Quảng Ngãi: sở, ban, ngành chung tay bảo vệ, bảo đảm quyền con người
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Trần Hoàng Tuấn cho biết, thời gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, kinh tế - xã hội tiếp tục các bước phát triển, gắn với việc giải quyết tốt các vấn để an sinh xã hội, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao, nhất là vùng sâu, vùng xa vùng dân tộc thiểu số, các nhóm người dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em.
Cụ thể, năm 2023, tăng thêm 10.000 người lao động của tỉnh có việc làm, giải quyết hơn 3.200 trường hợp hưởng chế độ trợ cấp chính sách cho người có công theo quy định; thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách trợ giúp xã hội cho 86.000 trường hợp; vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với tổng kinh phí là 17 tỷ đồng để hỗ trợ cho hơn 25.000 lượt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi. |
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế, khó khăn nhất định. Trong khi đó, các thế lực thù địch, phản động, chống đối triệt để lợi dụng các sự kiện, vụ việc nhạy cảm, tình hình phức tạp về an ninh trật tự để xuyên tạc sai sự thật, vu cáo ta vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, nhất là trên không gian mạng.
Tại hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Phó Chánh Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ khẳng định nhân quyền là công tác chung của cả hệ thống chính trị, gắn liền với cấp cơ sở do đó cần sự chung tay, phối hợp của các sở, ban, ngành trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ đề nghị Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Quảng Ngãi thời gian tới cần chủ động trong công tác tham mưu cho chính quyền các cấp triển khai các chính sách, pháp luật về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông đối nội và đối ngoại, phủ xanh thông tin tích cực về thành tựu bảo đảm quyền con người; chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, nâng cao cảnh giác, phát hiện âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền.
Đông đảo đại biểu tham dự Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền cấp cơ sở năm 2024 tại Quảng Ngãi ngày 26/4. |
Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền đã quán triệt những vấn đề mới, liên quan tới công tác bảo đảm quyền con người để cán bộ, đảng viên nắm bắt và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn công tác. Các đại biểu đã nghe các báo cáo viên trình bày hai chuyên đề gồm: Công tác nhân quyền trong tình hình mới và Quyền và giới hạn quyền trên không gian mạng; Công tác phòng ngừa âm mưu, hoạt động lợi dụng tổ chức người lao động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Các đại biểu đã nghe báo cáo viên trình bày hai chuyên đề tại Hội nghị. |
Phát biểu bế mạc Hội nghị, ông Võ Văn Dương - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Quảng Ngãi khẳng định: Hội nghị là cơ hội quý báu để đội ngũ cán bộ làm công tác bảo đảm quyền con người nâng cao kiến thức cũng như trang bị các kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền để chống phá ta trên địa bàn tỉnh. Hội nghị cũng tạo diễn đàn chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn công tác, giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác nhân quyền, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng Trung ương và địa phương trong công tác bảo đảm, bảo vệ và đấu tranh bảo vệ quyền con người.
Bắc Giang: nâng cao hiệu quả công tác nhân quyền ngay từ cấp cơ sở Ngày 10/4, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024. |
Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người Chiều 15/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế công bố Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. |