huy thi công: Ông Trần Văn Học quê ở Bình Dương, là người có tài hoạ đồ kiến trúc và xây cát. Có tài liệu nói ông là người Việt Nam đầu tiên tiếp cận kiến trúc phương Tây và đánh giá ông là nhà xây dựng tài ba.

Khởi công: 4.2.1790 (Canh Tuất)

Lực lượng xây dựng: 30.000 thợ và dân phu

Trường phái kiến trúc: Vauban củ Pháp

Khi Kinh Thành Huế xong về cơ bản (1811), Nguyễn Ánh tiếp tục tìm cách giảm ảnh hưởng của Gia Định, bắt hạ bớt tường thành Bát Quái từ 6,4m xuống dưới 6m cho thấp hơn thành Huế, tương tự thành Hà Nội cũng phải làm nhỏ và thấp hơn thành Huế.

Thế nhưng vào thời Minh Mạng, năm 1830, Tổng trấn Lê Văn Duyệt đã cho sửa lại thành Bát Quái, nâng tường thành lên cao hơn cả thành Huế. Cho rằng Lê Văn Duyệt cố tỏ ý coi thường triều đình, cộng thêm những mâu thuẫn gay gắt khác, nên sau khi Tổng trấn mất năm 1832 (do già yếu), vua Minh Mạng đã cho người san bằng mồ mả của ông (năm 1835).

Chính điều này làm Lê Văn Khôi, con nuôi của Lê Văn Duyệt, thù hận, nổi loạn, đánh chiếm thành Bát Quái và biến thành căn cứ chính nổi dậy chống lại triều đình (1833). Nhiều lần quân nhà Nguyễn tấn công bằng cả đại bác nhưng không thành công vì thành quá kiên cố.

Đến năm 1834, Lê Văn Khôi bị bệnh chết trong thành, binh lực dần suy yếu, lực lượng nổi dậy giữ thành được đến tháng 9/1935 thì thất thủ.

Năm 1837, Minh Mạng cho triệt phá toàn bộ thành Bát Quái nên gọi là Gia Định phế thành. Cùng năm đó, nhà Nguyễn ra lệnh xây thành Gia Định mới (còn gọi là thành Phụng). 10.000 dân binh tới đắp xong thành trong 2 tháng”.

Thành Gia Định vẫn xây theo kiểu Vauban nhưng nhỏ hơn thành Qui nhiều (chỉ bằng 1/3). Đây là loại thành nhỏ nhất và đơn giản nhất của trường phái quân sự Vauban, có 4 góc nhọn nhô ra với các đài quan sát và bố trí pháo ở 4 góc và trên mặt tường thành. Cổng vẫn theo kiểu Á Đông với mái ngói, cửa tò vò và các gờ.

Thành mới nằm ở góc Đông Bắc thành Qui. Trên bản đồ thành phố hiện nay, thành Gia Định nằm trong phạm vi 4 con đường: Lê Duẩn (mặt tiền), Nguyễn Đình Chiểu (mặt hậu), Nguyễn Bỉnh Khiêm (mặt tả) và Mạc Đĩnh Chi (mặt hữu). Cửa Tiền nhìn ra đường Tôn Đức Thắng, cửa Hậu nhìn ra đường Đinh Tiên Hoàng, cửa Tả và cửa Hữu đều nhìn ra Nguyễn Thị Minh Khai. Tại thành này, ngày 17/2/1859 đã diễn ra trận đánh lớn đầu tiên của quan quân nhà Nguyễn và dân Sài gòn với quân đội Pháp, mở đầu cho những trang sử đấu tranh anh dũng và bi tráng của vùng đất phương Nam.

Sau nửa ngày kịch chiến, quan quân nhà Nguyễn thất bại, mà một trong các lý do dẫn đến sự thất bại nhanh chóng này được nhiều chuyên gia nhận định là do nhà Nguyễn đá phá bỏ thành cũ kiên cố, vững chãi để xây dựng toà thành mới bé nhỏ, đơn giản hơn rất nhiều.

