Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
08:51 | 15/09/2017 GMT+7

Quê hương Thành Cát Tư Hãn: Từ thích phát tiền cho người dân đến cố vực dậy từ khủng hoảng

aa
Việc dựa dẫm quá nhiều vào thị trường Trung Quốc cũng khiến Mông Cổ phải nuốt trái đắng. Thị trường này chiếm tới 83% xuất khẩu của Mông Cổ và là nguồn cung cho 36% mặt hàng nhập khẩu. Bởi vậy chỉ một biến động nhỏ trên thị trường Trung Quốc cũng khiến Mông Cổ phải lao đao.

Bong bóng thị trường khoáng sản đã khiến ngành kinh tế Mông Cổ lao đao. Nhu cầu khoáng sản bùng nổ tại Trung Quốc đã khiến người Mông Cổ tăng cường khai thác để đạt được mức tăng trưởng kinh tế 17% vào năm 2011. Thế rồi kinh tế Trung Quốc giảm tốc cùng thị trường khoáng sản, đi kèm với các chính sách bảo vệ môi trường, khiến Mông Cổ chìm vào nợ nần chỉ vài năm sau đó.

Tuy nhiên, sự hồi phục dần của giá khoáng sản cùng với những gói cứu trợ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nhiều người dân cho rằng giai đoạn tồi tệ nhất của Mông Cổ đã qua.

Cái giá của sự tăng trưởng nóng

Nền kinh tế Mông Cổ đã có sự tăng trưởng vượt bậc nhờ nhu cầu khoáng sản từ Trung Quốc nhưng việc thiếu những toan tính dài hạn đã khiến quốc gia này rơi vào khủng hoảng. Ngành khai khoáng chiếm tới 25% GDP của Mông Cổ năm 2015 với 11,7 tỷ USD, trong khi ngành sản xuất chỉ chiếm 9%.

Những khoáng sản như đồng, vàng, quặng sắt chiếm tới 67% xuất khẩu trong khi than và dầu mỏ chiếm 23%. Cũng gần tương tự như Venezuela khi phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ, Mông Cổ đã dựa dẫm quá nhiều vào nguồn ngoại tệ xuất khẩu khoáng sản để rồi phung phí tài chính cho những dự án bất động sản vô bổ.

que huong thanh cat tu han tu thich phat tien cho nguoi dan den co vuc day tu khung hoang

Chỉ số giá khoáng sản (vàng) và tăng trưởng GDP của Mông Cổ (xanh)

Hàng loạt những ngôi nhà cao tầng, những công trình tượng đài, những mặt hàng xa xỉ được nước này chi tiền thay cho trường học, bệnh viện và đầu tư cho công nghệ sản xuất. Hệ quả là khi giá khoáng sản giảm, hàng loạt người lao động thất nghiệp trong khi chất lượng sống của người dân giảm sút.

Trong suốt 17 năm qua, Mông Cổ đã có 5 năm đạt tăng trưởng GDP vượt 2 con số và 6 năm tăng trưởng vượt 5%. Mức GDP bình quân đầu người đã tăng 8 lần trong khoảng 2000-2015 lên 3.967 USD.

Nguồn thu ngân sách của chính phủ tăng từ chưa đến 500 tỷ Tugrik vào đầu thập niên 2000 lên đến hơn 5 nghìn tỷ Tugrik trong những năm gần đây. Đó là chưa kể đến hàng tỷ USD vay vốn nước ngoài từ phát hành trái phiếu cũng như những khoản tài trợ của IMF sau cuộc khủng hoảng năm 2008.

Nợ công của Mông Cổ đã tăng chóng mặt từ 2,5 tỷ USD, tương đương 31% GDP từ cuối năm 2010 lên 8,5 tỷ USD, tương đương 85% GDP năm 2016.

