Trang chủ Chính trị - Xã hội Bình luận
19:12 | 13/05/2021 GMT+7
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng:

Quốc hội khoá mới phải khắc được những dấu ấn của nhiệm kỳ

aa
Chỉ còn ít ngày nữa là cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV diễn ra, tạp chí Thời Đại đã có cuộc phỏng vấn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lưu Bình Nhưỡng-một đại biểu mà rất nhiều cử tri gửi gắm niềm tin và mến mộ-về những trăn trở cũng như mong mỏi của ông với Quốc hội khoá mới.
Ứng viên ĐBQH sẽ có 10 cuộc tiếp xúc cử tri Ứng viên ĐBQH sẽ có 10 cuộc tiếp xúc cử tri
Kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp lần này có những nội dung gì mới, các ứng viên phải đáp ứng những tiêu chí khắt khe nào để chính thức có tên trong danh sách được bầu…tạp chí Thời Đại đã có cuộc phỏng vấn bà Tạ Thị Yên, Vụ trưởng Vụ Công tác Đại biểu, Thường trực Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia về những vấn đề nêu trên.
Quan tâm, thúc đẩy giải quyết kiến nghị của cử tri Quan tâm, thúc đẩy giải quyết kiến nghị của cử tri
Sáng 10/5, tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. Hồ Chí Minh, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị bầu cử số 04 (quận 10, quận 12) đã có buổi tiếp xúc với cử tri các phường 1, 2 và 4 quận 10. Tại hội nghị, trao đổi với cử tri, các ứng cử viên ĐBQH nhấn mạnh sẽ nỗ lực thúc đẩy giải quyết các kiến nghị của cử tri và người dân, giải quyết thấu đáo những vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, đô thị, môi trường, an ninh trật tự...
Quốc hội khoá mới phải khắc được những dấu ấn của nhiệm kỳ
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng

Quốc hội cần có sản phẩm cụ thể chứ không chung chung

-Xin ông cho biết ý nghĩa của cuộc bầu cử Quốc hội lần này, một cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh Việt Nam vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ XIII?

Có thể nói nhiệm kỳ XV của Quốc hội là một nhiệm kỳ lịch sử. Ý nghĩa thứ nhất của nó là nhiệm kỳ này là bắt đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của đảng, một Nghị quyết có tầm nhìn khác so với các Nghị quyết trước. Cụ thể là Nghị quyết lần này phân ra các giai đoạn cho sự phát triển, và trong mỗi giai đoạn ấy đều đặt ra những mục tiêu nhất định về phát triển kinh tế, xã hội…cho nên yêu cầu với Quốc hội khoá này là phải cùng với các cơ quan nhà nước khác là chính phủ, các cơ quan tư pháp phải có sản phẩm thực sự chứ không thể nói chung chung được.

-Sản phẩm thực sự là gì, thưa ông?

Đầu tiên là phải thể chế hoá được các chủ trương của Đảng tại Đại hội XIII, nhưng nó không phải là thể chế một cách chung chung mà vừa là hoàn thiện các vấn đề đã có từ trước, nhưng đồng thời phải khắc được những dấu ấn của nhiệm kỳ này.

Điều thứ hai là Quốc hội khoá XV phải khắc phục được những tồn tại của nhiệm kỳ trước và phải phát huy được thành quả của Quốc hội khoá XIV. Bởi xét cho cùng, Quốc hội khoá XIV là Quốc hội lịch sử khi lần đầu tiên có Chủ tịch Quốc hội là phụ nữ. Thêm một điểm nữa là Quốc hội XIV đã chuyển từ tham luận sang tranh luận, đánh dấu sự phát triển dân chủ theo đúng nền tảng của Hiến pháp, tạo ra động lực cũng như sức ép cho chính phủ. Hiện nay chúng ta đang thiết kế cơ quan tư pháp trở thành biểu tượng của công lý. Như vậy, với bộ ba lập pháp, hành pháp và tư pháp ấy sẽ tạo ra nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Sở dĩ chỗ này tôi phải nói kỹ một chút bởi vì Quốc hội khoá XV phải phát huy được thế mạnh này vì đây là thời điểm lịch sử.

-Ở trên ông có nói “khắc phục được những tồn tại của nhiệm kỳ trước”, đó là gì, thưa ông?

Thứ nhất là chất lượng làm luật vẫn chưa cao. Thứ hai là khâu thẩm tra, thẩm định còn có sơ hở, vì thế còn để lọt những chính sách gây tranh cãi. Thứ ba là công tác giám sát. Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIV, một trong những vấn đề mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra trong phát biểu là yêu cầu Quốc hội phải tập trung làm tốt chức năng giám sát và đặc biệt là xử lý các kết luận hậu giám sát. Tuy nhiên hiện tại chúng ta chưa làm thật tốt việc này.

Quốc hội khoá mới phải khắc được những dấu ấn của nhiệm kỳ

Lương tâm và Trách nhiệm

-Theo ông, ĐBQH cần hội tụ những phẩm chất gì?