* Tác giả của công trình nghiên cứu “Sài Gòn 1698 -1998: Kiến trúc, Qui Hoạch” (của hai tác giả Việt - Pháp là TS. KTS. Lê Quang Ninh và KTS. Stéphane Dovert) về sự tồn tại của một “pháo đài kiến trúc châu Âu” ở Sài Gòn không xác quyết tất cả những gì nghiên cứu được là chính xác, bởi vì những tài liệu lưu trữ về nó bị thất thoát, bị “tam sao thất bản” quá nhiều.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

(1) (2) (3) Frédéric Mantienne. Sự chuyển giao kỹ thuật quân sự Tây phương cho An Nam hồi cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XVIII - XIX và đầu thế kỷ XIX: trường hợp nhà Nguyễn. Journal of Southeast Asian Studies, 34 October 2003. The National University of Singapore. Ngô Bắc dịch

Những món ăn độc lạ chỉ Sài Gòn mới có Những món ăn độc lạ chỉ Sài Gòn mới có
Du khách đến với Sài Gòn không chỉ bởi những địa điểm nổi tiếng hay nhịp sống hiện đại với đủ các hoạt động ăn chơi cả ngày lẫn đêm, mà còn vì nền ẩm thực phong phú, độc đáo.
5 bộ phim tâm lý châu Âu nổi tiếng mọi thời đại 5 bộ phim tâm lý châu Âu nổi tiếng mọi thời đại
Dưới đây là 5 bộ phim tâm lý châu Âu kinh điển nhận được nhiều giải thưởng danh giá, có kịch bản đặc sắc, cảnh quay lãng mạn và dàn diễn viên đẹp. Phim cũng chứa đựng nhiều nội dung triết lý sâu sắc.
Ngôi đình cổ từng là nơi dạy học ở Sài Gòn Ngôi đình cổ từng là nơi dạy học ở Sài Gòn
Đình Chí Hoà (quận 10) từng là nơi nhà giáo Võ Trường Toản mở lớp đào tạo những danh nhân văn hoá, trí sĩ yêu nước một thời.
TS.Nguyễn Minh Hoà
Nguồn:

Tin bài liên quan

Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu”: Sân chơi sáng tạo của sinh viên ngành du lịch

Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu”: Sân chơi sáng tạo của sinh viên ngành du lịch

Sau vòng sơ khảo và bán kết đầy cạnh tranh, ngày 17/7, chung kết Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu” đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh. 7 đội thi lọt vào vòng chung kết đã mang đến những màn “trình diễn” đặc sắc - đầy hứng khởi, tiếp thêm động lực cho nhiều sinh viên khác đang theo học ngành du lịch.
Khám phá địa đạo Củ Chi - dấu ấn lịch sử vang dội

Khám phá địa đạo Củ Chi - dấu ấn lịch sử vang dội

Ngày nay, Địa đạo Củ Chi trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt, và là một trong sáu công trình nhân tạo đặc biệt nhất thế giới, thu hút hàng triệu lượt khách tham quan trong và ngoài nước khi đến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: trao tặng 50 sổ tiết kiệm cho trẻ em mồ côi do dịch COVID-19

Cần Thơ: trao tặng 50 sổ tiết kiệm cho trẻ em mồ côi do dịch COVID-19

Chiều 12/2, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP Cần Thơ phối hợp Hội những người yêu Sài Gòn tổ chức chương trình “Chung tay cùng bạn đến trường” trao tặng 50 sổ tiết kiếm cho các em mồ côi do dịch COVID-19 tại TP Cần Thơ.