Với lượng tài chính hùng hậu như vậy, đáng lẽ ra Mông Cổ phải tận dụng được thời cơ để bứt phá nhưng tình trạng tham nhũng cũng như hướng quá nhiều vào lợi ích ngắn hạn nhằm thu hút cử tri đã khiến quốc gia này ngập trong nợ.

Năm 2008, chính phủ nước này quyết định trao tặng mỗi người dân Mông Cổ 1-1,5 triệu Tugrik (406-609 USD) ngay sau khi Đảng cầm quyền đắc cử với lý do mỗi công dân phải được hưởng lợi một phần từ ngành khai khoáng. Thậm chí chính phủ còn lên kế hoạch thực hiện chương trình này trong vòng nhiều năm với 1,5 triệu Tugrik cho mỗi người dân với tổng chi phí lên tới 65% GDP năm 2008.

que huong thanh cat tu han tu thich phat tien cho nguoi dan den co vuc day tu khung hoang

Nợ công (nghìn tỷ Tugrik-xanh đậm), nợ tư nhân (xanh nhạt) và tỷ lệ nợ công theo GDP (%)

Vào năm 2010 và 2012, việc phát tiền tiếp tục được thực hiện nhằm thu hút phiếu bầu của cử tri, khiến tình trạng nợ nần và thâm hụt ngân sách càng nặng. Mặc dù năm 2012, chính phủ Mông Cổ đã thông qua việc cấm phát tiền cho công dân nhưng các chính trị gia vẫn tìm kiếm những lỗ hổng nhằm thu hút phiếu bầu cho mình.

Điển hình trong số đó là việc những chính trị gia này bỏ tiền mua lại cổ phiếu của các công ty khai khoáng, vốn đã được phát cho người dân trước đó với giá cao.

Ngoài việc sử dụng ngân sách không phù hợp, các khoản tiền vay từ phát hành trái phiếu cũng bị sử dụng không đúng mục đích. Khoảng 580 triệu USD tiền phát hành trái phiếu năm 2011 đáng lẽ ra phải được đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng lại được dùng vào mục đích khác.

Hệ quả là khi những trái phiếu trên đáo hạn với khoản nợ hơn 2 tỷ USD, Mông Cổ lại phải quay sang cầu cứu IMF hoặc chịu cảnh vỡ nợ.

Bên cạnh đó, việc dựa dẫm quá nhiều vào thị trường Trung Quốc cũng khiến Mông Cổ phải nuốt trái đắng. Thị trường này chiếm tới 83% xuất khẩu của Mông Cổ và là nguồn cung cho 36% mặt hàng nhập khẩu. Bởi vậy chỉ một biến động nhỏ trên thị trường Trung Quốc cũng khiến Mông Cổ phải lao đao.

Thêm nữa, việc thiếu cơ sở hạ tầng khiến nhiều nhà đầu tư ngại bỏ tiền vào Mông Cổ để phát triển các ngành kinh tế khác. Bằng chứng mới đây nhất là việc Trung Quốc khai trương tuyến đường cao tốc đến Anh mà không thông qua lãnh thổ Mông Cổ, cho thấy vai trò của quê hương Thành Cát Tư Hãn đang ngày một xuống thấp.

que huong thanh cat tu han tu thich phat tien cho nguoi dan den co vuc day tu khung hoang

Những tia sáng le lói

Mặc dù đang phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế Mông Cổ vẫn có những dấu hiệu tích cực dù không lớn. Năm 2016, thâm hụt ngân sách của Mông Cổ đạt 15%, thấp hơn mức 18% trước đó.

Nguồn thu ngân sách của nước này năm 2016 cũng đạt 5,85 nghìn tỷ Tugrik, cao hơn nhiều so với mức dự đoán 500 tỷ Tugrik trước đó. Chính phủ cũng đã cắt bỏ hơn 200 tỷ Tugrik chi tiêu công nhằm tiết kiệm ngân sách.

Giá khoáng sản tăng trở lại cũng đã khiến xuất khẩu vàng, đồng và than của Mông Cổ tươi sáng trở lại, qua đó đem lại chút tăng trưởng vượt dự báo 0,3% của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trước đó.