ĐBQH là người có năng lực, bản lĩnh thì đúng rồi, nhưng hơn hết là phải có lương tâm và trách nhiệm. Đó là lương tâm đối với con người và trách nhiệm với đất nước, có như vậy thì mới làm chính khách được.

-Luật hoá những điều này có khả thi không, thưa ông, vì khá trừu tượng?

Được chứ, nếu ghi tiêu chuẩn của ĐBQH cụ thể hơn trong luật thì cử tri sẽ có cơ hội đánh giá chính xác ứng cử viên hơn, đơn giản vì càng chi tiết thì càng dễ đánh giá. Tiêu chí là phải vậy chứ không nên chung chung.

-Theo ông với cơ chế hoạt động như hiện nay, cử tri đã có thể hiểu kỹ về các ứng cử viên chưa?

Để cử tri hiểu rõ hơn nữa phải đặt ra vấn đề tranh cử. Hiện tại ứng cử viên chỉ mới trình bày chương trình hành động.

-Vậy làm sao để cử tri có thể giám sát hiệu quả những đại biểu được mình bầu vào QH, thưa ông?

Thứ nhất là cần trao quyền cho Ban Công tác ĐBQH và Tổng thư ký Quốc hội phối hợp để đánh giá hoạt động của ĐBQH. Theo tôi ĐBQH phải báo cáo rất rõ là mình đã phát biểu những gì (đưa những bài phát biểu đã bóc băng vào hồ sơ của ĐBQH để đánh giá), rồi đóng góp những ý kiến nào trong công tác xây dựng pháp luật…? Tiếp đó là phải xem đại biểu đã giám sát được những gì, chất vấn được bao nhiêu nội dung, hiệu quả chất vấn đến đâu…Hiện nay chúng ta chưa có cái đó. Vế này được xem là giám sát ở Quốc hội, nếu chúng ta làm tốt việc đó thì sẽ có thông tin cho cử tri.

Vế thứ hai là phải làm sao để đại biểu thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tránh tình trạng trước và sau kỳ họp mới gặp gỡ. Điều này là rất cần thiết, vì đại biểu làm việc của dân mà lại xa cách dân là không được.

-Có ý kiến băn khoăn về việc có những ĐBQH chưa bày tỏ nhiều kiến nghị hay quan điểm tại nghị trường, ông nghĩ sao về điều này?

Đây là một điều rất đáng tiếc. Thực tế tôi đánh giá rất cao tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, dù là Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị nhưng khi họp ông ấy thể hiện đúng vai trò, trách nhiệm của một ĐBQH là vẫn đứng lên tranh luận. Hay ví dụ Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, ông cũng đứng lên tranh luận vụ phân bón Thuận Phong, và tranh luận bình đẳng với tư cách một ĐBQH. Vì vậy trong câu chuyện này, điều quan trọng nhất là ĐBQH có thể hiện được trách nhiệm của mình hay không mà thôi!

-Trách nhiệm nhiều là điều đã rõ ràng, thưa ông, vậy ĐBQH có đối mặt với cám dỗ nào không?

Nhiều đấy, nên quan trọng là phải có bản lĩnh.

Quốc hội khoá mới phải khắc được những dấu ấn của nhiệm kỳ

ĐBQH phải biết lo cho quốc gia

-Ông có điều gì muốn chia sẻ với ĐBQH khóa mới?

Tôi có mấy ý thôi, trước hết trở thành ĐBQH là một vinh dự rất lớn, là một chính khách quốc gia chứ không còn như một cán bộ bình thường. Vì vậy đã là chính khách quốc gia thì đại biểu phải biết lo cho quốc gia, phải trung thành với tổ quốc này, và cũng đừng lợi dụng danh vị ĐBQH để làm những chuyện không đúng. Tiếp theo là khi đã được nhân dân trao trách nhiệm thì đại biểu phải vì dân chứ đừng vì những lợi ích của ngành hay địa phương mình, vì đã là ĐBQH phải hết sức khách quan và có tầm vóc. Cuối cùng là muốn làm tốt chức trách một ĐBQH thì phải khắc phục được những khó khăn của cá nhân, của gia đình.

-Nói đến đại biểu Lưu Bình Nhưỡng là nói đến sự gai góc, vậy điều gì khiến ông luôn tự tin trước những chất vấn “nảy lửa” của mình?

Tôi nói rồi, đó là lương tâm và trách nhiệm, và đây cũng chính là hai bảo bối của tôi. Có nhiều người hỏi tôi là phát biểu gai góc thế mà anh không sợ à? Tôi nói luôn là có chứ, sao không sợ! Phát biểu ở cuộc họp có chục người mình còn ngại, còn bây giờ mình lại phát biểu trước 500 con người, 1000 con mắt, mà 500 con người ấy lại là tinh hoa của quốc gia. Hơn nữa, lại còn nói trước quốc dân đồng bào khi truyền hình trực tiếp, mà bên ngoài hội trường Quốc hội kia còn nhiều người giỏi hơn nữa…Thế thì vì sao vẫn gai góc? Có hai thứ giúp tôi vượt qua được thách thức đó là động lực trong tâm hồn, trong trái tim và khối óc, đây là lương tâm và đây là trách nhiệm.