Các tin bài khác

Hà Giang, Huế, Phú Thọ hút khách quốc tế dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Hà Giang, Huế, Phú Thọ hút khách quốc tế dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay kéo dài ba ngày (từ 6 đến 8/4/2025) tạo “cú hích” mạnh mẽ cho ngành du lịch Việt Nam. Không chỉ dòng khách nội địa đông đảo, mà lượng du khách quốc tế đến Việt Nam trong dịp này cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh.
Du khách Việt Nam bắt buộc khai báo online trước khi tới Thái Lan

Du khách Việt Nam bắt buộc khai báo online trước khi tới Thái Lan

Từ ngày 1/5, Thái Lan sẽ chính thức áp dụng khai báo nhập cảnh kỹ thuật số đối với tất cả hành khách là người nước ngoài, bao gồm cả du khách Việt Nam.
[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Bò kho, phá lấu, thắng cố… là những đại diện của ẩm thực Việt góp mặt trong danh sách những món hầm ngon nhất Đông Nam Á được chuyên trang nổi tiếng Taste Atlas công bố cuối tháng 3/2025). Được thành lập vào năm 2015, Taste Atlas (trụ sở chính tại Zagreb, Croatia) được biết đến như một tấm bản đồ tập hợp các món ăn truyền thống từ khắp thế giới.
U17 nữ Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước U17 nữ Thái Lan

U17 nữ Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước U17 nữ Thái Lan

Ngày 3/4, đội tuyển U17 nữ Việt Nam đã giành chiến thắng 2-1 trước U17 Thái Lan trong trận giao hữu tại sân bóng Học viện Cảnh sát Nhân dân (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Trận đấu do Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan phối hợp Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Thái Lan và Hiệp hội Thể thao Công an nhân dân tổ chức.

Đọc nhiều

Cuba mong muốn tăng cường giao lưu nhân dân, hợp tác nhiều lĩnh vực với Đà Nẵng

Cuba mong muốn tăng cường giao lưu nhân dân, hợp tác nhiều lĩnh vực với Đà Nẵng

Đó là ý kiến của Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước Cộng hòa Cuba tại Việt Nam Rogelio Polanco Fuentes trong buổi làm việc với Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh ngày 9/4/2025.
Gặp gỡ, giao lưu truyền thông Việt Nam - Trung Quốc

Gặp gỡ, giao lưu truyền thông Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 – 18/1/2025), ngày 10/4 tại Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phối hợp với Văn phòng Báo chí Quảng Tây và Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức chương trình “Gặp gỡ, giao lưu truyền thông Việt Nam - Trung Quốc”.
Hoa Kỳ hoãn áp thuế đối ứng là bước đi tích cực

Hoa Kỳ hoãn áp thuế đối ứng là bước đi tích cực

Ngày 10/4 tại Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã thông tin về bình luận của Bộ Ngoại giao và các biện pháp sắp tới của Việt Nam trước việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày.
Mỹ áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày với hơn 75 nước

Mỹ áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày với hơn 75 nước

Rạng sáng 10/4 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tăng thuế ngay lập tức với Trung Quốc lên 125% và hoãn áp thuế 90 ngày với hơn 75 nước đồng thời hạ thuế đối ứng xuống 10%.
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4

Ngày 9/4 tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9. Theo thông tin tại cuộc gặp, hoạt động sẽ diễn ra từ ngày 16 - 17/4 tại tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Vùng 5 Hải quân tuyên dương quân nhân chuyên nghiệp tiêu biểu xuất sắc

Vùng 5 Hải quân tuyên dương quân nhân chuyên nghiệp tiêu biểu xuất sắc

Ngày 9/4, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức gặp mặt quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2022 - 2025.
Thêm 300 hộ nghèo ở khu vực biên giới có nhà ở mới

Thêm 300 hộ nghèo ở khu vực biên giới có nhà ở mới

Chiều 8/4, tại huyện biên giới Nậm Pồ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo các bản giáp biên giới tại 4 huyện: Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ.
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 12/4 bộ phận không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, gây mưa ở nhiều khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng và “xô đổ” kỷ lục đạt được trước đó không lâu.
Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 5/4, không khí lạnh tăng cường về miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, lệch đông, chủ yếu gây mưa, trời chỉ lạnh về đêm.
Ồ ạt bán ra, giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Ồ ạt bán ra, giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới mất đi khoảng 3% khi các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Bên cạnh checklist những điểm tham quan hấp dẫn hay những món ăn “phải thử”, du khách đừng quên mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết cho chuyến đi.
Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9/2025, dự báo trên phạm vi cả nước sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như nắng nóng, mưa lớn và dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

Phiên bản di động