Plan khảo sát độ an toàn tại các nhà chờ, điểm dừng đỗ xe buýt tại Hà Nội
Cô gái Anh mở tiệm bánh mì Việt trên xe buýt hai tầng Plan: Giúp 800 học sinh làm thủ lĩnh của sự thay đổi TP.HCM: Phát hành mẫu thẻ đi xe buýt miễn phí mới |
Thành viên Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi của Trường Đại học Giao thông Vận tải khảo sát tại một điểm chờ xe buýt. Ảnh: Plan |
Trong khuôn khổ dự án “Thành phố An toàn và Thân thiện với em gái”, từ ngày 5/5, các bạn thành viên Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi (COC) của trường Đại học Giao thông Vận tải đã thực hiện hoạt động khảo sát đánh giá mức độ an toàn thân thiện của 80 nhà chờ/điểm trung chuyển/điểm dừng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội, sử dụng 7 tiêu chí An toàn cho em gái ở nơi công cộng.
(1) Thấy và được nhìn thấy;
(2) Nghe và được nghe thấy;
(3) Khả năng chạy trốn và tìm kiếm sự giúp đỡ;
(4) Môi trường trong sạch và thân thiện
(5) Biết mình đang ở đâu và sẽ đi đến đâu;
(6) Sự hiện diện và thân thiện của những người xung quanh;
(7) Khả năng tiếp cận khu vực nhà chờ, điểm dừng đỗ.
Thành viên Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi của Trường Đại học Giao thông Vận tải khảo sát tại một điểm chờ xe buýt. Ảnh: Plan |
Hoạt động nhằm xác định những yếu tố an toàn và không an toàn tại các điểm dừng đỗ, nhà chờ xe buýt, từ đó đưa ra các đề xuất, sáng kiến cho các cơ quan ban ngành chức năng nhằm cải thiện tình hình.
Đây cũng là cơ sở để Tổ chức Plan và Trường Đại học Giao thông vận tải xây dựng và vận động cho việc áp dụng các tiêu chí an toàn cho nhà chờ xe buýt tại địa bàn thành phố Hà Nội, giúp cho các bạn gái và tất cả mọi người được cảm thấy an toàn ở những nơi này.
Các phát hiện và khuyến nghị của các bạn sẽ được chia sẻ đến các cơ quan chức năng vào cuối tháng 6/2019.
Một chiếc xe buýt mang thông điệp "An toàn cho em gái = An toàn cho mọi người". |
Tổ chức Plan International Việt Nam và các đối tác đã dành kinh phí 17,32 tỷ đồng để triển khai mô hình “TP an toàn cho trẻ em gái” tại TP Hà Nội. Mô hình được thiết kế để đáp ứng với các thách thức ngày càng gia tăng của vấn đề đô thị hóa thông qua việc trao quyền cho các em gái, đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan để xây dựng các cộng đồng trở nên an toàn và thân thiện hơn.
Đặc biệt, trước thực tế nhiều trẻ em gái bị quấy rối trên xe buýt, tổ chức Plan đã phối hợp với nhiều đơn vị thực hiện tập huấn cho lái xe, phụ xe buýt về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em gái ở cộng đồng, đặc biệt là trên xe buýt.
Sau 4 năm triển khai, kết quả khảo sát nhanh do Tổ chức Plan International tiến hành vào tháng 6/2018 cho thấy: dự án đã giảm được tỉ lệ trẻ em gái bị quấy rối tình dục từ 31% năm 2014 xuống còn 19% năm 2018. Thêm vào đó, số người cho rằng số trẻ em bị quấy rối tình dục trên xe buýt không phải là việc của họ cũng giảm mạnh, từ 20% năm 2014 xuống còn 9% năm 2018 ở cả nam và nữ.
Đặc biệt, nhận thức của một bộ phận lái xe, phụ xe buýt đã được thay đổi. Hầu hết đều cam kết thúc đẩy an toàn của trẻ em gái ở cộng đồng đô thị. Có 58% lái xe phụ xe tham gia khảo sát năm 2018 cho biết họ đã cảnh báo nguy cơ bị xâm hại, quấy rối tình dục tại nơi công cộng cho hành khách./.
Xem thêm
Plan giúp nữ giới theo đuổi nghề Công nghệ thông tin TĐO - “Công nghệ thông tin không phải nghề chỉ dành cho các bạn nam. Các bạn nữ chỉ cần mạnh dạn theo đuổi ước ... |
Plan khởi động cho chiến dịch 247 ngày hành động vì bình đẳng giới Hưởng ứng chiến dịch 'Girls Get Equal' của tổ chức Plan International toàn cầu, Plan International Việt Nam phát động HÀNH TRÌNH 247 - VÌ ... |
Cycle4Plan: Đạp xe gây quỹ vì quyền trẻ em gái Chuyến đạp xe Cycle4Plan lần thứ 7 của tổ chức Plan International đã gây quỹ được 50.000 EUR (tương đương 57.280 USD) cho các hoạt ... |