Trân trọng cảm ơn ông!

LÊ SƠN-MAI THƯƠNG

Ứng viên ĐBQH sẽ có 10 cuộc tiếp xúc cử tri Ứng viên ĐBQH sẽ có 10 cuộc tiếp xúc cử tri
Kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp lần này có những nội dung gì mới, các ứng viên phải đáp ứng những tiêu chí khắt khe nào để chính thức có tên trong danh sách được bầu…tạp chí Thời Đại đã có cuộc phỏng vấn bà Tạ Thị Yên, Vụ trưởng Vụ Công tác Đại biểu, Thường trực Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia về những vấn đề nêu trên.
Trách nhiệm cao nhất của cử tri là hiểu kỹ về từng ứng cử viên mình bầu Trách nhiệm cao nhất của cử tri là hiểu kỹ về từng ứng cử viên mình bầu
Trước thềm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, tạp chí Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Cường, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về công tác chuẩn bị và những suy nghĩ cá nhân sau gần 1 tháng đảm nhiệm trọng trách mới.
Bầu cử Quốc hội khoá XV: Xứng đáng là đại biểu tiêu biểu của nhân dân Bầu cử Quốc hội khoá XV: Xứng đáng là đại biểu tiêu biểu của nhân dân
Cuộc bầu cử Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là ngày hội lớn của toàn dân, là đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng, trực tiếp lựa chọn những đại biểu tiêu biểu xứng đáng, đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân tại cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cơ quan quyền lực nhà nước địa phương.

LÊ SƠN - MAI THƯƠNG
Nguồn:

Tin bài liên quan

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Vụ bà Trần Thị Ái Sa giống "nâng đỡ không trong sáng" ở Thanh Hóa

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Vụ bà Trần Thị Ái Sa giống "nâng đỡ không trong sáng" ở Thanh Hóa

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, công tác cán bộ đang có vấn đề và nhiều tiêu cực, chỉ người trong cuộc mới biết được "nâng đỡ" với mục đích gì, vì tình, tiền hay bị ép buộc.

Các tin bài khác

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc". Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng
Đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt-Trung đi vào chiều sâu, thực chất

Đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt-Trung đi vào chiều sâu, thực chất

Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc và đồng chủ trì phiên họp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương phía Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai đã trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa chuyến công tác cũng như tình hình và triển vọng hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khỏe trẻ em

Ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khỏe trẻ em

Sáng 21/10, tại Hà Nội, Tạp chí Sức khỏe trẻ em đã tổ chức Lễ ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khỏe trẻ em (in và điện tử).
Bộ trưởng Ngoại giao Malawi đặt nhiều kỳ vọng vào quan hệ với Việt Nam sau cột mốc lịch sử

Bộ trưởng Ngoại giao Malawi đặt nhiều kỳ vọng vào quan hệ với Việt Nam sau cột mốc lịch sử

Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 79 ở New York, tại trụ sở Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao Malawi Nancy Tempo chứng kiến Lễ ký thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao.

Đọc nhiều

Bộ Chính trị quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Bộ Chính trị quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 14/4/2025, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về việc tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Trong đó, tại Phụ lục 2 kèm theo chỉ thị này quy định cụ thể về độ tuổi đối với cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 15/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội) đã diễn ra chương trình “Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc”. Tổng Bí thư Tô Lâm; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự và phát biểu tại Gặp gỡ.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Sinh viên Việt Nam lan tỏa văn hóa Việt tại Nga

Sinh viên Việt Nam lan tỏa văn hóa Việt tại Nga

Ngày 14/4 tại Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga (thủ đô Moskva) đã diễn ra chương trình nghệ thuật mang tên “Tâm hồn Việt trong trái tim Nga: Đậm nét truyền thống” do sinh viên Việt Nam và Nga phối hợp dàn dựng, biểu diễn.
Giao lưu "Khăn hồng hữu nghị" gắn kết thiếu nhi biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Giao lưu "Khăn hồng hữu nghị" gắn kết thiếu nhi biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Tham quan Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, vẽ nón lá Việt Nam, làm gốm sứ... là những hoạt động Đoàn đại biểu thiếu nhi Trung Quốc được tham gia trải nghiệm tại Chương trình giao lưu "Khăn hồng hữu nghị thiếu nhi biên giới Lạng Sơn (Việt Nam) - Quảng Tây (Trung Quốc)" diễn ra ngày 16/4 tại tỉnh Lạng Sơn.
Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Sáng 16/4, Biên đội Tàu 015-Trần Hưng Đạo và Tàu 016-Quang Trung (Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân) cùng đoàn công tác Hải quân Việt Nam đã rời Quân cảng Bắc Hải (Trung Quốc), tham gia tuần tra liên hợp lần thứ 38 trên vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc.
[Ảnh] Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tô son cột mốc biên giới Việt - Trung

[Ảnh] Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tô son cột mốc biên giới Việt - Trung

Sáng 16/4, tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thực hiện nghi thức tô son cột mốc biên giới trước khi dẫn đầu đoàn đại biểu sang Trung Quốc tham dự Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Phiên bản di động