Mặc dù đồng Tugrik giảm giá, từ mức 1.200 Tugrik/USD lên 2.500 Tugrik/USD vào tháng 12/2016 nhưng việc Ngân hàng trung ương Mông Cổ thực hiện nghiêm chính sách thắt chặt tiền tệ đã hãm phanh được lạm phát dưới 0% vào cuối năm 2016

Bên cạnh đó, nhiều dự án tiềm năng cũng đã được thực hiện nhằm đa dạng hóa nền kinh tế Mông Cổ. Vào tháng 9 vừa qua, hãng Clean Energy Asia đã quyết định thực hiện dự án năng lượng gió ở Mông Cổ vào cuối năm 2017.

Ngân hàng Soft Bank ước tính Mông Cổ có đủ sức sản xuất điện năng từ gió và mặt trời đáp ứng cho toàn Châu Á.

Trong khi đó, ngành du lịch Mông Cổ cũng có dấu hiệu tăng trưởng trở lại sau khi chính phủ có hàng loạt động thái nhằm phổ biến văn hóa du mục, xây dựng nhiều chương trình tham quan hấp dẫn nhằm thu hút nguồn tiền từ các du khách quốc tế.

Rõ ràng, dù bỏ qua thời điểm tốt nhất để bứt phá nhưng nền kinh tế Mông Cổ vẫn chưa hết hy vọng để có thể thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ và vực dậy một lần nữa.

BT

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 08/7.
Thời tiết hôm nay (07/7): Bão số 2 ra khỏi biển Đông

Thời tiết hôm nay (07/7): Bão số 2 ra khỏi biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 07/7, bão số 2 di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, cường độ suy yếu dần và không còn có khả năng quay trở lại Biển Đông.
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 04/7, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Đọc nhiều

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã gửi thư mời Bộ Quốc phòng 8 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Cuba, Belarus, Kazakhstan, Azerbaijan tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, đồng thời mời 5 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại Lễ kỷ niệm.
Vải Trung Quốc đón "mùa vàng" nhờ công nghệ 4.0

Vải Trung Quốc đón "mùa vàng" nhờ công nghệ 4.0

Nhờ ứng dụng công nghệ 4.0 cùng thời tiết thuận lợi, vụ vải năm 2025 tại Trung Quốc đã đạt sản lượng kỷ lục. Các vùng trồng vải trọng điểm như Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây đều ghi nhận sản lượng tăng mạnh. Nhờ được mùa và hệ thống logistics phát triển, giá vải giảm sâu, giúp người tiêu dùng Trung Quốc có thể dễ dàng thưởng thức loại trái cây yêu thích này với mức giá phải chăng.
Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Từ ngày 07 - 08/7, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm và khảo sát tại thành phố Dương Tuyền và thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc).
Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản

Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản

Ngày 10/7, tại Hà Nội diễn ra tọa đàm “Định vị Việt Nam - Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Sự kiện đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng một chiến lược bài bản nhằm nâng tầm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, cơ quan báo chí, tổ chức quốc tế, chuyên gia truyền thông và doanh nghiệp.
Đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân bị chấn thương nặng khi đánh bắt trên biển

Đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân bị chấn thương nặng khi đánh bắt trên biển

Chiều 11/7, lực lượng quân y đảo Song Tử Tây (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) đã kịp thời tiếp nhận và tổ chức cấp cứu cho một ngư dân bị chấn thương nghiêm trọng khi đang lao động trên biển.
Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

6 tháng đầu năm nay, lượng khách xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh rõ nét nhu cầu giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã tăng cao.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Vào lúc 17 giờ 00 phút ngày 8/7, cán bộ, chiến sĩ Trạm 535 thuộc Trung đoàn 351, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn xã Phú Trạch, tỉnh Quảng Trị đã khống chế hoàn toàn đám cháy rừng, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động